Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Huế trong hành trình xây dựng “Kinh đô áo dài”

Tiêu Dao - 18:06, 24/05/2023

Áo dài là một di sản văn hóa đặc thù của Cố đô Huế từ xa xưa. Mới đây, Đề án “Huế - Kinh đô áo dài” vừa được phê duyệt kinh phí, đây được coi là động lực để xây dựng thương hiệu áo dài của Cố đô Huế.

“Huế - Kinh đô áo dài” là một đề án dài, không chỉ nhằm phục hưng một truyền thống văn hóa, một di sản mà còn góp phần thiết thực để hỗ trợ ngành Du lịch dịch vụ phát triển.
“Huế - Kinh đô áo dài” là một đề án dài, không chỉ nhằm phục hưng một truyền thống văn hóa, một di sản mà còn góp phần thiết thực để hỗ trợ ngành Du lịch dịch vụ phát triển.

Từ trong miền di sản

Áo dài là một di sản văn hóa đặc thù của Cố đô Huế, được hình thành, phát triển, tồn tại suốt hơn 300 năm qua. Trải qua chiều dài lịch sử, chiếc áo dài Huế được may thêu tinh tế bởi đôi bàn tay khéo léo của những người thợ tài ba xứ Huế đã trở thành di sản văn hóa đặc sắc, sản phẩm du lịch độc đáo của đất Cố đô. Đối với phái nữ, chiếc áo dài là trang phục tôn vinh vẻ kín đáo, dịu dàng, thanh lịch của người con gái Huế, thì áo dài nam lại mang nét trang trọng, lịch lãm, góp phần tạo nên tâm hồn, tính cách của người đàn ông.

Dưới thời nhà Nguyễn, Huế đã thực sự là Kinh đô áo dài của Việt Nam. Đối với nam giới, chiếc áo ngũ thân cùng khăn vấn đầu và quần dài màu trắng là trang phục được sử dụng phổ biến trong các nghi thức quan trọng và cả trong đời sống thường nhật. Áo ngũ thân chủ yếu có hai loại: Áo tay rộng (áo tấc) thường được sử dụng trong các nghi lễ quan trọng và áo tay hẹp (hay áo tay chẽn) được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày. Sự phân biệt về đẳng cấp, thứ bậc chủ yếu thể hiện qua chất liệu, màu sắc của vải may và mức độ cầu kỳ của các hoa văn trang trí trên áo.

Áo dài nam đã bắt đầu được khôi phục trong thời gian qua.
Áo dài nam đã bắt đầu được khôi phục trong thời gian qua.

Giữa thế kỷ XX, khi vua Bảo Đại thoái vị, kết thúc triều đại phong kiến cuối cùng của đất nước, áo dài ngũ thân của nam giới không còn xuất hiện như một thường phục phổ biến của người dân Việt Nam nữa. Áo dài nữ cũng trải qua một giai đoạn mai một khi đất nước có chiến tranh, đời sống kinh tế của người dân Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Mãi từ năm 1986 trở lại đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, áo dài Huế mới dần dần được hồi sinh với diện mạo mới, nhất là áo dài của nữ giới và gần đây là áo dài của nam giới.

Giáo sư, Tiến sĩ Triết học Thái Kim Lan (TP. Huế), người đã dành một đời cho áo dài Huế cho hay, người phụ nữ Huế thừa hưởng tính cách nhẹ nhàng, đằm thắm mang đặc trưng của vùng đất một thời là Kinh đô của đất nước. Vẻ đẹp truyền thống với những nét dịu dàng, e ấp của cô gái Huế trong tà áo dài vẫn còn nguyên vẹn và có sức lay động lòng người. Phụ nữ Huế luôn coi áo dài như một trang phục thường ngày chứ không chỉ dùng trong những dịp lễ, Tết hay sự kiện đặc biệt nào đó. Và tùy theo điều kiện kinh tế mà ai cũng có vài bộ áo dài dành cho riêng mình.

