Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cần cẩn trọng trong việc khai thác chất liệu văn hóa các DTTS

Vy Nguyễn Thái Ninh - 20:34, 30/05/2023

Trong những năm gần đây, các giá trị truyền thống, văn hóa của cộng đồng các dân DTTS ở nước ta ngày càng được quan tâm, khai thác và phát huy trong nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ của Internet và mạng xã hội. Tuy nhiên, việc thiếu cẩn trọng trong nghiên cứu các chất liệu thuộc về giá trị truyền thống, văn hóa của cộng đồng các DTTS đã khiến nhiều tổ chức và cá nhân rơi vào những tranh cãi không đáng có.

Sau khi “Thực hành Then” được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên đã mời các nghệ nhân đến biểu diễn và tổ chức hội thảo khoa học. (Ảnh: Thái Nguyên)
Sau khi “Thực hành Then” được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên đã mời các nghệ nhân đến biểu diễn và tổ chức hội thảo khoa học. (Ảnh: Thái Nguyên)

Khai thác nhưng chưa thực sự phát huy

Là nơi tiếp nhận và truyền tải của nhiều luồng văn hóa, là nơi giao thương, qua lại của nhiều cư dân, Việt Nam là khu vực “gặp gỡ” của hai nền văn minh cổ đại là Trung Hoa và Ấn Độ. Với những thuận lợi về giao lưu và tiếp biến văn hóa, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc với hàng trăm tên gọi thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau. Tính đa dạng thể hiện rõ nét ở sự chênh lệch về số dân, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật hay thậm chí ở cả lối sống và phương thức canh tác… Có những dân tộc thường lựa chọn sống ở những nơi đồng bằng, đất đai phì nhiêu, tươi tốt, ngược lại, cũng có những dân tộc sống du canh, du cư trên triền núi cao, ở những cánh rừng hẻo lánh, dân cư thưa thớt hoặc lênh đênh trên sông nước…

Với một quốc gia đa văn hóa như Việt Nam, làm sao để giải quyết một cách hài hòa những khác biệt về tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, văn hóa, lối sống của cộng đồng các dân tộc trong một quốc gia thống nhất trong đa dạng luôn là một vấn đề nan giải không chỉ ở mặt thực tiễn mà còn cả về mặt lý luận.

Những năm gần đây, ngày càng nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân bắt đầu quan tâm nghiên cứu và tìm về các giá trị truyền thống, đặc biệt, họ khai thác và ứng dụng các chất liệu, giá trị, bản sắc văn hóa đặc trưng của các DTTS vào những sản phẩm của mình bằng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau. Vấn đề đáng quan tâm là làm thế nào để thực sự phát huy được các yếu tố thuộc về giá trị truyền thống, văn hóa các DTTS, được cộng đồng các DTTS đồng thuận và đón nhận lại là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết.

Vào khoảng 2 năm gần đây, họa tiết, hoa văn trên các chất liệu thổ cẩm của nhiều dân tộc thiểu số là một mảnh đất tiềm năng để những cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp vay mượn ý tưởng. Tuy nhiên, sự thiếu cẩn trọng và đơn giản trong khâu nghiên cứu tạo mẫu đã khiến cho cộng đồng DTTS có những băn khoăn, lo lắng, không đồng tình bởi liên quan đến bản sắc văn hóa của chính dân tộc mình. Những cụm từ như “hoa văn thổ cẩm Tây Nguyên” không còn xa lạ gì với nhiều người, song, tính đến tháng 11/2022, toàn vùng Tây Nguyên có 53 dân tộc đang sinh sống, trong đó có 52 DTTS với khoảng hơn 2 triệu người, chiếm 37,65% dân số.

Như vậy, khái niệm “thổ cẩm Tây Nguyên” đang nói đến DTTS nào? Mỗi dân tộc lại có những nét khác biệt nhất định trong phong tục tập quán, lối sống, ẩm thực... và thời trang. Một số dân tộc sinh sống trên cùng một vùng đất có thể bị ảnh hưởng bởi những nét văn hóa bên ngoài, tuy nhiên, họ vẫn luôn gìn giữ và bảo tồn những đặc trưng văn hóa của dân tộc mình.

