Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những biện pháp chăm sóc cây trồng bị ngập lụt sau mưa bão

Như Ý - 01:04, 16/09/2024

Vào mùa mưa lũ, nhiều diện tích lúa và màu thường bị ngập lụt. Nếu bị ngập úng lâu ngày hoặc không có biện pháp chăm sóc kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây. Sau đây là một số biện pháp chăm sóc cây trồng bị thiệt hại và ảnh hưởng do ngập lụt sau mưa bão mời bà con tham khảo.

Vườn cây bị ngập úng, rễ cây sẽ bị hư hại, bị tổn thương trước rồi dẫn đến biểu hiện trên thân cành lá và rụng quả.
Vườn cây bị ngập úng, rễ cây sẽ bị hư hại, bị tổn thương trước rồi dẫn đến biểu hiện trên thân cành lá và rụng quả

Cách nhận biết cây trồng bị ngập úng

Bà con cần lưu ý các triệu chứng đầu tiên xuất hiện trên lá gồm hiện tượng vàng hoặc thối rữa giữa các gân lá, dẫn đến các vùng mềm ở gốc hoặc giữa lá. Có thể có các vùng sẫm màu dọc theo gân giữa và các vùng bên trong lá chuyển sang màu nâu, đặc biệt là trên các lá thường xanh. Cây cũng có thể trông như bị thiếu nước, thậm chí héo úa.

Một mẫu rễ sẽ cho thấy rễ có màu xanh đen, một dấu hiệu điển hình của tình trạng ngập úng có thể kèm theo mùi chua, thối rữa. Rễ có thể bị thối hoàn toàn, chỉ còn lại một ít. Rễ bị hư sẽ bị đen và vỏ có thể bong ra.

Chồi có thể chết trở lại do thiếu độ ẩm (rễ không thể cung cấp nước cho lá) và vỏ cây dễ bong ra khỏi chồi.

Cây thân thảo có thể không nảy mầm vào mùa xuân, hoặc lá có thể mở ra rồi chết. Cây có thể còi cọc, thậm chí chết.

Một số cây bị một tình trạng gọi là phù nề.

Một số triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với stress nước (quá ít nước). Điều này là do úng nước làm cho cây thực sự bị căng thẳng về nước. Rễ thiếu oxy và không thể hấp thụ bất kỳ nước hoặc chất dinh dưỡng để di chuyển xung quanh cây trồng.

(Tổng hợp) Những biện pháp chăm sóc cây trồng bị ngập lụt sau mưa bão 1

Biện pháp phòng ngừa cây trồng trước mùa mưa bão

Để giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:

Thiết kế hệ thống thoát nước: Trước mùa mưa bão, cần thiết kế lại hệ thống mương máng, cống thoát nước để vườn cây nhanh chóng thoát nước khi có mưa lớn. Việc này giúp hạn chế tình trạng ngập úng kéo dài.

Cắt tỉa cành vô hiệu và chồi vượt: Cắt tỉa các cành vô hiệu, chồi vượt để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng và tránh lay động gốc rễ khi bị ngập.

Bón phân cân đối: Bón phân cân đối, đặc biệt là kali và silic, giúp cây trồng có sức đề kháng tốt hơn. Không nên bón đạm nhiều vì sẽ làm cây ra nhiều chồi non, dễ bị tổn thương khi ngập nước.

Hạn chế bón phân hữu cơ chưa hoai: Tránh bón phân hữu cơ chưa hoai vì sẽ làm vi sinh vật hoạt động mạnh, tiêu hao nhiều oxy của cây trồng khi bị ngập úng.

Biện pháp xử lý khi ngập lụt kéo dài trên 2 ngày

Khi ngập lụt kéo dài trên 2 ngày, cần thực hiện các biện pháp sau:

Cắt bớt hoặc bỏ trái cây: Nếu lá vẫn còn xanh và có trái, nên cắt bớt hoặc bỏ hết trái để cứu cây. Việc này giúp cây giảm bớt gánh nặng và tập trung năng lượng cho việc phục hồi.

