Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ninh Thuận: Quan tâm bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc Raglay

Ngọc Ánh - 09:44, 06/09/2024

Dân tộc Raglay là một trong số những dân tộc có lịch sử cư trú lâu đời ở vùng đất Nam Trung Bộ và cuối dãy Trường Sơn. Tại tỉnh Ninh Thuận, đồng bào Raglay sinh sống tập trung chủ yếu ở các huyện Bác Ái, Ninh Sơn và Thuận Bắc. So với dân số toàn tỉnh thì người Raglay không nhiều, nhưng đồng bào luôn có ý thức bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa truyền thống quý giá của cha ông, đặc biệt là hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể phong phú và độc đáo.

Nghệ nhân truyền dạy cách chơi nhạc cụ truyền thống cho thế hệ trẻ dân tộc Raglai tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận (Ảnh
Nghệ nhân truyền dạy cách chơi nhạc cụ truyền thống cho thế hệ trẻ dân tộc Raglay tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh NP)

Kho di sản quý giá của dân tộc

Dân tộc Raglay có bề dày lịch sử, văn hóa với các tác phẩm sử thi, truyện cổ, các làn điệu dân ca, luật tục… đã được các nhà nghiên cứu văn hóa sưu tầm, biên soạn với độ dài lên tới hàng ngàn trang. Không những vậy, đồng bào còn có một kho tàng lễ hội dân gian phong phú và độc đáo như: Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời, lễ cầu mưa, lễ xuống giống… Trong đó, một số lễ hội tiêu biểu đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, Lễ bỏ mả…

Người Raglay theo chế độ mẫu hệ, con gái cưới chồng về nhà mình với quan niệm “Chặt cây rừng về làm nhà, bắt người ta về làm người nhà mình”. Chàng rể, người chồng trở thành trụ cột trong gia đình nhà vợ nhưng quyền quyết định những công việc lớn lao vẫn thuộc về người vợ và ông cậu bên vợ. Con gái sinh ra mang họ mẹ và luôn giữ mối quan hệ huyết thống theo dòng họ mẹ suốt 7 đời. Quyền thừa kế tài sản chỉ thuộc về con gái, đặc biệt là người con gái út.

Người dân Raglai ở xã Phước Bình, huyện Bác Ái phát huy ngôi nhà sàn truyền thống của gia đình mình đề phát triển du lịch cộng đồng. Ảnh: ĐS
Đồng bào Raglay ở xã Phước Bình, huyện Bác Ái đã biết phát huy giá trị ngôi nhà sàn truyền thống của gia đình đề phát triển du lịch cộng đồng. Ảnh: ĐS

Theo truyền thống, đồng bào Raglay thường cư trú thành từng plây (buôn làng) trên khu đất cao, nơi gần nguồn nước. Mỗi plây thường gồm vài chục nóc nhà, các thành viên trong plây đều cùng chung dòng họ. Xưa kia, đồng bào Raglay ở nhà sàn dài truyền thống. Mỗi ngôi nhà là nơi sinh sống quây quần của ít nhất ba, bốn thế hệ dưới sự cai quản của chủ nhà, thường là người già, cao tuổi nhất trong gia đình, trong dòng họ. Tuy nhiên, theo thời gian cùng với sự thay đổi về văn hóa, lối sống, các gia đình hạt nhân dần tách ra khỏi nhà sàn dài để hình thành những ngôi nhà sàn đơn sơ bốn mái như hiện nay.

Giữa rừng núi cao nguyên, những ngôi nhà sàn đơn sơ, nhưng vững chãi như chính bản tính của người Raglay hiền hoà, chân chất gắn bó cuộc sống với thiên nhiên núi rừng. Và dưới những mái nhà sàn ấy, cộng đồng người Raglay vẫn giữ được nền văn hoá mang đậm bản sắc, niềm tự hào của dân tộc mình. Đó là hệ thống chữ viết của người Raglay, là những làn điệu dân ca, dân vũ, là những “bộ sưu tập” các nhạc cụ hết sức độc đáo như đàn đá, mã la (cồng chiêng), các loại đàn chế từ lồ ô (tre, nứa) như sáo talakung, kèn môi, đàn môi, kèn gadet, đàn chapi, kèn bầu sarakel, kèn bầu kupoăt… Trong đó, đàn chapi đã được nhạc sĩ Trần Tiến đưa vào tác phẩm “Giấc mơ Chapi” nổi tiếng khắp đất nước…

