Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lũ lụt ở các tỉnh miền núi miền Bắc và những điều kiến giải

Thanh Hải - 15:44, 12/09/2024

Thảm họa thiên tai, có lẽ là từ khóa đúng nhất, bao trùm nhất cho tình hình mưa lũ, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc ngay lúc này. Ứng phó với những diễn biến mới của thiên tai là một nhẽ, nhưng công tác khắc phục, cứu hộ, cứu nạn vẫn phải được tiến hành song song đầy khẩn trương và quyết liệt.

Sạt lở đất, đá tại thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành (Quang Bình) làm 5 nhà bị vùi lấp, nhiều hộ có nguy cơ mất nhà
Sạt lở đất, đá tại thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành (Quang Bình, Hà Giang) làm 5 nhà bị vùi lấp, nhiều hộ có nguy cơ mất nhà

Ứng phó với những diễn biến mới của thời tiết ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong trường hợp trời vẫn mưa, nước sông vẫn dâng cao và gây ngập úng thì sẽ ra sao. Rồi vấn đề đối phó với sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tiếp diễn sẽ như thế nào?

Rõ ràng, việc di dời người dân ở vùng có nguy cơ tiếp tục ngập thêm cần phải được tính đến, có phương án cụ thể. Với những vùng có nguy cơ sạt lở, vùng gần đồi núi cao… thì di dời dân là việc phải làm ngay, để đề phòng và đảm bảo an toàn cao nhất. Thực tế cho thấy, những vụ sạt lở núi, lũ ống, lũ quét đã diễn ra mấy ngày qua ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đều rơi vào những hộ dân, cụm dân cư, bản làng ở gần sông, suối, dưới các ngọn núi cao.

Song song với việc ứng phó những diễn biến mới của thời tiết; thì việc triển khai công tác khắc phục, cứu hộ, cứu nạn cần phải được tiến hành khẩn trương, quyết liệt. Hiện tại, nhiều vùng bị cô lập thì đã được tiếp tế, hỗ trợ lương thực, nước uống. Nhưng cũng có nhiều vùng do ở quá xa, do nước sông chảy xiết… dẫn tới việc cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ nhu yếu phẩm cần thiết, chưa thể làm được.

Về điều này, chính quyền sở tại là các xã, huyện cần nắm rõ vùng dân cư nào rơi vào tình trạng như vậy, báo cáo lên Trung ương để có hướng xử lý kịp thời. Thậm chí, nếu cần thiết, thì cũng phải tính đến phương án dùng máy bay trực thăng tham gia ứng cứu, thả hàng tiếp tế… để đảm bảo không có bất cứ người dân vùng lũ nào bị đói, bị khát.

Đường phố của thị trấn Thất Khê, Tràng Định, Lạng Sơn cũng đang tràn ngập rác sau trận lụt
Đường phố của thị trấn Thất Khê, Tràng Định, Lạng Sơn cũng đang tràn ngập rác sau trận lụt

Mưa giảm dần, các thủy điện đóng dần cửa xả, lũ lụt trên các sông rồi cũng sẽ phải rút. Dẫu đó là câu chuyện của mấy ngày nữa. Nhưng, việc khắc phục hậu quả sau mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở lại cần phải được tính đến, ngay từ bây giờ.

Nhìn từ thực tế ngập lũ trên diện rộng ở nhiều bản, làng, nhiều xã, phường, nhiều huyện, thị… ở các tỉnh miền núi phía Bắc; nhìn từ những bản làng, cụm dân cư… bị “xóa sổ” vì sạt lở và lũ quét, lũ ống…, thì đó là khối lượng công việc quá lớn cần phải giải quyết, để sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường. Ứng phó với thiên tai đã khó, nhưng khắc phục, tái thiết sau thiên tai cũng khó khăn, vất vả bội phần.

Người dân vùng thiên tai đã quá mệt mỏi vì những ngày giờ chống chọi giữa lằn ranh sinh tử; đã quá mệt mỏi vì người thân, vì tài sản tích cóp bao năm đã bị lũ lụt cướp trắng. Những gia đình khánh kiệt, phút chốc hóa bần cùng; bao gia đình li tán, thậm chí không còn một ai sống sót… vì mưa lũ. Đau đớn quá, xót xa quá. “Sức tàn, lực kiệt”, cái mà người dân vùng thiên tai các tỉnh miền núi phía Bắc “bấu víu”, trông cậy nhất lúc này là sự sẻ chia của cộng đồng cả nước cả về nhân lực, vật lực và tiền bạc.

