Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh Hóa: Nông dân phải làm gì khi mía liên tục rớt giá?

PV - 10:32, 12/03/2019

Trong thời gian gần đây, người trồng mía ở Thanh Hóa vô cùng lo lắng bởi cây mía liên tục rớt giá. Hiện không ít hộ đã bỏ nhiều diện tích trồng mía và loay hoay chuyển đổi cây trồng. Tuy nhiên, ý kiến của các cơ quan chuyên môn cho rằng, đây không phải là giải pháp tốt, mà cần có sự thay đổi tích cực hơn về tư duy sản xuất.

Thạch Thành là một trong những huyện có diện tích trồng mía lớn của tỉnh Thanh Hóa, với hơn 4,500ha. Tuy nhiên, từ vài năm trở lại đây, giá mía liên tục giảm sâu khiến người dân không còn mặn mà với loại cây trồng truyền thống này. Với giá thu mua mía bình quân chỉ còn từ 750 - 850 nghìn đồng/tấn như hiện nay. Tính ra, trừ chi phí, công thu hoạch, vận chuyển thì người nông dân chẳng còn lời lãi, thậm chí lỗ vốn nếu gặp thiên tai....

Giá mía giảm sâu, người nông dân chịu thiệt thòi. (Trong ảnh người dân Thạch Thành đang thu hoạch mía) Giá mía giảm sâu, người nông dân chịu thiệt thòi. (Trong ảnh người dân Thạch Thành đang thu hoạch mía)

Ông Hà Anh Đạo, dân tộc Thái ở thôn Tượng Phong, xã Thạch Tượng, cho biết: chưa bao giờ cây mía lại rớt giá thê thảm như vậy. Gần 5ha mía của gia đình ông niên vụ năm 2017-2018 được bán với giá trung bình từ 950.000 đồng/tấn, trừ chi phí có lãi trên 80 triệu đồng. “Năm nay, giá mía chỉ còn 750.000 đồng/tấn, trong khi nhiều chi phí bị tăng lên. Dù có bán hết được số mía trừ chi phí thì nguy cơ vẫn bị lỗ.

Trong thôn cũng có nhiều hộ như vậy, chúng tôi đang dự tính chặt bỏ không trồng mía và thay đổi cây trồng khác. Nhưng cũng chưa biết trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp. Chúng tôi đang trông vào sự hỗ trợ, giúp đỡ hướng dẫn của địa phương”, ông Đạo cho hay.

Bà Đỗ Thị Phiến, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành cũng nhìn nhận, giá mía vài năm trở lại đây liên tục giảm, nên nhiều hộ dân tại khu vực miền núi xứ Thanh đã không còn mặn mà với cây mía. Tuy nhiên, các gia đình đang lúng túng chưa biết chuyển đổi cây trồng gì cho hiệu quả; chưa kể nếu chuyển đổi người dân lại đối mặt với nguồn vốn đầu tư.

Thanh Hóa hiện là một trong những tỉnh có diện tích cây mía lớn, niên vụ ép 2017-2018, toàn tỉnh có khoảng hơn 25 nghìn héc ta, với năng suất bình quân đạt 59,48 tấn/ha, giá mía khoảng trên dưới 1 triệu đồng/tấn. Bước sang niên vụ ép 2018-2019, diện tích cây trồng này đã giảm xuống còn hơn 24 nghìn héc ta (giảm hơn 900ha).

Tuy nhiên, với tình trạng giá mía tiếp tục giảm, trong khi chi phí sản xuất tiếp tục tăng, các hộ trồng mía sẽ phải tạm chia tay với loại cây trồng vốn được xác định là cây trồng chủ lực về kinh tế. Việc này đồng nghĩa với việc, cuộc sống của người nông dân nơi đây sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và loay hoay với việc làm gì để sống.

Thực tế này, đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, cơ quan chuyên ngành liên quan cần tập trung, nghiên cứu sớm có giải pháp hỗ trợ nông dân trong việc tổ chức tính toán lại việc sản xuất, phát triển kinh tế phù hợp với đặc thù địa lý thổ nhưỡng, khí hậu và phong tục tập quán canh tác của đồng bào.

Trước mắt với cây mía, là cây trồng đã phù hợp với đồng đất nơi đây, thì cán bộ chuyên ngành cần tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn bà con đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào trồng mía để tăng sản lượng, chất lượng; xây dựng cánh đồng mẫu lớn đưa cơ giới hóa vào hỗ trợ trồng, chăm sóc, thu hoạch mía… nhằm giảm chi phí mang lại hiệu kinh tế cho hộ trồng mía. Chính quyền địa phương cần tiếp tục kết nối doanh nghiệp sản xuất mía đường với người trồng mía để có “tiếng nói chung” nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của đôi bên.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần vận động người dân không nên bỏ cây mía, mà chỉ giảm một phần diện tích đất, tăng gia sản xuất với các loại cây trồng, vật nuôi khác để có thêm nguồn thu cải thiện cuộc sống. Có như vậy, người nông dân mới không bị động khi đối mặt với khó khăn của thị trường, và ngành mía đường tại Thanh Hóa mới có thể phát triển bền vững.