Những năm gần đây, dấu ấn của văn hóa các DTTS đang xuất hiện ngày càng nhiều, song, sự hiểu biết thiếu sâu sắc của nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đã khiến những nét văn hóa này bị sai lệch, biến dạng và mất đi tính nguyên bản của nó.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Thái ở Việt Nam là dân tộc có số dân đứng thứ 3. Đây cũng là dân tộc có độ nhận diện cao nhờ việc có mặt ở cả 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong văn hóa của người Thái đen, chiếc khăn Piêu là kết tinh văn hóa phi vật thể, những hoa văn tinh tế trên đó được đúc kết từ cuộc sống lao động, sản xuất và đấu tranh sinh tồn hàng trăm năm, được từ đời này truyền sang đời khác.

Cùng là chiếc khăn Piêu được đính kết, thêu thủ công cầu kỳ với những ý nghĩa của tình cảm, tình yêu đôi lứa sâu sắc, bài hát “Chiếc khăn Piêu” của nhạc sĩ Doãn Nho là một trong số những tác phẩm có chất liệu dân ca được yêu thích nhất. Trong khi đó, hình ảnh một số bạn trẻ sử dụng chiếc khăn này để “cách điệu thay cho chiếc khố” của người đàn ông ở một số vùng DTTS khi biểu diễn đã gây bức xúc dư luận xã hội, nhất là những người hiểu biết về nguồn cội và ý nghĩa của chiếc khăn Piêu.

Hoa văn chân chó của thổ cẩm người Chăm từng khiến hãng giày Biti’s nhận về nhiều ý kiến trái chiều. (Ảnh: Biti’s Hunter)
Hoa văn chân chó của thổ cẩm người Chăm từng khiến hãng giày Biti’s nhận về nhiều ý kiến trái chiều. (Ảnh: Biti’s Hunter)

Khai thác và phát huy nét đẹp văn hóa của các DTTS

Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc cũng như hơn 90 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, vấn đề giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và giải quyết một cách đúng đắn. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS trong thời gian qua đã được quan tâm tổ chức triển khai thực hiện thông qua các chương trình, chính sách bằng các hình thức linh hoạt, phù hợp với đặc điểm vùng miền.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS luôn được quan tâm. Thiết chế văn hóa cơ sở được tăng cường, các trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, cấp thôn và tương đương đang được đầu tư xây dựng. Sau 2 đợt xét tặng (năm 2015 và 2019) đã có 559 nghệ nhân là người DTTS được Chủ tịch Nước phong tặng/truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước là 24 Nghệ nhân nhân dân và 535 Nghệ nhân ưu tú...

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội di sản văn hóa các DTTS... được quan tâm bảo tồn, phát huy và ngày càng phát triển, đã có 35 làng, bản, buôn của 26 DTTS, 80 lễ hội truyền thống tiêu biểu DTTS được bố trí bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Định kỳ tổ chức gặp mặt già làng, trưởng thôn bản, nghệ nhân, Người có uy tín... Một số hủ tục, mê tín dị đoan từng bước được hạn chế, loại bỏ. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới đã xây dựng được môi trường văn hóa lành mạnh, đa dạng, phong phú, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các DTTS, gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Việc gìn giữ tiếng nói, chữ viết của đồng bào các DTTS được thực hiện thông qua các hình thức tổ chức ngày hội, giao lưu văn hóa cấp vùng, miền, khu vực, từng dân tộc và các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể; các thư viện địa phương đã có bộ tài liệu phù hợp với đặc điểm dân cư, phong tục tập quán của các dân tộc trên địa bàn; các xuất bản ấn phẩm phục vụ trẻ em DTTS được khuyến khích, hỗ trợ đầu tư; tủ sách cho các thư viện công cộng và các tủ sách văn hóa dân tộc ở cơ sở được tăng cường các xuất bản phẩm song ngữ bằng tiếng dân tộc - tiếng phổ thông.

Bên cạnh đó, một số ngôn ngữ DTTS đang triển khai dạy thực nghiệm tại 16 tỉnh/thành phố, gồm các tiếng: Hoa, Chăm, Thái, Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Cô, Bru Vân Kiều, Xtiêng... với quy mô dạy thực nghiệm ở hàng trăm trường và hàng chục nghìn học sinh học tiếng DTTS. Nhiều địa phương dự kiến sau khi kết thúc hoạt động thực nghiệm, sẽ đưa vào dạy học chính thức trong nhà trường.

Việc phối hợp với các cơ quan truyền thông phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc trên các sóng quốc gia và dùng các bộ chữ viết của các DTTS giảng, dạy trong các trường học trong thời gian qua tiếp tục được thực hiện đã tạo điều kiện thuận lợi để con em các DTTS tiếp cận các thông tin nhanh nhất về phát triển kinh tế, an sinh xã hội và quyền con người. Góp phần bảo đảm và thực hiện quyền văn hóa của trẻ em một cách đồng bộ, toàn diện có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương.