Phát huy di sản trong đời sống đương đại

Vài năm trở lại đây, Thừa Thiên Huế đẩy mạnh việc phục hưng áo dài truyền thống (bao gồm cả áo dài nam và áo dài nữ) gắn với triển khai Đề án “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”. Ngành Văn hóa với vai trò chủ đạo đã đưa áo dài vào các lễ hội văn hóa, thể thao, lễ chào cờ nơi công sở... và trong cuộc sống thường nhật. Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã trang bị áo dài cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên và đã triển khai quy định mặc đồng phục áo dài khi tham gia các lễ hội, các sinh hoạt văn hóa. Giới doanh nhân đã sử dụng áo dài trong hầu hết các diễn đàn.

 Áo dài là một di sản văn hóa đặc thù của Cố đô Huế, được hình thành, phát triển, tồn tại suốt hơn 300 năm qua.
Áo dài là một di sản văn hóa đặc thù của Cố đô Huế, được hình thành, phát triển, tồn tại suốt hơn 300 năm qua.

Tại chợ Đông Ba, ngôi chợ hơn 100 tuổi nổi tiếng nhất xứ Huế, hàng trăm tiểu thương đã cùng nhau mặc áo dài trong các ngày lễ, Tết hay trong các ngày hội do TP. Huế phát động, tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp về áo dài Huế gắn liền với ngôi chợ truyền thống.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng cơ sở dữ liệu áo dài Huế; tổ chức các sự kiện, lễ hội về áo dài; quảng bá, truyền thông về áo dài Huế; tạo lập và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Huế - Kinh đô áo dài”… cũng đang được đẩy mạnh.

Ngành Giáo dục sau khi phổ biến áo dài nữ ở chốn học đường khối trung học phổ thông đã tiếp tục thử nghiệm đưa áo dài nam vào trong các hoạt động quan trọng. Một số trường học đã trang bị hoặc thuê, mượn áo ngũ thân để thầy, cô giáo và học sinh mặc trong các buổi đi tham quan, dã ngoại tại bảo tàng, di tích và các lễ hội do nhà trường tổ chức.

Xây dựng Huế thành “Kinh đô áo dài” là điều vô cùng cần thiết để phát huy di sản áo dài vào nghệ thuật trình diễn, phục vụ đời sống, kinh doanh áo dài, khai thác du lịch... Tuy nhiên, để Huế trở thành “Kinh đô áo dài” thì cần xây dựng Huế trở thành trung tâm may áo dài của cả nước. Huế cần có nhiều hơn các cơ sở kinh doanh đáp ứng được nhu cầu may áo dài, mua sắm áo dài của du khách.

Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Huế - Kinh đô áo dài” là một đề án dài hơi, không chỉ nhằm phục hưng một di sản của Cố đô Huế mà còn góp phần thiết thực để hỗ trợ ngành Du lịch dịch vụ phát triển. Tỉnh hướng đến mục tiêu đưa áo dài trở thành Di sản quốc gia, đồng thời xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh di sản áo dài. Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động để giới thiệu một cách đầy đủ và toàn diện nhất về văn hóa áo dài; có chính sách hỗ trợ phát triển áo dài Huế. Phấn đấu đến năm 2030 sẽ hình thành bảo tàng, trung tâm trưng bày, trình diễn, may đo áo dài phục vụ khách du lịch; Tổng kinh phí của Đề án này là 535,5 tỷ đồng. Trong đó, xã hội hóa 524,4 tỷ đồng và 11,1 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam: Nơi giao thoa văn hóa các dân tộc vùng Tây Nam Bộ

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam: Nơi giao thoa văn hóa các dân tộc vùng Tây Nam Bộ

Đã thành thông lệ, vào tháng 4 (Âm lịch) hằng năm, Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (Tp. Châu Đốc, tỉnh An Giang) trở thành điểm hẹn trẩy hội của hàng triệu du khách thập phương. Đây là lễ hội truyền thống được giữ gìn, thực hành qua nhiều thế hệ, thể hiện bản sắc và sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa.
Tin nổi bật trang chủ
Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Bình Định

Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Bình Định

Người có uy tín - Mắn On - 21:30, 09/06/2023
Chiều 9/6, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), được sự ủy quyền của Lãnh đạo Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số Lưu Xuân Thủy đã chủ trì tiếp và gặp mặt Đoàn đại biểu gồm 27 Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bình Định.
Hòa Bình: Phát huy hiệu quả các chính sách dân tộc

