Sáng 26/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ đón nhận nhãn hiệu chứng nhận Dệt thổ cẩm Kon Tum và Gạo thơm Đăk Hà.
Sắc màu 54 -
Thúy Hồng - Trương Vui -
16:56, 26/12/2022 Ngày 26/12, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” lần thứ I.
Sắc màu 54 -
Đ. Thành- L. Nhật -
14:59, 26/12/2022 Tiếp nối truyền thống của thế hệ đi trước, những nghệ nhân, những người yêu văn hoá truyền thống đã luôn nỗ lực gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các nhạc cụ truyền thống của dân tộc. Họ tích cực truyền dạy những gì họ nắm được trong di sản âm nhạc dân tộc cho con, cháu của mình, cộng đồng mình. Nhờ vậy, thanh âm của nhạc cụ truyền thống các dân tộc sẽ vang mãi theo thời gian.
Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Bru Vân Kiều, Pa Kô luôn được quan tâm và đạt được những kết quả tích cực. Theo đó, một số giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc đang được định hướng xây dựng thành sản phẩm du lịch, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển nhanh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Tối 23/12, UBND Tp. Lai Châu (tỉnh Lai Châu) đã chính thức Khai trương Phố đi bộ Hoàng Diệu, thuộc khu Trung tâm thương mại, tổ 18 phường Tân Phong, Tp. Lai Châu với nhiều sự kiện văn hóa đặc sắc. Đây là tuyến phố đi bộ đầu tiên của Tp. Lai Châu, hứa hẹn sẽ là nơi thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo Nhân dân và du khách khi đến vùng đất “nơi cuối trời Tây Bắc”.
Sắc màu 54 -
Văn Sơn - Hồng Phúc -
10:24, 24/12/2022 Chiều 23/12, tại Bảo tàng Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) phối hợp với Sở VHTT&DL, Bảo tàng tỉnh Quảng Nam và UBND huyện Đông Giang (Quảng Nam) tổ chức Trưng bày - Trình diễn di sản nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu, do những nghệ nhân dệt thổ cẩm xã Tà Lu và một số nghệ nhân các xã có di sản nghề dệt thổ cẩm trong huyện Đông Giang thực hiện.
Ngày 23/12 Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội, trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật năm 2022 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2023. Dự Hội nghị có Phó Bí thư Tỉnh ủy Y Biêr Niê; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành.
Mới đây, liên tiếp 2 bộ phim Việt: "Chị chị em em 2" (đạo diễn Vũ Ngọc Đãng), "Siêu lừa gặp siêu lầy" (đạo diễn Võ Thanh Hòa) đã có buổi họp báo công bố tham gia thị trường phim Tết Nguyên đán 2023. Trước đó, "Nhà bà Nữ" (đạo diễn Trấn Thành) cũng cho biết sẽ chiếu rạp từ mùng 1 Tết Quý Mão (tức ngày 22/1/2023).
Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam-VIFW 2022 vừa diễn ra tại Hà Nội đã khép lại một năm với nhiều sự kiện khá sôi động của ngành thời trang sau dịch Covid-19. Không ngoài xu hướng chung của thế giới, thời trang Việt cũng ngày càng chú trọng yếu tố dấu ấn văn hóa và các chất liệu thân thiện với môi trường.
Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022 diễn ra từ ngày 22 - 26/12, hơn 500 nghệ nhân đến từ các xã, phường của Tp. Pleiku (Gia Lai) đã biểu diễn cồng chiêng đường phố thu hút hàng ngàn du khách và người dân theo dõi.
Tối ngày 22/12, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (Tp. Pleiku, Gia Lai), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND Tp. Pleiku đã khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022. Đây là hoạt động thiết thực Kỷ niệm 78 năm ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2022) và chào đón năm mới Quý Mão 2023.
Sắc màu 54 -
Thiên An - Mỹ Dung -
16:42, 22/12/2022 Ngày 22/12, tại Khu di tích lịch sử Pò Hèn (xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái), UBND Tp. Móng Cái phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ công bố quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng quốc gia Khu di tích lịch sử Pò Hèn.
Vì say mê chữ viết của dân tộc mình mà ông Teo Văn Điệc - người Thái ở bản Vàng Bó, thị trấn Phong Thổ (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, mà ngày đêm vẫn miệt mài với việc dịch và biên soạn sách chữ Thái, với mong muốn chữ viết của dân tộc mình được duy trì và bảo tồn cho các thế hệ sau.
Những lớp truyền dạy cồng chiêng, múa tung tung da dá được thực hiện và duy trì thường xuyên thời gian qua, đang góp phần tích cực trong việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng dân tộc Cơ Tu gắn với phát triển du lịch cộng đồng, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân tại huyện Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên Huế).
Với lợi thế về truyền thống lịch sử, văn hóa phong phú cùng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh (Gia Lai), đang ưu tiên triển khai xây dựng và thực hiện các kế hoạch giải pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống.
"Chăm lo bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là chăm lo sự gắn kết giữa truyền thống, hiện tại và tương lai, chăm lo cái cốt lõi của bản sắc dân tộc. Các sở, ban, ngành địa phương tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể gắn với phát triển kinh tế"... Đó là quan điểm, sự nhìn nhận thống nhất của tỉnh Đắk Lắk, đã được Phó Chủ tịch tỉnh H’Yim Kdoh nhấn mạnh tại Lễ công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk mới diễn ra gần đây, khi tỉnh có thêm 2 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 21/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị Tổng kết dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” do tổ chức JBCIA (Hàn Quốc) tài trợ. Tham dự chương trình có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND và nghệ nhân 4 huyện được thụ hưởng dự án, gồm Lắk, Krông Ana, Buôn Đôn và Cư M’gar.
Già A Mơ, năm nay đã 82 tuổi, sinh sống tại làng Kon Jơ Dri, xã Đăk Rơ Wa, TP. Kon Tum là một trong số ít người giữ được nghề đan lát, một nghề đã có từ rất lâu đời, gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào DTTS ở Kon Tum. Già nói, điều mà già A Mơ luôn trăn trở, là "không có mấy đứa thanh niên biết đan lát".
Những năm gần đây, tỉnh Hòa Bình ngày càng quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của các DTTS. Lĩnh vực thể thao của các dân tộc được quan tâm đầu tư. Qua đó góp phần nâng cao đời sống tinh thần, thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch của vùng đồng bào DTTS phát triển.
Người Tày có câu “Nặm mì bó mạy mì to”, còn người Dao thường nói “Vâm mài nhuần, điảng mài con” ý là “Nước có nguồn, cây có gốc”. Cũng như đồng bào Tày, Dao, các dân tộc khác ở Tuyên Quang luôn coi trọng tổ tiên, giữ gìn bản sắc văn hóa nguồn cội.