Thời gian qua, nhiều địa phương của huyện Gio Linh, Quảng Trị đã chủ động chuyển đổi cây trồng để ứng phó với biến đổi khí hậu. Một trong những cây trồng được ưu tiên đó là cây nghệ vàng. Đây là loại cây đã giúp người dân các xã miền núi thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Được biết đến là một trong những thương hiệu phân bón có uy tín nhất trong ngành phân bón Việt Nam, các sản phẩm phân bón của Lâm Thao đã và đang khẳng định chất lượng khi đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Bên cạnh công tác đầu tư nghiên cứu sản xuất sản phẩm phân bón có chất lượng cao phục vụ bà con nông dân, Công ty còn dành sự quan tâm đặc biệt đến cán bộ công nhân viên để họ yên tâm công tác, cống hiến khi dành nguồn lực đầu tư mạnh cho hoạt động khuyến học.
Ở Tây Ninh, có tới 70% người dân sống bằng nghề làm nông nghiệp. Tuy nhiên, sản phẩm từ những cây trồng lâu nay như: mía, mì hay cao su, giá cả bấp bênh, không mang lại hiệu quả kinh tế như kỳ vọng. Vì vậy, từ năm 2017, tỉnh Tây Ninh đã tập trung để triển khai chương trình nông nghiệp công nghệ cao, gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, giúp cho nông dân trong tỉnh nâng cao chất lượng nông sản, tăng giá trị thu nhập.
Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan, nhưng nhìn chung sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn manh mún, quy mô nhỏ; tình trạng nông sản nơi thừa vẫn thừa, nơi thiếu vẫn thiếu xuất hiện khá phổ biến. Đặc biệt ở các tỉnh miền núi, hầu hết người nông dân vẫn làm kinh tế tự phát, còn chính quyền địa phương thì loay hoay giải bài toán “trồng cây gì, nuôi con gì”.
Ngày 14/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương tổ chức Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ III với chủ đề "Khơi nguồn nông sản Việt". Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ dự và phát biểu tại Diễn đàn.
Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi, nghiên cứu ứng dụng khoa học-kỹ thuật và thực hiện liên kết trong sản xuất nông nghiệp mà mỗi năm, nông dân Thiều Văn Hải, dân tộc Hoa, ngụ tại ấp Trường Thắng, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đã thu về tiền tỷ từ cây lúa.
Câu chuyện về một người nông dân chế tạo thành công máy bừa điều khiển từ xa khiến nhiều người ở Yên Bái vô cùng ngưỡng mộ. Nhà sáng chế “chân đất” ấy là anh Hà Văn Hồng ở thôn 12, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái).
Từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân (QHTND) của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, nhiều nông dân ở vùng ĐBSCL đã tiếp cận được nguồn vốn, huy động thêm các nguồn lực trong phát triển kinh tế, triển khai những kế hoạch ấp ủ mà lâu nay thiếu vốn... nhờ đó, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Hiện nay, bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào vụ thu hoạch bơ booth (bơ muộn). Khác với những năm trước, năm nay loại bơ này đang đối diện với tình trạng mất mùa và đặc biệt là giá thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long đang lên rất nhanh, trong khi nhiều nơi cây lúa vẫn chưa đến thời điểm thu hoạch, nhiều địa phương chưa sẵn sàng cho lũ tràn đồng. Để bảo vệ lúa Hè-Thu và Thu-Đông 2018 không bị nước lũ nhấn chìm, nông dân Kiên Giang phải tập trung gia cố đê bao, bơm rút nước ra.
Bằng khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, những người nông dân xã Hải Ba, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã vượt qua khó khăn chinh phục cánh đồng quanh năm ngập nước, kém hiệu quả để biến thành những mô hình trang trại tổng hợp cho thu nhập cao…
Quyết tâm và nghị lực vươn lên thoát nghèo, anh Hà Văn Tập ở bản Sại, xã Tam Lư, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã khiến nhiều nông dân ở địa phương thán phục. Từ một hộ nghèo của bản, anh đã kiên trì áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trở thành nông dân điển hình trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương.
Nhận thấy sản phẩm nông nghiệp sạch là nhu cầu bức thiết hiện nay, nhiều thanh niên tỉnh Đăk Lăk mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nông nghiệp sạch. Những mô hình này không chỉ cung cấp sản phẩm sạch mà đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều gia đình nông dân trẻ.
Trong những ngày gần đây, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, lợi dụng những cơn mưa lớn kéo dài liên tục nhiều thương lái trên địa bàn huyện Tân Hiệp đã tự ý bỏ cọc, hạ giá thu mua lúa xuống từ 1 ngàn đến 2 ngàn đồng/kg so với cam kết ban đầu để trục lợi.
Anh nông dân trẻ Dương Tấn Quít, dân tộc Chăm là gương điển hình trong phong trào Thi đua yêu nước ở thôn Lương Tri, xã Nhơn Sơn huyện Ninh Sơn, (Ninh Thuận). Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, anh đã nỗ lực vượt khó vươn lên làm giàu, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm, tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Hội Nông dân huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk có 9.643 hội viên sinh hoạt ở 7 hội cơ sở, trong đó có 18 chi hội. Những năm qua, Hội Nông dân huyện Krông Buk tích cực đổi mới phương thức hoạt động thi đua học tập và làm theo lời Bác như: Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo; nông dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc…
Xuất thân từ gia đình nhiều đời làm nghề nông, một nông dân ở Cần Thơ đã chế tạo thành công hệ thống tưới nước và phun phân, thuốc tự động, điều khiển bằng điện thoại di động, giúp cho việc canh tác thuận lợi, giảm cả trăm lần chi phí so với lao động chân tay. Đặc biệt, mô hình của anh còn thích ứng biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt ở nước ta.
Ngay từ lần đầu đặt chân đến vùng đất Lâm Hà (Lâm Đồng), từ hơn 15 năm trước, ấn tượng sâu sắc và thú vị nhất đối với tôi là hình ảnh những nông dân ngày cần mẫn với ruộng nương, đêm về lại miệt mài viết báo, làm thơ. Nhiều người bền bỉ với duyên viết và trở thành cộng tác viên thường xuyên của nhiều tờ báo. Có người còn tạo dựng được tên tuổi và giành nhiều giải thưởng uy tín về báo chí, thơ ca.
Những năm qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) các cấp tỉnh Lai Châu đã giúp hàng nghìn lượt hộ hội viên, nông dân trên địa bàn được vay vốn, đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo và làm giàu…
Trên 5.000 hộ dân và doanh nghiệp tại Gia Lai có nhu cầu vay vốn để tái canh cà phê, tuy nhiên chỉ 2% số này có thể tiếp cận được.