Các nghệ nhân xã Phước Hà, huyện Hàm Thuận Nam tái hiện nghi Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglay địa phương. Ảnh Thái Sơn Ngọc
Các nghệ nhân xã Phước Hà, huyện Hàm Thuận Nam tái hiện nghi Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglay địa phương. Ảnh Thái Sơn Ngọc

Bảo tồn, phát huy vốn quý của cha ông

Mặc dù có một kho tàng lịch sử, văn hóa, nhạc cụ đồ sộ như vậy, nhưng theo dòng chảy thời gian, một số di sản văn hóa của đồng bào Raglay đang có nguy cơ mai một. Đặc biệt là vấn đề chữ viết, hát - kể chuyện sử thi, truyện cổ hay cách chế tác, sử dụng các loại nhạc cụ... Ông Chamaléa Thơm, xã Phước Chiến (huyện Thuận Bắc) trăn trở: “Nhiều cháu thế hệ trẻ người Raglay không còn thích mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình; thanh thiếu niên không biết chế tác, sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc. Đáng lo hơn là hiện còn rất ít người Raglay biết đọc, viết chữ của dân tộc mình”…

Trước thực trạng trên, những năm gần đây, các nhà quản lý văn hóa cùng chính quyền địa phương nơi có đông đồng bào Raglay sinh sống đã có những nỗ lực nhằm bảo tồn, phục hồi những di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc Raglay. Trong đó tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, mở các lớp truyền dạy chữ viết truyền dạy sử thi, đánh mã la cho thanh thiếu niên tại các địa phương.

Đội văn nghệ xã Phước Bình, huyện Bác Ái, Ninh Thuận biểu diễn đánh Mã la.
Đội văn nghệ xã Phước Bình, huyện Bác Ái, Ninh Thuận biểu diễn đánh mã la

Điển hình như tại huyện Bác Ái, nơi có trên 28.000 người Raglay sinh sống, chiếm 84% dân số toàn huyện, chính quyền và người dân đã chú trọng xây dựng, bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc Raglay bằng các chính sách, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa. Theo đó, 100% số thôn có nhà văn hóa - thể thao, 38/38 thôn có đội mã la, văn nghệ dân gian. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ở khu dân cư trên địa bàn huyện được thực hiện đúng quy định, phù hợp với tập quán, hoàn cảnh của từng gia đình, văn hóa truyền thống của địa phương. Các lễ hội, lễ nghi truyền thống, phong tục, tập quán trong Lễ cưới truyền thống; Lễ bỏ mã, Lễ cúng ăn mừng lúa mới, lễ cúng rẫy, những nghi lễ vòng đời, Lễ báo hiếu… được đồng bào bảo tồn, gìn giữ. Bên cạnh đó, đồng bào Raglay cũng có ý thức gìn giữ, phát huy các làn điệu dân ca, dân vũ như múa giã gạo (giã bắp), múa lên rẫy, múa trỉa hạt… hệ thống truyện cổ, sử thi, câu đố, hát đối đáp cùng các loại nhạc cụ truyền thống như: mã la, khèn bầu, sáo trúc, đàn chapi…

Nghệ nhân dân tộc Raglai chế tác đàn Chapi tại Ngày hội văn hóa Raglai năm 2024
Nghệ nhân dân tộc Raglay chế tác đàn Chapi tại Ngày hội văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ 2 năm 2024

Theo lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bác Ái cho biết, hiện nay, trên địa bàn huyện có 5 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”. Trong đó có các nghệ nhân lưu giữ loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian như nghệ nhân Mai Thấm, nghệ nhân Pi Năng Thị Kính cùng ở xã Phước Thắng; nghệ nhân Ka Tơ Thị Sính ở xã Phước Tân…

Mới đây (ngày 29/8), UBND huyện Bác Ái đã tổ chức thành công Ngày hội văn hóa Raglay lần thứ 2. Sự kiện này nhằm tôn vinh và giới thiệu những giá trị độc đáo trong đời sống văn hóa của người Raglay Ninh Thuận tới bạn bè trong và ngoài nước. Tham dự Ngày hội lần này có hàng ngàn người dân địa phương, du khách và các diễn viên, nghệ nhân dân tộc Raglay đến từ các huyện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Ngày hội văn hóa Raglay diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi như: Hội thi ẩm thực truyền thống Raglay; Hội thi chế tác đàn, trưng bày, giao lưu đánh đàn chapi; Hội thi giã gạo; Hội chợ hàng Việt về miền núi, Chương trình khai mạc đêm hội Raglay... thu hút đông đảo Nhân dân địa phương và du khách đến cổ vũ.