Hoa văn chân chó của thổ cẩm người Chăm
Hoa văn chân chó của thổ cẩm người Chăm

Hiện cả nước có Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam 63 Đài phát thanh, truyền hình địa phương, cùng với hàng trăm báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử đã triển khai tuyên truyền sâu rộng, có hiệu quả về công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Hoạt động hiệu quả của các cơ quan truyền thông, báo chí đã góp phần phổ biến bản sắc văn hóa độc đáo của các DTTS đến nhân dân cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. Việc hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông hiện đại và cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet công ích đến với người dân, hỗ trợ đầu thu kỹ thuật số cho các hộ nghèo, cận nghèo... đã góp phần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền vận động và nâng cao mức thụ hưởng văn hóa cho đồng bào DTTS.

Với một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa như Việt Nam, việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy văn hóa các dân tộc luôn cần được chú ý; Nhà nước đã có nhiều chính sách để các DTTS đạt được tiếng nói và bảo vệ văn hóa của mình. Tuy nhiên, với sự giao lưu và tiếp biến văn hóa không thể đảo ngược và không giới hạn như hiện nay, bản sắc văn hóa của các DTTS đang dần bị mai một, xuất hiện sự lai căng, biến tướng, ý tưởng và sự thể hiện thiếu lành mạnh, tác động rất nhanh và gây nhiều bất lợi trong nhận thức và hành động của giới trẻ.

Để giảm thiểu tình trạng này, nhiều chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thời gian qua đã được đề ra, với những giải pháp lớn, mang tính đột phá để phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam, trong đó bản sắc văn hóa các DTTS có tính cốt lõi và là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Trong thời kỳ của truyền thông số phát triển mạnh mẽ, dưới sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, mỗi nhà nghiên cứu văn hóa, các cá nhân tiêu biểu và tổ chức, doanh nghiệp ngày càng giữ vị trí, vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, khai thác và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS. Khi khai thác các chất liệu này, cần nghiên cứu kỹ nguồn gốc, ý nghĩa của những yếu tố văn hóa như phong tục tập quán, ẩm thực, kiến trúc, thời trang, tôn giáo… để đưa ra được các thông tin chính xác về giá trị truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc đã truyền cảm hứng cho các sản phẩm của mình, tránh gộp chung hoặc hiểu không đúng, không trọn vẹn bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

Khi sử dụng các chất liệu và yếu tố văn hóa thuộc về các DTTS, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân nên coi trọng khâu thu thập thông tin, tham vấn ý kiến của cộng đồng DTTS có liên quan. Việc lấy cảm hứng và cách tân giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa các dân tộc, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp cần bảo đảm sự cải biên này sẽ không vi phạm vào không gian văn hóa của các cộng đồng hay tạo ra ấn tượng sai lệch về dân tộc ấy trong mắt công chúng.

Với những nhà nghiên cứu văn hóa và các cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng DTTS, điều quan trọng nhất hiện nay là không ngừng nâng cao nhận thức, ngày càng làm sâu sắc hơn vị thế, văn hóa và nguồn cội của dân tộc mình; qua đó để trao truyền kiến thức, lan tỏa thông điệp, bản sắc văn hóa của các DTTS đến với công chúng một cách dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu và các cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng DTTS cần chú ý, quan tâm tới những sự kiện, sản phẩm có liên quan đến văn hóa dân tộc thiểu số để kịp thời đưa ra các ý kiến, quan điểm, thông tin đính chính và phản biện xã hội… để bảo tồn và gìn giữ, tránh gây ra những hiểu lầm, sai lệch không đáng có.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 2 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Về Khánh Sơn đắm say với thanh âm đàn đá

Về Khánh Sơn đắm say với thanh âm đàn đá

Sắc màu 54 - T.Nhân - 3 giờ trước
Đàn đá là nhạc cụ độc đáo có từ lâu đời của đồng bào DTTS huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa). Mới đây, bộ đàn đá Khánh Sơn đã được công nhận là bảo vật Quốc gia tạo ra niềm vui lớn cho cộng đồng người Raglai. Tỉnh Khánh Hoà đang lên kế hoạch đưa du lịch văn hóa trở thành một trong các sản phẩm chủ đạo thu hút du khách trong nước, quốc tế.
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 3 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 3 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 3 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 3 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 3 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.