Nạn tảo hôn ở các huyện miền núi tỉnh Phú Yên trong thời gian dài đã lắng xuống. Nhưng gần đây, tình trạng này đang có chiều hướng gia tăng trở lại. Và điều đáng nói, là cô dâu, chú rể nhí cưới nhau không hoàn toàn do hủ tục, hay bị ép buộc, mà do họ… tự nguyện.
Thời gian gần đây, tại khu vực miền Bắc và Bắc Trung bộ xuất hiện bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tỷ lệ tử vong rất cao, đó là bệnh Whitmore. Vì vậy người dân cần hết sức cảnh giác.
Ở nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa, khi bị tai nạn, bị thương tích, người dân thường tự chữa bằng các loại lá chưa rõ tác dụng mà không đến cơ sở y tế. Rất nhiều trường hợp đã chịu hậu quả nặng nề vì điều này.
Thời gian qua, Bộ Y tế đã xây dựng và từng bước hình thành hành lang pháp lý về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quy trình khám chữa bệnh (KCB). Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTN vào KCB vẫn còn rất nhiều thách thức.
Nhiều huyện, xã ở vùng sâu Tây Nguyên đang đối diện với nguy cơ bùng phát bệnh sốt rét. Đặc biệt, ở các khu vực rừng sâu, thói quen ở rẫy không mắc màn đã làm nhiều người phải nhập viện, sức khỏe diễn biến xấu vì sốt rét ác tính.
Cắt lể là phương pháp chữa bệnh dân gian, rất đông người lớn lẫn trẻ em ở khu vực Nam Trung bộ lựa chọn. Tuy nhiên, do kỹ thuật không đảm bảo, dụng cụ cắt lể không được tiệt trùng cẩn thận nên nhiều người đã nhập viện, nguy kịch.
Còn gần nửa tháng nữa mới đến Tết Trung thu, nhưng thị trường bánh kẹo, nước giải khát, đặc biệt là bánh Trung thu đã rất sôi động ở nhiều địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các sản phẩm bánh, kẹo bị làm giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tăng cao...
Là người đầu tiên ở Việt Nam mắc phải căn bệnh kỳ lạ “người cây”, hơn 40 năm qua, anh Nguyễn Văn Sơn (SN 1971) ở xóm Tân Sơn, xã Gia Thủy, huyện Nho Quan (Ninh Bình) chịu bao đau đớn về thể xác lẫn tinh thần khi đôi bàn tay và bàn chân anh lúc nào cũng sùi lên như rễ cây. Từ một cậu bé đi lại bình thường, giờ đây muốn di chuyển, anh Sơn chỉ còn cách là bò và nhờ người khác giúp đỡ.
Có dịp về thăm một số xã miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi thực sự bất ngờ trước những trạm y tế xã được đầu tư khang trang, bà con đến khám chữa bệnh rất đông. Theo báo cáo của Sở Y tế Quảng Ngãi, hiện tỉnh có 99/183 trạm y tế được trang bị máy siêu âm hiện đại và 141 trạm đã trang bị máy điện tim.
Hiện nay, ngành Y tế đang triển khai thí điểm Mô hình điểm trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình tại 26 trạm y tế (TYT) xã, phường thuộc 8 tỉnh, thành phố trên cả nước. Nguyên lý y học gia đình là chăm sóc toàn diện liên tục, phối hợp và lấy bệnh nhân làm trung tâm, hướng tới dự phòng cho cộng đồng, gồm 6 nguyên lý cơ bản: Toàn diện, phối hợp, lồng ghép, cộng đồng, dự phòng, gia đình. Bước đầu mô hình đã cho thấy những hiệu quả tích cực.
Về vùng biên giới xứ Lạng hỏi về dòng họ Hoàng, dân tộc Tày làm nghề thuốc Nam chữa bệnh thì ai cũng biết, bởi dòng họ này đã có 8 đời làm nghề thuốc Nam, nổi tiếng nhất là bài thuốc chữa các bệnh phụ khoa. Điều đặc biệt là dòng họ Hoàng chỉ truyền nghề cho con dâu và người được truyền nghề phải thề trước bàn thờ của tổ tiên lấy chữ “đức” làm đầu.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh Khánh Hòa ghi nhận hơn 6.550 ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 1 ca tử vong, phát hiện và xử lý 336 ổ dịch. So với cùng kỳ năm 2018, số ca mắc tăng hơn 5 lần, số ổ dịch tăng gấp 8 lần. Khánh Hòa là tỉnh có số ca mắc đứng đầu khu vực miền Trung.
Trong cuộc sống hiện đại, khi người dân đang phải bận rộn với cuộc sống hằng ngày, việc đi chợ, nấu cơm gần như đã trở thành vấn đề khó khăn. Nhiều người đã lựa chọn việc mua thực phẩm trên mạng. Thế nhưng, mua hàng trực tuyến cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP)…
Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, tính đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 87 nghìn ca mắc sốt xuất huyết (SXH), so với cùng kỳ năm 2018, số ca mắc tăng 3,1 lần (năm 2018 có 28 nghìn trường hợp). Tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay đã có hơn 1.200 trường hợp mắc SXH và đang có xu hướng gia tăng (trong tuần từ 8/7-14/7 ghi nhận 205 trường hợp, tăng 27 trường hợp so với tuần trước đó).
Là bệnh viện hạng II của tỉnh, nhưng Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) chỉ có vẻn vẹn 36 bác sĩ (kể cả cán bộ quản lý). Những năm qua, công suất sử dụng giường bệnh luôn ở mức gần 200%. Thực tế này cho thấy, vai trò của y tế tuyến huyện là rất quan trọng trong việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.
Năm 2019 đánh dấu 10 năm thành lập của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và 10 năm chương trình Thầy thuốc trẻ tình nguyện, vì sức khỏe cộng đồng. Nhân dịp này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Văn Thuấn, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương về những kết quả đạt được trong công tác khám chữa bệnh ở vùng miền núi, DTTS...
Ngày 13/6, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Trần Huỳnh Đào, Trưởng khoa Gây mê hồi sức-Bệnh viện Đa khoa Trung ương TP. Cần Thơ cho biết, Bệnh viện vừa cấp cứu thành công bệnh nhân tên là Ro Ky Yah, 21 tuổi, quốc tịch Campuchia.
Đề án 1816 của Bộ Y tế đã mang đến cho đồng bào vùng cao sự chăm sóc y tế ngày càng tốt hơn.
Bác sĩ gia đình (BSGĐ) đang ngày càng trở nên phổ biến và là một giải pháp trọng tâm trong việc triển khai y tế cơ sở. Cùng với việc áp dụng nguyên lý y học, mô hình BSGĐ sẽ giúp nâng cao chất lượng và cung ứng dịch vụ tốt hơn cho người dân, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện. Chính vì vậy, ngành Y tế Hà Giang đã tích cực triển khai mô hình BSGĐ tại 33 xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Thời gian gần đây, bệnh nhân sốt xuất huyết ở Bình Định tăng đột biến. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có gần 3.000 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), bằng 80% của cả năm 2018 (3.219 ca); chiếm hơn một nửa đỉnh dịch năm 2016 (4.679 ca).