Dù đã chuyển cư vào Đắk Nông lập nghiệp hơn 20 năm, nhưng đồng bào Tày, Nùng thôn Nam Cao, xã Đắk Sôr (Krông Nô) vẫn luôn gìn giữ, phát huy những nét văn hóa dân tộc đặc trưng, nhất là âm nhạc đàn Tính, hát Then…
Chiều 9/1/2023, tại Tp. Pleiku, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng thời, trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân ưu tú” cho 9 cá nhân của tỉnh.
Lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp là một phong tục truyền thống của người Việt Nam. Lễ cúng ông Công, ông Táo là dịp cả gia đình quây quần bên nhau cùng thể hiện tấm lòng thành tâm của mình trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc với ước muốn cầu xin những điều tốt đẹp nhất đến với cả gia đình.
Với những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người Hrê ở Ba Tơ được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
Sau hai năm dừng tổ chức Hội chữ Xuân do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, năm nay, Hội chữ Xuân Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ được tổ chức từ ngày 15/1 đến hết ngày 29/1/2023 (tức ngày 24 tháng Chạp đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng Âm lịch).
Nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật xòe Thái, ngày 8/1/2023, tại xã Mường Phăng (Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) đã tổ chức ra mắt Ban sáng lập Câu lạc bộ (CLB) bảo tồn Xòe Thái tỉnh Điện Biên.
Ngày 6/1, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động di tích quốc gia đặc biệt và triển khai kế hoạch lập hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê, trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Trong hai ngày 5-6/1, Viện Âm nhạc (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) phối hợp với Sở Văn hóa, Thông tin và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội thảo quốc tế Mo Mường và những hình thức nghi lễ tín ngưỡng tương đồng trên thế giới.
Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn gửi các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão.
Tối 5/1, TP. Cần Thơ tổ chức khai mạc “Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, Cần Thơ” lần thứ V. Đây là hoạt động quận Ninh Kiều phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ tổ chức. Ngày hội với quy mô cấp thành phố, là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch của TP. Cần Thơ năm 2023.
Chiều 5/1, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La đã tổ chức lễ trao tặng, truy tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, lần thứ 3 năm 2022 cho 10 cá nhân.
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô (Sơn Tây – Hà Nội) hội tụ không gian văn hóa đậm đà sắc màu vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam bộ, Tây Nguyên… Những năm gần đây, đến "Ngôi nhà chung" của cộng đồng 54 dân tộc anh em này, chúng ta sẽ được đắm mình trong không gian của phiên chợ vùng cao, được trải nghiệm không gian ẩm thực, được xem bà con chế biến và được thưởng thức những món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc đang sinh sống tại “ngôi nhà chung” như: xôi nếp bảy màu, gà nướng, thịt lợn, cơm lam, cá nướng...Một số hình ảnh được phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển ghi lại tại Làng.
Thời gian qua, việc Livestream bán hàng Online của các chị em HTX thổ cẩm Pà Thẻn, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, Hà Giang đã được chú trọng. Từ những buổi bán hàng như thế này, những sản phẩm thổ cẩm Pà Thẻn ngày càng đến gần hơn với khách hàng, tăng gấp 2 lần lợi nhuận so với cách bán hàng truyền thống.
Từ ngày 8/1 - 28/2/2023, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình hoạt động văn hóa Mừng Đảng - Mừng Xuân với chủ đề xuyên suốt là “Tết Việt - Tết Phố 2023”.
Ngày 4/1/2023, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội văn Học nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2022 cho các tác giả có tác phẩm xuất sắc.
Hà Giang, nơi hội tụ của 19 dân tộc, với những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo cùng nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, là nguồn tài sản quý giá để phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh tập trung triển khai nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, coi đây là nguồn lực, tài nguyên quan trọng để xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng có của mảnh đất địa đầu Tổ quốc.
Có chữ viết, người Ca Dong không chỉ lưu giữ kho tàng văn hóa vô cùng phong phú của mình bằng văn bản, mà còn chuyển tải những thành tựu khoa học của nhân loại đến với dân tộc mình một cách nhanh nhất. Người mày mò nghiên cứu từng âm tiết, âm vị sao cho phù hợp để tạo ra bộ chữ viết ấy là anh Đinh Xuân Bình, 43 tuổi, một người con Ca Dong ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi.
Khi hoa mận, hoa mơ nở khắp núi đồi Tây Bắc, những ngôi nhà gỗ của người Mông đang hồng bếp lửa, những chàng trai người Mông cùng nhau giã bánh dày, những cô gái người Mông chuẩn bị váy áo xúng xính, người trẻ dọn nhà, người già thắp hương… Tết Cổ truyền đặc sắc của người Mông trong sự đủ đầy đã góp phần tạo nên mùa Xuân tươi đẹp trên mọi miền Tổ quốc.
Trong không khí vui tươi, mừng Ðảng, mừng Xuân, mừng quê hương, đất nước đổi mới, tại thị trấn huyện Than Uyên (Lai Châu) đã diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa thu hút đông đảo người dân và du khách về trải nghiệm.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để văn hóa trở thành nền tảng tinh thần, định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, Đảng ta xác định là: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”.