Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Thanh Hóa: Tập trung xử lý vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau lũ

Quỳnh Trâm - 11:54, 16/09/2024

Ngay sau khi nước rút, các địa phương bị ngập lụt trên địa bàn huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đã khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, đặc biệt là công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh. Đây là địa phương có nhiều hộ dân bị ngập lụt nhất tỉnh Thanh Hóa.

Nước sông Bưởi dâng cao, làm gần 400 căn nhà ở huyện Thạch Thành bị ngập sâu
Nước sông Bưởi dâng cao, làm gần 400 căn nhà ở huyện Thạch Thành bị ngập sâu

Điển hình như tại thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành, do nằm ngoài triền đê, nên mỗi khi nước sông Bưởi dâng cao, tràn vào nhà dân là gần 100 hộ dân ở khu phố Ngọc Bồ, lại phải sống chung với cảnh ngập lụt.

Chị Đinh Thị Quỳnh (ở khu phố Ngọc Bồ) vừa chia sẻ: Khu vực dân cư ở đây bị ngập kéo dài cả tuần nay. Nhà tôi bị ngập sâu 1,5m, nước dâng cao hơn nửa tường nhà. Do nhà tôi ở khu vực thấp nên nước chưa rút hết, sân, vườn vẫn còn bị ngập. Nhiều nhà ở vị trí cao hơn thì nước rút hết sạch rồi. Hiện địa phương đã tổ chức dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường, giúp người dân ổn định cuộc sống sau lũ. 

Còn gia đình bà Hợp sống trong căn nhà cấp 4 khá chật hẹp, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Chồng bà vừa qua đời vì bệnh hiểm nghèo cách đây 3 tháng. Con trai bà Hợp thì từng bị tai nạn gãy chân nên không thể làm công việc nặng nhọc.

Bà Nguyễn Thị Hợp (71 tuổi, ở khu phố Ngọc Bồ) buồn rầu nhìn vật dụng trong nhà bị ngập lụt sau lũ
Bà Nguyễn Thị Hợp (71 tuổi, ở khu phố Ngọc Bồ) buồn rầu nhìn vật dụng trong nhà bị ngập lụt sau lũ

Bà Hợp chia sẻ: “Trong những ngày sống trong cảnh ngập lụt, gia đình tôi may mắn nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm. Tôi vô cùng biết ơn tấm lòng của mọi người”.

Nhằm giúp người dân sớm ổn định cuộc sống sau những ngày mưa lũ, huyện Thạch Thành đã chỉ đạo Trung tâm Y tế thành lập các tổ xuống các địa bàn, phối hợp cùng trạm y tế và người dân khẩn trương thu gom, xử lý rác thải, san gạt bùn đất, vệ sinh nhà cửa, đường làng, ngõ xóm; hướng dẫn người dân cách xử lý nguồn nước, tiến hành thau rửa và khử trùng giếng khơi, bể chứa, bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân.

Với phương châm nước rút đến đâu tiến hành vệ sinh môi trường đến đấy. Tại xã Thành Mỹ, do ảnh hưởng của mưa lũ sau bão số 3, toàn xã có 72 hộ dân bị nước ngập vào nhà từ 0,5 - 1,2m. Ngay sau khi nước lũ rút, Trạm Y tế xã đã huy động lực lượng cán bộ, y bác sĩ cùng Nhân dân thau rửa giếng khơi bằng hóa chất, vận động Nhân dân thu dọn đồ đạc, vệ sinh môi trường, phòng chống các dịch bệnh sau lũ thường gặp như: Tiêu chảy, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết...

Công tác dọn dẹp và vệ sinh môi trường giúp người dân vùng lũ đang được khẩn trương thực hiện
Công tác dọn dẹp và vệ sinh môi trường giúp người dân vùng lũ đang được khẩn trương thực hiện

Trung tâm Y tế huyện Thạch Thành đã cấp hơn 125 kg Cloramin B, 100 kg phèn chua, 16 lít hóa chất phun khử khuẩn và các phương tiện, trang thiết bị cho 8 xã, thị trấn có nhiều hộ dân bị ngập lụt để bảo đảm công tác vệ sinh môi trường đạt hiệu quả cao nhất.

Bác sĩ CKII Đặng Văn Thuận, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Trung tâm Y tế đã chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, hóa chất và nhân lực để sẵn sàng cho công tác phòng, chống dịch bệnh và thanh khiết môi trường. Tại các trạm y tế cũng đã chuẩn bị đầy đủ, đặc biệt là tại các trạm hay bị ngập lụt.

Công tác phun khử trùng phòng, chống dịch bệnh sau lũ cũng được khẩn trương tiến hành.
Công tác phun khử trùng phòng, chống dịch bệnh sau lũ cũng được khẩn trương tiến hành

Trước đó, do ảnh hưởng của bão số 3, mưa kéo dài khiến nước sông Bưởi dâng cao, làm gần 400 căn nhà ở huyện Thạch Thành bị ngập sâu, khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng, gặp khó khăn.