Phun hỗn hợp EM lên men: Phun hỗn hợp EM lên men (vi sinh vật hữu ích) hoặc nước ép rau muống lên men lên lá cây. Phun ít nhất 3 ngày/lần để kéo dài tuổi thọ của cây cho đến khi nước rút. Hỗn hợp này giúp cung cấp vi sinh vật hữu ích, hỗ trợ cây trong quá trình phục hồi.

Cây trồng bị tổn thương rễ nghiêm trọng sau mưa nhiều, úng ngập
Cây trồng bị tổn thương rễ nghiêm trọng sau mưa nhiều, úng ngập

Biện pháp xử lý sau khi nước đã rút

Khi nước đã rút, cần thực hiện các biện pháp sau để giúp cây phục hồi:

Tạo điều kiện thoát nước: Đào mương, đánh rãnh để nước rút nhanh. Đảm bảo rằng không còn nước đọng trong vườn cây.

Không giẫm đạp lên đất: Sau khi nước rút, không nên mang thiết bị nặng, người hoặc vật nuôi để giẫm đạp lên khu vực dưới gốc cây. Việc này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống rễ của cây, làm cây bị ngạt khí và có thể chết.

Phá váng đất: Sau khi đất khô, dùng cào nhẹ lớp đất bề mặt để phá váng, giúp không khí đi xuống dễ dàng và cung cấp oxy cho rễ hô hấp tốt hơn. Điều này rất quan trọng để rễ cây nhanh chóng phục hồi.

Không bón phân hóa học ngay lập tức: Sau khi nước rút, không sử dụng phân bón hóa học ngay. Chờ đến khi cây phục hồi hẳn mới bắt đầu bón phân lại. Bón phân sớm có thể gây thêm căng thẳng cho cây.

Ngoài ra, để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra bà con cần áp dụng các biện pháp cụ thể như sau:

Đối với cây lúa: Khơi thông dòng chảy, sử dụng các thiết bị máy móc tiêu úng; Tranh thủ thời tiết nắng, khô ráo khẩn trương thu hoạch những diện tích lúa đã chín; Trà lúa chắc xanh đỏ đuôi, nếu cây lúa bị đổ cần khơi thông tiêu úng dựng lúa để cây trồng phục hồi; Trà lúa đang trỗ - phơi mầu cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng phát hiện sâu bệnh gây hại cuối vụ như rầy, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh hoa cúc...để có biện pháp xử lý phù hợp.

(Tổng hợp) Những biện pháp chăm sóc cây trồng bị ngập lụt sau mưa bão 3

Đối với cây rau màu các loại: Trên diện tích rau màu chưa đến kỳ thu hoạch bị ngậm nhẹ có khả năng phục hồi cần khần trương rút nước, vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ cây bị héo, gãy; dựng lại cây bị nghiêng (cần thao tác nhẹ nhàng để hạn chế đứt rễ) có thể bổ sung thêm đất bột vào gốc (với họ bầu bí không nên tác động vào gốc, rễ cây). Khi mặt đất khô se cần xới phá váng và tiếp tục chăm sóc bón phân trở lại.

Để hạn chế bệnh lở cổ rễ, bệnh héo xanh, thỗi nhũn... cần tưới gốc bằng các chế phẩm vi sinh hoặc phun thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục được phép sử dụng như Starsuper 20WP; Diboxylin 2SL; Kamsu 2SL, 8WP; Sat 4SL; Biobac WP; Bonny 4SL; Bisomin 2SL;... Chú ý nồng độ, liều lượng và cách sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Trên diện tích rau màu bị ngập nặng không có khả năng phục hồi cần tận thu, khơi thông cống rãnh để thoát nước, thu dọn tàn dư cây bị hại đem tiêu hủy. Khi nước rút, làm đất kỹ, phơi đất, chuẩn bị giống, phân bón để gieo trồng vụ mới.

Đối với cây ăn quả lâu năm: Những vườn đang bị ngập úng cần tiến hành đào rãnh thoát nước hoặc bơm, tát nước, không để tình trạng rễ cây bị ngâm trong nước thời gian dài.