Hòa Bình: Phát huy hiệu quả các chính sách dân tộc

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 21:24, 09/06/2023
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được triển khai đồng bộ, hiệu quả, góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trên các mặt kinh tế - xã hội (KT-XH). Đồng bào các DTTS tỉnh Hòa Bình cùng với Nhân dân trong toàn tỉnh đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển.
Tin trong ngày - 9/6/2023

Tin trong ngày - 9/6/2023

Media - BDT - 20:00, 09/06/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Tiếp tục Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận tại tổ dự án Luật Đất đai (sửa đổi); Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc lần thứ 41, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Slovakia chính thức công nhận cộng đồng người gốc Việt Nam là dân tộc thiểu số; 1.000 nghệ sĩ thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc... cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ninh: Người dân vùng cao lo lắng khi

Quảng Ninh: Người dân vùng cao lo lắng khi "con đến tuổi mà chưa được tiêm mũi vắc xin nào"

Sức khỏe - Mỹ Dung - 19:31, 09/06/2023
Trong khoảng gần tháng nay, Quảng Ninh là một trong nhiều địa phương trên cả nước thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, dẫn đến việc không ít trẻ bị nhỡ lịch tiêm. Nhiều người dân, đặc biệt là khu vực vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa đang rất lo lắng khi “con đến tuổi mà chưa được tiêm mũi nào”.
Bắc Giang: Gần 2 năm trúng đấu giá, nhưng tài sản không được bàn giao theo quy định của pháp luật

Bắc Giang: Gần 2 năm trúng đấu giá, nhưng tài sản không được bàn giao theo quy định của pháp luật

Pháp luật - Nguyễn Kiều - 19:10, 09/06/2023
Đã gần 2 năm trôi qua, kể từ ngày trúng đấu giá và hoàn tất các thủ tục Hợp đồng mua bán tài sản, thế nhưng anh Nguyễn Nhật Quang, thôn Làng Thị, xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang - người trúng đấu giá vẫn chưa được đơn vị có tài sản đấu giá, là Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tân Yên, bàn giao tài sản.
Dân tộc Phù Lá

Dân tộc Phù Lá

Phù Lá là dân tộc rất ít người, sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cần quy định cụ thể phương pháp xác định giá đất trong Luật Đất đai

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cần quy định cụ thể phương pháp xác định giá đất trong Luật Đất đai

Thời sự - PV - 19:01, 09/06/2023
Nhấn mạnh định giá đất là vấn đề khó nhất trong tài chính đất đai, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Luật Đất đai phải quy định cụ thể về nguyên tắc xác định giá đất cũng như phương pháp xác định giá đất để Quốc hội thảo luận và cho ý kiến.
Dân tộc Phù Lá

Dân tộc Phù Lá

Media - Hồng Phúc - Đặng Việt Hùng - 19:00, 09/06/2023
Phù Lá là dân tộc rất ít người, sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên.
Xây dựng nông thôn mới ở vùng cao, khi người dân đồng thuận

Xây dựng nông thôn mới ở vùng cao, khi người dân đồng thuận

Media - Trọng Bảo - 18:52, 09/06/2023
Bảo Thắng là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Lào Cai. Với phương châm xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, hiện nay, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã đang tập trung duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự đồng thuận của người dân, thì đây chính là động lực để địa phương tiếp tục phấn đấu.
Tháo nút thắt trong giải ngân vốn đầu tư công

Tháo nút thắt trong giải ngân vốn đầu tư công

Media - Trọng Bảo - 18:48, 09/06/2023
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đang là vẫn đề nóng đối với các địa phương trong cả nước. Bằng nhiều giải pháp, cách làm, tỉnh miền núi Lào Cai đã và đang đạt được những kết quả đáng khích lệ trong giải ngân nguồn vốn này. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cũng còn những vướng mắc nhất định, đòi hỏi sớm được tháo gỡ để đạt mục tiêu đề ra.
Bình Định: Tập huấn công tác bảo tồn văn hóa, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Bình Định: Tập huấn công tác bảo tồn văn hóa, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Công tác Dân tộc - L.Phương - 18:00, 09/06/2023
Ngày 9/6, tại xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định), Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Bình Định đã tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho 60 học viên là công chức văn hóa xã, Trưởng thôn, làng, Người có uy tín, đồng bào dân tộc Ba Na (nhóm Ba Na Kriêm) ở địa phương.