Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bí quyết làm giàu của nông dân Thiều Văn Hải

PV - 10:02, 08/10/2018

Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi, nghiên cứu ứng dụng khoa học-kỹ thuật và thực hiện liên kết trong sản xuất nông nghiệp mà mỗi năm, nông dân Thiều Văn Hải, dân tộc Hoa, ngụ tại ấp Trường Thắng, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đã thu về tiền tỷ từ cây lúa.

Thiều Văn Hải Ngoài sản xuất lúa, anh Hải (người bên phải) còn tận dụng vườn trồng cây ăn trái, ao nuôi cá để gia tăng thu nhập.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật

Trước đây, người dân Việt Nam quan niệm “nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống”. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển tư duy sản xuất hiện nay, điều quan trọng nhất để thúc đẩy nền nông nghiệp mang lại hiệu quả cao, chính là yếu tố khoa học kỹ thuật.

Từ nhận thức này, nên từ ngày đầu lập nghiệp, anh nông dân người Hoa Thiều Văn Hải luôn tìm kiếm cơ hội, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, các hội thảo về cây lúa do các cấp, tổ chức hội, đoàn thể tổ chức…

Anh Hải chia sẻ: Từ kiến thức do các tổ chức chuyển giao, anh đã chắt lọc lại những ứng dụng khoa học kỹ thuật phù hợp với diện tích, đồng ruộng của mình để áp dụng. Trước tiên, anh thử nghiệm từ 1,5ha đất cha mẹ dành cho anh khi bắt đầu

khởi nghiệp.

Làm lụng vất vả để có mảnh đất nên vợ chồng anh Hải trân trọng từng mùa vụ. Ngoài ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, thì anh còn nghiên cứu đặc điểm từng giống lúa, thời tiết từng mùa vụ, giá cả thị trường… để mỗi mùa vụ gia đình anh trồng đều trúng mùa, lúa chất lượng và giá thành cao.

Khi đã nắm vững về khoa học kỹ thuật, anh mướn thêm đất canh tác. Đến năm 1995, tích cóp được một khoản tiền, anh Hải vay thêm vốn từ ngân hàng chính sách đầu tư mua thêm đất. Đến nay, tổng số đất sản xuất của gia đình anh đã có tới 6,6ha đất ruộng và hơn 1,5ha vườn. Với một số mô hình sản xuất hiệu quả như: Mô hình sinh thái (ruộng trồng lúa, bờ trồng hoa) cấy nấm vi sinh, áp dụng “1 phải 5 giảm” hoặc mô hình “3 giảm 3 tăng”… để hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí đầu vào, hạt lúa sạch đủ điều kiện xuất khẩu.

Liên kết sản xuất

Theo nông dân Thiều Văn Hải, để nâng cao giá giá trị nông sản, người dân cần phải quan tâm tới vấn đề liên kết sản xuất theo quy trình khép tín từ đầu vào đến đầu ra. Bí quyết làm giàu được từ cây lúa của anh thời gian qua, nhờ phần lớn từ sản xuất lúa giống theo hợp đồng bao tiêu với các công ty, chứ không chỉ mỗi sản xuất lúa hàng hóa. Bởi giá lúa giống cao hơn giá lúa hàng hóa từ 1.000- 1.500 đồng/kg.

“ Sản xuất lúa liên kết với công ty, người trồng lúa rất yên tâm đầu ra vì biết trước giá cả. Để giảm chi phí đầu vào, tôi tự làm lúa giống để phục vụ cho việc sản xuất của mình, bà con xung quanh thấy làm lúa trúng, xin chia lại lúa giống để trồng và ai cũng trúng mùa. Từ đó, tôi vận động bà con liên kết với nhau thành lập hợp tác xã (HTX) nông nghiệp”, anh Hải cho biết.

Theo đó, năm 2012, HTX Hải Thành được thành lập, với 20 thành viên. Anh Thiều Văn Hải được bà con tín nhiệm bầu làm Giám đốc HTX Hải Thành. Ngoài sản xuất lúa thương phẩm, anh Hải quy hoạch 4ha đất ruộng của HTX (trong đó, anh có 3ha) để sản xuất lúa giống, nhằm đảm bảo nguồn giống chất lượng, giảm được chi phí cho các xã viên và cung ứng lúa giống theo đơn hợp đồng của công ty.

Từ khi thành lập, HTX chủ động đưa công nghệ máy móc, khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, đã giúp cho xã viên tiết kiệm phân bón được khoảng 400.000 đồng/vụ/công; tiết kiệm được 50% lúa giống từ việc đưa máy sạ hàng vào phục vụ sản xuất.

Với 6,6ha đất sản xuất lúa của gia đình, nhiều năm liền, anh Hải thu về mỗi năm khoảng 500 triệu đồng (sau khi trừ chi phí, lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng). Ngoài ra, anh Hải còn tăng gia sản xuất bằng cách tận dụng các bờ bao ruộng, diện tích vườn tạp để trồng màu, nuôi gà, vịt, mỗi năm thu thêm khoảng vài chục triệu đồng.

Riêng 3 năm trở lại đây, nhờ ký hợp đồng sản xuất thêm lúa giống cho các công ty và cung ứng thuốc bảo vệ thực vật cho xã viên, mà mỗi năm, gia đình anh có thu nhập gần 2 tỷ đồng (trừ chi phí còn lợi nhuận trên 1 tỷ đồng).

Ông Trần Quốc Trung, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Thành A, cho biết: Ở địa phương, anh Thiều Văn Hải là một tấm gương nông dân DTTS tiêu biểu, cần cù chịu khó lao động, đổi mới tư duy trong liên kết sản xuất, tạo sự an toàn, hiệu quả trong làm ăn.

Những năm qua, nông dân Thiều Văn Hải nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp trong tỉnh Hậu Giang. Năm 2013, anh Thiều Văn Hải vinh dự Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; năm 2018, anh được bình chọn là một trong 63 điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc.

NHƯ TÂM

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

Bình Định: Ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

Ban Chỉ đạo về phát triển Khoa học Công nghệ, đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Đây là nền tảng quan trọng giúp người dân tiếp cận và tận dụng công nghệ trong cuộc sống, hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số; tham gia xây dựng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, công dân số.
Tin nổi bật trang chủ
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 4 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 23:56, 18/05/2025
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 18:33, 18/05/2025
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 18:29, 18/05/2025
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 18:26, 18/05/2025
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.