Những vườn đã rút nước, đất mặt đã se cần xới nhẹ, phá váng quanh tán cây. Sau 20-25 ngày, bón bổ xung phân hữu cơ hoai mục kết hợp với chế phẩm Trichoderma hoặc phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng để vườn cây nhanh phục hồi. Hạn chế sử dung phân bón hóa học.

Những vườn đang trong giai đoạn quả non hoặc quả đang phát triển, phun bổ sung phân bón lá có chứa các chất vi lượng Cu, Zn, Fe, B, Mn, Co… để hạn chế hiện tượng rụng và nứt quả.

(Tổng hợp) Những biện pháp chăm sóc cây trồng bị ngập lụt sau mưa bão 4

Chủ động phòng, chống các loại bệnh hại

Mưa liên tục, độ ẩm cao, mật độ sâu hại sẽ giảm đáng kể nhưng một số bệnh hại gây hại cây trồng lại tăng lên, nhất là các bệnh do nấm gây bệnh thán thư, thối rễ, nứt và thối trái. Đối với nấm bệnh tấn công chủ yếu ở các chồi lá non thì việc thúc lá nhanh thành thục cũng là biện pháp làm hạn chế nấm bệnh. Đồng thời cần tỉa cành già cỗi, cành vượt tạo độ thông thoáng cho cây, thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị bệnh để tránh lây lan, phun các loại thuốc gốc đồng để phòng trừ nấm bệnh tấn công vườn. Bên cạnh đó nếu có điều kiện thì sau mỗi cơn mưa phải dùng nước tưới phun hoặc rung cây để rửa nước mưa, vừa có tác dụng loại bỏ môi trường thích hợp phát triển của nấm, vừa làm cho bào tử nấm bệnh bám vào trên mặt lá, cành theo nước rơi xuống.

Đối với nấm bệnh hại rễ thì có thể ngừa bằng cách rải vôi hoặc quét vôi vùng thân gốc cây từ mặt đất lên 0,5 – 2m tùy loại và chiều cao cây. Mỗi năm thực hiện 1 lần vào đầu mùa mưa. Đối với những vườn cây đang đậu quả non hoặc quả trong giai đoạn phát triển: Phun phân bón lá có chứa canxi (Ca), đồng (Cu), boron (B), kẽm (Zn) để tránh hiện tượng nứt quả. Theo dõi thường xuyên vườn cây, đặc biệt là các cây bị long gốc để kịp thời phát hiện bệnh rễ do nấm gây ra và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Có thể dùng các loại thuốc nấm như Ridomil hoặc Aliette,…tưới gốc 2 – 3 lần cách nhau 20 – 25 ngày, nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Khi bộ rễ cây đã ổn định trở lại, mới tiến hành bón phân cho vườn cây ăn quả (khoảng 20 – 30 ngày sau).

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Các biện pháp phòng bệnh cho cá thời điểm giao mùa

Các biện pháp phòng bệnh cho cá thời điểm giao mùa

Trong thời điểm giao mùa thời tiết diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến môi trường nước trong ao nuôi. Việc thay đổi thời tiết cũng tạo sự thuận lợi cho mầm bệnh trên cá phát triển rất nhanh, chủ yếu là các bệnh về ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, vi rút... Để giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt trong giai đoạn này, bà con cần thực hiện một số biện pháp sau.
Tin nổi bật trang chủ
Vĩnh Phúc: Cây dược liệu “mở cánh cửa” thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