Các địa phương ở huyện Bác Ái giới thiệu các món ăn truyền thống của đồng bào Raglai tại Ngày hội
Các địa phương ở huyện Bác Ái giới thiệu các món ăn truyền thống của đồng bào Raglay tại Ngày hội

Sôi nổi nhất là phần thi ẩm thực truyền thống Raglay, đây là dịp để đồng bào Raglay giới thiệu đến du khách những món ăn đặc sản miền "sơn cước" như: Gà đồi, cá suối nướng, thịt heo đen luộc, canh lá bép, cơm lam, bông đu đủ nộm...

Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái cho biết, Ngày hội văn hóa Raglay có ý nghĩa chính trị rất to lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc tôn vinh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Raglay.

Ngày hội còn là nơi hội tụ, tôn vinh và những giá trị độc đáo trong đời sống văn hóa của người Raglay tới bạn bè trong và ngoài nước, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Về làng Ông Hảo tìm vẻ đẹp Tết Trung thu

Về làng Ông Hảo tìm vẻ đẹp Tết Trung thu

Dạo qua những cánh đồng lúa xanh trong ánh nắng dịu của buổi sáng mùa Thu, chúng tôi có dịp tới thăm miền ký ức Tết Trung thu xưa tại làng Ông Hảo (hay làng Hảo) nằm ở xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ngôi làng đã có hơn nửa thế kỷ sản xuất ra những chiếc trống ếch, mặt nạ giấy bồi với rất nhiều công đoạn thủ công tỉ mỉ nổi danh cả nước.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao Quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao Quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Dự lễ và trao Quyết định bổ nhiệm đồng chí Hồ Đức Anh giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, tại Phủ Chủ tịch, sáng 16/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ rõ, trên cương vị công tác mới, đồng chí Hồ Đức Anh cần tiếp tục rèn luyện bản lĩnh chính trị, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân; giữ vững phẩm chất, đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, gương mẫu chấp hành và thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Biết ngôn ngữ để hiểu đời sống, tập quán đồng bào DTTS, hiệu quả thực hiện chính sách sẽ nâng cao

Biết ngôn ngữ để hiểu đời sống, tập quán đồng bào DTTS, hiệu quả thực hiện chính sách sẽ nâng cao

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 1 giờ trước
Đó là chia sẻ của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính, tại buổi khai giảng lớp đào tạo tiếng DTTS (tiếng Ê Đê) cho cán bộ công chức, viên chức cấp xã vùng DTTS trên địa bàn huyện Krông Pắc, ngày 15/9.
Dũng cảm vượt lên gian nguy, hết mình vì dòng điện sáng

Dũng cảm vượt lên gian nguy, hết mình vì dòng điện sáng

Xã hội - Anh Tuấn - Kiều Hưng - Thu Hiền - 1 giờ trước
Mưa lũ, ngập lụt đã đi qua, để lại những tuyến phố, con đường, bản làng tan hoang ngập chìm trong bùn đất; nhà cửa, cây cối gãy đổ ngổn ngang. Sự tàn phá của thiên nhiên đã gây ra những thiệt hại nặng nề về con người và tài sản của hầu hết các địa phương, trong đó có hệ thống điện lưới quốc gia trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Vượt lên hoàn cảnh thiên tai khắc nghiệt ấy, những người thợ điện của Công ty Điện lực Lào Cai đang “căng mình” ngày đêm vì dòng điện sáng.
Về làng Ông Hảo tìm vẻ đẹp Tết Trung thu