QUỲNH TRÂM

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tăng cường kiểm soát và minh bạch hóa thông tin tài chính từ nguồn ERPA

Tăng cường kiểm soát và minh bạch hóa thông tin tài chính từ nguồn ERPA

Trong tuần qua, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đã triển khai 3 lớp tập huấn phần mềm quản lý tài chính nguồn thu từ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) cho đại diện Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng và các chủ rừng của 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đang triển khai thí điểm ERPA. Đây là phần mềm nhằm tăng cường kiểm soát và minh bạch hóa thông tin tài chính từ nguồn ERPA.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản

Thời sự - PV - 18:05, 05/12/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngày 5/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu.
Thanh Hóa: Người có uy tín huyện biên giới Quan Sơn khẳng định vai trò tiêu biểu ở cơ sở

Thanh Hóa: Người có uy tín huyện biên giới Quan Sơn khẳng định vai trò tiêu biểu ở cơ sở

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 16:22, 05/12/2024
Người có uy tín đóng vai trò quan trọng làm cầu nối giữa đồng bào DTTS và các cơ quan, góp phần thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc tại huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Họ tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vận động Nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ hủ tục tại các bản làng vùng DTTS.
Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Đầu tư phát huy hiệu quả các dự án dân sinh

Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Đầu tư phát huy hiệu quả các dự án dân sinh

Công tác Dân tộc - An Yên - 15:53, 05/12/2024
Với những nội dung đầu tư, hỗ trợ từ chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 liên quan trực tiếp đến người dân như dự án về an cư, tạo sinh kế, nâng cao dân trí, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc…sau thời gian triển khai đang mang lại những hiệu quả tích cực.
Lạng Sơn: Cơ hội quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP

Lạng Sơn: Cơ hội quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP

Trang địa phương - Minh Nhật - 14:46, 05/12/2024
Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung (Lạng Sơn 2024) là hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024 và Chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 14:40, 05/12/2024
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cho rằng, việc Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh, là minh chứng cho nền văn hóa đa dạng, lâu đời, đậm đà bản sắc của Việt Nam.
Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen

Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa 2024 . Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen . Nữ trưởng bản nơi đại ngàn Trường Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Phóng sự - Ngọc Chí - 14:38, 05/12/2024
Từ một vùng đất nghèo khó, huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay đang vươn lên mạnh mẽ. Những ngôi nhà tạm đang được thay thế bằng nhà xây kiên cố; những ngôi trường khang trang tiếp bước học sinh đến trường; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo được hỗ trợ sinh kế để vươn lên thoát nghèo; diện mạo thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày khởi sắc… Đó là kết quả từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị huyện Sa Thầy trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Hơn 50.000 lon bò húc có dấu hiệu giả nhãn hiệu chuẩn bị đưa ra thị trường tết 2025

Hơn 50.000 lon bò húc có dấu hiệu giả nhãn hiệu chuẩn bị đưa ra thị trường tết 2025

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 14:28, 05/12/2024
Lực lượng chức năng nhận định hơn 50.000 lon nước tăng lực, gần 114.000 vỏ lon... có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ.
Chư Pưh (Gia Lai): Nâng cao hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Chư Pưh (Gia Lai): Nâng cao hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Tin tức - Ngọc Thu - 14:23, 05/12/2024
Từ ngày 4 -10/12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai tổ chức 03 hội nghị tập huấn, hướng dẫn thành lập và vận hành Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” năm 2024 tại các trường Trung học cơ sở (THCS) thuộc các làng, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.
Hà Giang: Khánh thành ngôi nhà đầu tiên thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Quản Bạ

Hà Giang: Khánh thành ngôi nhà đầu tiên thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Quản Bạ

Xã hội - Hoàng Chính - 14:18, 05/12/2024
Ngày 5/12/2024, Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Quản Bạ (Hà Giang) đã tổ chức lễ khánh thành và bàn giao công trình nhà ở đầu tiên thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện.
Đổi mới tư duy, đánh thức tiềm năng đất và người Ninh Thuận

Đổi mới tư duy, đánh thức tiềm năng đất và người Ninh Thuận

Thời sự - PV - 13:25, 05/12/2024
Sáng 5/12, tại Ninh Thuận, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, nghe báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tình hình thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, quá trình triển khai đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.