Vĩnh Phúc: Cây dược liệu “mở cánh cửa” thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 17:41, 18/09/2024
Trong vài năm trở lại đây, phát triển trồng cây dược liệu được xem là một trong những hướng thoát nghèo bền vững của nhiều hộ dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Krông Pắc (Đắk Lắk): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Krông Pắc (Đắk Lắk): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 17:38, 18/09/2024
Ngày 17/9, UBND huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn huyện năm 2024. Phó trưởng Ban Dân tộc Hà Huy Quang dự Hội thi. Tham dự còn có đại diện lãnh đạo huyện, các phòng, ban, hội đoàn thể và các đội thi đến từ các xã, thị trấn thuộc vùng DTTS và miền núi trên địa bàn huyện.
Phân bổ 46 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại mưa lũ trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Phân bổ 46 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại mưa lũ trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 17:35, 18/09/2024
Ban Vận động Cứu trợ tỉnh Lào Cai vừa quyết định phân bổ kinh phí cho các địa phương trong tỉnh khắc phục hậu quả thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Mang niềm vui Trung thu đến cho các em nhỏ vùng cao

Mang niềm vui Trung thu đến cho các em nhỏ vùng cao

Nhịp cầu nhân ái - Thúy Hồng - Tuấn Ninh - 17:33, 18/09/2024
Do thiệt hại nặng nề bởi cơn bão số 3 ở Yên Bái, thay vì tổ chức Tết Trung thu theo kế hoạch dự kiến từ trước, chiều 17/9, Báo Dân tộc và Phát triển với sự đồng hành, hỗ trợ của Bệnh viện Hữu nghị 103 Yên Bái, Tập đoàn HYH Việt Nam trao tặng 1.700 suất quà cho trẻ em trên địa bàn xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái). Thừa ủy quyền của Bí thư Chi bộ, Tổng Biên tập Báo Dân tộc và Phát triển, Ban Chấp hành Chi đoàn Thanh niên Báo Dân tộc và Phát triển cùng các nhà tài trợ trao tặng những phần quà ý nghĩa cho các em thiếu nhi Suối Giàng.
Kon Tum: Phát động Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Kon Tum: Phát động Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Nhịp cầu nhân ái - Ngọc Chí - 17:28, 18/09/2024
Ngày 18/9, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Lễ phát động Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh. Nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, cổ vũ, động viên tinh thần và kêu gọi, vận động các cấp, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh chung tay xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
Trung thu đặc biệt của trẻ em Yên Bái - Lào Cai

Trung thu đặc biệt của trẻ em Yên Bái - Lào Cai

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng chỉ đạo xây cầu Phong Châu mới an toàn trong mọi điều kiện mưa lũ. Trung thu đặc biệt của trẻ em Yên Bái - Lào Cai. Giữ màu xanh nơi đại ngàn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cao Bằng: Khởi công xây dựng Khu tái định cư xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành

Cao Bằng: Khởi công xây dựng Khu tái định cư xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành

Thời sự - Minh Thu - 17:26, 18/09/2024
Ngày 18/9, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức khởi công xây dựng Khu tái định cư (TĐC) xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành cho 6 hộ dân bị mất nhà ở hoàn toàn do sạt lở đất, ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Ổn định việc học sau lũ tại các điểm trường lẻ vùng cao Thanh Hóa

Ổn định việc học sau lũ tại các điểm trường lẻ vùng cao Thanh Hóa

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 17:23, 18/09/2024
Do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3 gây sạt lở, ngập úng, chia cắt nhiều tuyến đường, nhà dân, nhiều điểm trường lẻ tại các huyện vùng cao Thanh Hóa phải cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn.
Cảnh báo sạt lở đất, lũ quét do mưa lũ ở Quảng Nam, Quảng Ngãi

Cảnh báo sạt lở đất, lũ quét do mưa lũ ở Quảng Nam, Quảng Ngãi

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 17:21, 18/09/2024
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vừa có cảnh báo tình trạng sạt lở đất, lũ quét do mưa lũ tại Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Bắt Trưởng phòng Kinh doanh về tội mua bán trái phép 2,55 tấn chất độc Xyanua

Bắt Trưởng phòng Kinh doanh về tội mua bán trái phép 2,55 tấn chất độc Xyanua

Pháp luật - Minh Nhật - 17:18, 18/09/2024
Trưởng phòng Kinh doanh Công ty hóa chất đã lén bán 2,55 tấn chất độc Xyanua ra thị trường vừa bị Công an phát hiện, bắt giữ.
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Thời sự - PV - 10:35, 18/09/2024
Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.