Về làng Ông Hảo tìm vẻ đẹp Tết Trung thu

Bản sắc và hội nhập - Tào Đạt - Lệ Giang - 1 giờ trước
Dạo qua những cánh đồng lúa xanh trong ánh nắng dịu của buổi sáng mùa Thu, chúng tôi có dịp tới thăm miền ký ức Tết Trung thu xưa tại làng Ông Hảo (hay làng Hảo) nằm ở xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ngôi làng đã có hơn nửa thế kỷ sản xuất ra những chiếc trống ếch, mặt nạ giấy bồi với rất nhiều công đoạn thủ công tỉ mỉ nổi danh cả nước.
Cao Bằng: Dựng 86 nhà bạt cho người dân vùng sạt lở sinh sống tạm thời

Cao Bằng: Dựng 86 nhà bạt cho người dân vùng sạt lở sinh sống tạm thời

Tin tức - Minh Thu - 2 giờ trước
Theo báo cáo của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đến thời điểm hiện tại, địa phương và các lực lượng chức năng cơ bản đã bố trí được các vị trí và dự kiến sẽ dựng 86 nhà bạt để người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai chuyển đến sinh sống tạm thời.
Nguy cơ ngập ở khu vực miền Tây Nam bộ do nước sông Mekong dâng cao

Nguy cơ ngập ở khu vực miền Tây Nam bộ do nước sông Mekong dâng cao

Thời sự - Anh Trúc t/h - 2 giờ trước
Do ảnh hưởng bão Yagi, nước thượng nguồn sông Mekong ở Lào, Thái Lan lên nhanh, một số địa bàn ở miền Tây nguy cơ ngập úng do lũ kết hợp triều cường.
Khu vực Bắc Bộ có nguy cơ sạt lở, Sơn La cảnh báo mức cao nhất

Khu vực Bắc Bộ có nguy cơ sạt lở, Sơn La cảnh báo mức cao nhất

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Theo dự báo từ Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn (TTKTTV), tình hình mưa nhiều, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa khiến nhiều nơi có nguy cơ sạt lở rất cao, đặc biệt là Sơn La.
Người có uy tín Châu Quầy- Một điển hình nông dân sản xuất giỏi

Người có uy tín Châu Quầy- Một điển hình nông dân sản xuất giỏi

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Anh Trương Thành Lợi, Phó Bí thư Chi bộ - Trưởng thôn Bỉnh Nghĩa cho biết, Người có uy tín Châu Quầy là điển hình nông dân sản xuất giỏi. Ông nêu gương gia đình khuyến học, khuyến tài tiêu biểu và tận tâm giúp đỡ bà con thôn xóm làm ăn vươn lên thoát nghèo bền vững. Người có uy tín Châu Quầy là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền trong việc tuyên truyền vận động đồng bào Chăm đoàn kết chung tay xây dựng nông thôn mới.
Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank

Kinh tế - Khánh Sơn - 7 giờ trước
Vietcombank vừa cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bảo bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank, giúp người dân khắp mọi miền Tổ quốc có thể nhanh chóng lựa chọn tổ chức/đơn vị/Quỹ tại các cấp Trung ương và địa phương để chuyển tiền ủng hộ đồng bào.
Những “phiên dịch” tận tâm trong cuộc điều tra 53 DTTS ở buôn làng Tây Nguyên

Những “phiên dịch” tận tâm trong cuộc điều tra 53 DTTS ở buôn làng Tây Nguyên

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 12 giờ trước
Đồng hành cùng đội ngũ Điều tra viên, Người có uy tín, trưởng thôn, buôn có nhiều đóng góp trong quá trình thực hiện cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS (cuộc điều tra 53 DTTS), năm 2024. Họ đã cùng cán bộ điều tra đến từng nhà dân, làm “phiên dịch” giúp Điều tra viên và người dân hiểu nhau để có kết quả điều tra chính xác nhất.
Những biện pháp chăm sóc cây trồng bị ngập lụt sau mưa bão

Những biện pháp chăm sóc cây trồng bị ngập lụt sau mưa bão

Bạn của nhà nông - Như Ý - 12 giờ trước
Vào mùa mưa lũ, nhiều diện tích lúa và màu thường bị ngập lụt. Nếu bị ngập úng lâu ngày hoặc không có biện pháp chăm sóc kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây. Sau đây là một số biện pháp chăm sóc cây trồng bị thiệt hại và ảnh hưởng do ngập lụt sau mưa bão mời bà con tham khảo.