Ban Chỉ huy quân sự và Công an huyện Thạch Thành đã tổ chức lực lượng, phối hợp với các địa phương tổ chức dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường, giúp người dân ổn định cuộc sống sau lũ.
Ban Chỉ huy quân sự và Công an huyện Thạch Thành đã tổ chức lực lượng, phối hợp với các địa phương tổ chức dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường, giúp người dân ổn định cuộc sống sau lũ

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa, do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ, đã gây thiệt hại tại nhiều địa phương của tỉnh. Có 1 người chết và 2 người bị thương, làm hư hỏng gần 300 căn nhà và ngập gần 400 ngôi nhà.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Lúc 10 giờ 45 phút ngày 8/10 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới Thủ đô Vientiane, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan.
Phòng Dân tộc huyện Krông Nô: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa

Phòng Dân tộc huyện Krông Nô: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa

Pháp luật - Lê Hường - 2 phút trước
Những kiến thức về pháp luật tưởng chừng khô khan, cứng nhắc lại trở nên sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ nhớ thông qua hình thức sân khấu hóa. Đó là cảm nhận của những công chức xã tham gia Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc do UBND huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông vừa tổ chức vào cuối tháng 9 vừa qua.
Tuyên Quang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Tuyên Quang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Thi - 2 giờ trước
Không chỉ với hệ thống di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh phong phú, tiềm năng phát triển du lịch, tỉnh Tuyên Quang còn được bồi đắp thêm bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS. Với việc triển khai hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Tuyên Quang đã và đang gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, đưa tài nguyên trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo.
Mùa thu dùng cháo gạo lứt 'phòng táo, nhuận phế'

Mùa thu dùng cháo gạo lứt 'phòng táo, nhuận phế'

Sức khỏe - Minh Nhật - 2 giờ trước
Theo Đông y, ăn cháo vào mùa thu rất có ích cho sức khỏe với phương thức “Thu đông dưỡng âm, phòng táo, nhuận phế” - nghĩa là nên bổ sung đầy đủ tân dịch và trọng dụng những thực phẩm có công dụng dưỡng âm, nhuận tràng, bổ phế.
Bệnh sởi diễn biến phức tạp-Đắk Lắk đối mặt với “dịch chồng dịch”

Bệnh sởi diễn biến phức tạp-Đắk Lắk đối mặt với “dịch chồng dịch”

Sức khỏe - Lê Hường - 2 giờ trước
Cùng với dịch sốt xuất huyết chưa hạ nhiệt, dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, với hàng trăm ca mắc bệnh, cảnh báo nguy cơ cao “dịch chồng dịch” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người uy tín năm 2024

Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người uy tín năm 2024

Tin tức - N. Tâm - P. Nam - 2 giờ trước
Ngày 08/10/2024, tại Trung tâm văn hóa tỉnh, Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức khai mạc Hội nghị tấp huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người uy tín trong vùng đồng bào các DTTS năm 2024. Đến dự có ông Tô Thành Phương, Trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo; các Sở, Ngành có liên quan và gần 80 vị là Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố về dự.
Ðộc đáo múa bóng rỗi

Ðộc đáo múa bóng rỗi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghệ nhân làng cổ Đường Lâm biến rơm thành đồ chơi. Núi Bà Đen - Điểm nhất định phải đến. Những người lưu giữ báu vật của buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 8/10, ngay sau khi tới Thủ đô Vientiane, Lào để tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
Cả sư Đổng Bạ - hạt nhân đoàn kết vùng đồng bào Chăm

Cả sư Đổng Bạ - hạt nhân đoàn kết vùng đồng bào Chăm

Gương sáng - Thái Sơn Ngọc - 7 giờ trước
Cả sư Đổng Bạ là hạt nhân đoàn kết trong vùng đồng bào Chăm của tỉnh Ninh Thuận. Ông nêu gương sáng tiêu biểu trong công tác tuyên truyền bà con, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Cả sư Đổng Bạ là chỗ dựa tin cậy của chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Lên Đồng Văn đi chợ lùi Phố Cáo

Lên Đồng Văn đi chợ lùi Phố Cáo

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 8 giờ trước
Mỗi tuần họp một lần, nhưng mỗi tuần lùi lại một ngày...là chợ phiên Phố Cáo hay còn gọi chợ lùi Phố Cáo- một trong số ít những phiên chợ độc đáo trên vùng cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang.
Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Raglay ở huyện vùng cao Bác Ái

Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Raglay ở huyện vùng cao Bác Ái

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 8 giờ trước
Chiều 7/10, tại xã Phước Bình, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Bác Ái tổ chức lễ bàn giao 21 nhà Đại đoàn kết cho đồng bào dân tộc Raglay thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở. Đến dự có ông Lê Văn Bình, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận và ông Ngô Quang Ngọc, Phó Giám đốc Công ty Xăng Dầu Phú Khánh, đơn vị hỗ trợ kinh phí xây dựng.
Lan toả, lắng đọng về một mùa Sen Dolta

Lan toả, lắng đọng về một mùa Sen Dolta

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 8 giờ trước
Dù Lễ Sen Dolta (cúng ông bà) năm 2024 đã dần khép lại, nhưng những hình ảnh và tình cảm mà các đoàn công tác là lãnh đạo tỉnh Cà Mau đến trực tiếp thăm hỏi Ban quản trị các chùa Khmer-những địa chỉ căn cứ cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng và các gia đình chính sách trên địa bàn vẫn lan tỏa và lắng đọng ở nhiều ngôi chùa, nhiều gia đình đồng bào Khmer nơi các đoàn đến thăm. Những hoạt động này, thể hiện sâu sắc đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tình cảm tri ân đặc biệt, trách nhiệm sâu sắc của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đối với những người có công với đất nước trong mỗi dịp lễ, tết truyền thống.