Cúng bến nước là một nghi lễ quan trọng của đồng bào Ê Đê nói chung và đồng bào Ê Đê trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên nói riêng. Đồng bào Ê Đê quan niệm rằng bến nước cũng có thần linh cư ngụ và cai quản. Do vậy, sau khi mùa màng kết thúc, trước khi bước vào vụ sản xuất mới, họ thường làm lễ cúng bến nước để tạ ơn thần linh đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, buôn làng đoàn kết… Ngoài ý nghĩa tâm linh, đây còn là biểu hiện của sự coi trọng nguồn nước - sự sống của con người.
Những dấu ấn từ năm 2021 - 2022 chắc chắn sẽ là điểm tựa cho giấc mơ chấn hưng văn hóa dân tộc trong năm 2023.
Chào Xuân 2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra Chợ phiên vùng cao với nhiều hoạt động phong phú và hấp dẫn.
Sáng 1/1/2023, trước Ngọ Môn Huế, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức khai mạc và công bố chương trình Festival Huế 2023 với chủ đề “Di sản Văn hoá với hội nhập và phát triển.”
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2023 - 2026, tầm nhìn đến năm 2035” trên địa bàn tỉnh.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa đã ban hành Công văn số 5256 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch mừng Xuân Quý Mão 2023. Theo đó, Bộ đề nghị các địa phương tăng kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội, đảm bảo vui tươi, lành mạnh, phù hợp thuần phong mỹ tục.
Ngày 29/12, UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức phục dựng Lễ cúng máng nước của đồng bào Ca Dong (nhóm địa phương thuộc dân tộc Xơ Đăng). Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Ca Dong, bởi đồng bào rất coi trọng nguồn nước, xem nước là mạch nguồn của sự sống.
Bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng Chạp hằng năm, khi những bông mận nở trắng xóa trên nương, thóc ngô đã đầy kho, là lúc đồng bào Mông ở Sơn La và nhiều tỉnh khu vực Tây Bắc lại nhộn nhịp đón Tết cổ truyền. Tết của đồng bào Mông chỉ diễn ra trong 3 ngày, nhưng trước đó cả tháng, khắp các bản trên, bản dưới ở các xã vùng cao của người Mông đã nhộn nhịp không khí đón Xuân.
Trải qua thời gian, những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều sinh sống dọc Trường Sơn ở tỉnh Quảng Bình bị mai một. Để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Bình đã phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp tập huấn cho các hạt nhân văn nghệ ở cơ sở.
Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai diễn ra tại Tp. Pleiku đã khép lại với những sự kiện quan trọng, ý nghĩa, hấp dẫn. Trong đó, hoạt động tôn vinh giá trị bản sắc văn hóa dân tộc đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng người dân và du khách.
Triển lãm góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa Việt Nam - Hàn Quốc, là nguồn năng lượng kết nối, khơi gợi nguồn cảm hứng sáng tạo cho thế hệ trẻ sinh viên Việt Nam - Hàn Quốc, được diễn ra từ ngày 27/12/2022 đến hết ngày 31/03/2023, tại Bảo tàng Hà Nội.
Với tinh thần đón "Mèo vàng" (Quý Mão), Triển lãm "Mèo du Xuân" với 100 tác phẩm từ tranh, tượng và gốm sẽ được trưng bày tại tầng 2 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm bắt đầu từ 28/12/2022 đến hết ngày 10/1/2023.
Từ nhiều năm qua, các cấp ủy, chính quyền ở huyện Yên Lập (Phú Thọ) đã dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; chung tay góp sức xây dựng đời sống vật chất, tinh thần ngày càng phát triển.
Lai Châu - vùng đất phía Tây Bắc của Tổ quốc với 20 dân tộc giàu bản sắc. Trong cuộc sống hiện đại, nhiều phong tục, tập quán đã bị mai một ít nhiều, song tục cưới hỏi của dân tộc Giáy đến nay vẫn bảo tồn được các nghi lễ truyền thống, như: Dạm ngõ, so tuổi, ăn hỏi, lễ cưới và lại mặt. Mỗi nghi lễ đều có nghi thức cử hành khác nhau, chứa đựng các giá trị về vật chất, tinh thần, tạo nên nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống của bà con nơi đây.
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), biên giới và miền núi Quảng Bình có diện tích khoảng 3.845 km2, chiếm hơn 47% diện tích toàn tỉnh và dân số hơn 45.000 người (chiếm khoảng 4,98% dân số toàn tỉnh); có 9 xã biên giới với hơn 222 km tiếp giáo với nước bạn Lào. Nhằm phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào DTTS và miền núi, Quảng Bình đã triển khai nhiều giải pháp để phát triển du lịch, tạo sinh kế cho đồng bào DTTS.
Sắc màu 54 -
Thiên An - Mỹ Dung -
09:09, 27/12/2022 Thời gian qua, ngành Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đưa văn hóa truyền thống của đồng bào Dao trở thành các sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch, đem lại hiệu quả thiết thực.
Những lớp truyền dạy văn hoá cổ truyền của các dân tộc nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá trong đời sống cộng đồng là việc làm mang lại hiệu quả thiết thực ở huyện Bảo Yên (Lào Cai). Để “kéo” được các bạn trẻ đến lớp tiếp cận với di sản văn hóa của cha ông phải kể đến vai trò của các nghệ nhân lớn tuổi - những người trực tiếp đứng lớp truyền dạy cho người trẻ.
Từ các tỉnh phía Bắc di cư vào Tây Nguyên lập nghiệp, đồng bào Mông xã Cư Kia, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông mang theo những nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc mình đến quê hương mới. Chợ phiên chính là nét văn hóa riêng của vùng núi Tây Bắc được đồng bào Mông mang đến mảnh đất Tây Nguyên.
Các nghệ nhân giữ vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Vì vậy, nếu có chính sách động viên, khích lệ phù hợp đối với đội ngũ này thì hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc sẽ được nâng cao.
Tỉnh Gia Lai hiện có 33 di tích, cụm di tích đã được xếp hạng. Đặc biệt, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc luôn được các cấp ủy, chính quyền tỉnh Gia Lai quan tâm, triern khai thực hiện hiệu quả.