Công tác vá đê ở Tuyên Quang đang được triển khai khẩn trương.
Công tác vá đê ở Tuyên Quang đang được triển khai khẩn trương

Đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc rất cần những đoàn quân “Bắc tiến”, cùng với chính quyền và người dân sở tại bới đất, gạt đá, dọn dẹp lại những đổ vỡ, ngổn ngang… sau mưa lũ. Công đoạn này chắc chắn phải mất rất nhiều ngày, thậm chí hàng tháng trời cũng chưa hẳn đã xong. Phương châm chắc chắn, hiệu quả nhất mà các địa phương cần áp dụng, là nước lũ rút đến đâu, vệ sinh dọn dẹp đến đó.

Môi trường vùng lũ cũng đang bị ô nhiễm. Cùng với đó là nguy cơ của một số loại bệnh về mắt, phụ khoa, da liễu… đang hiện hữu. Vì vậy, cơ số thuốc men, công tác phòng chống dịch bệnh cũng cần vào cuộc sớm nhất với tinh thần khẩn trương hơn.

Phương án hỗ trợ người dân tái thiết sau lũ như cây, con giống; hỗ trợ dựng lại nhà cửa bị sập, bị đổ; hỗ trợ những vật dụng thiết yếu của cuộc sống như nồi, xong, chảo… cũng cần phải được tính ngay.

Rồi sách vở, thiết bị dạy học, trường lớp... cũng phải sớm có kế hoạch quan tâm để đảm bảo con trẻ sớm trở lại trường khi lũ rút và điều kiện cho phép.

Ở tầm vĩ mô, Chính phủ cũng cần phải tính đến phương án hỗ trợ lãi suất, giảm, miễn lãi suất cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức… ở vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai. Đó cũng là cách để động viên, khích lệ người dân, doanh nghiệp gượng dậy sau mưa lũ.

Quan trọng không kém là các địa phương phải làm sao giữ an toàn cho những tuyến đê, nhất là những đoạn đê xung yếu; đảm bảo an toàn các hồ chứa thủy điện phía thượng nguồn các con sông. Bởi, một điều bất trắc thì vùng hạ du các con sông, vùng phía trong đê, và nhiều vùng khác... sẽ khó nói hết những thiệt hại.

Xa hơn, cũng phải tính đến việc tái định cư cho người dân vùng sạt lở, vùng bị lũ quét, lũ ống như thế nào? Việc bố trí, sắp xếp lại dân cư sau đợt lũ lịch sử này chắc chắn sẽ được nhiều địa phương bàn thảo, đặt lên bàn nghị sự. Và cả những công trình, vật dụng, thiết bị phòng chống thiên tai, mưa lũ như hệ thống cầu, cống, ca nô, xuồng máy... sẽ phải được kiểm tra, đánh giá, rà soát trên toàn hệ thống.

Các lực lượng tiếp tục được tăng cường để phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn Lào Cai
Các lực lượng tiếp tục được tăng cường để phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn Lào Cai

Điều đặc biệt, là công tác ứng phó, khắc phục với thiên tai ở các địa phương cần phải được kiểm tra, rà soát, đánh giá lại. Không ai dám nói trước điều gì; nhưng cứ có cảm tưởng rằng, có thời điểm chúng ta bất lực, có chỗ thiếu chủ động trước cơn thịnh nộ của thiên nhiên, dù đã có hẳn một phương án phòng chống mưa lũ cụ thể, theo “4 tại chỗ”.

Các tỉnh miền núi phía Bắc hứng trọn cơn bão Yagi, thiệt hại về tài sản là rất lớn, nhưng thiệt hại về người không nhiều. Tuy nhiên, đến khi hoàn lưu bão Yagi hoạt động mạnh, gây mưa lớn, kết hợp nhiều hồ chứa thủy điện xả lũ thì khi ấy, thiệt hại về tài sản đã không còn có thể đo đếm. Còn nỗi đau về thiệt hại người, cứ thế tăng lên theo từng giờ… Tính đến trưa ngày 11/9, là đã hơn 200 người chết và mất tích, chưa kể hàng trăm người bị thương.

Hình thái thiên tai sạt lở đất, lũ ống, lũ quét rõ ràng là khó dự báo, dự đoán. Nhưng, chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh để giảm thiểu thiên tai, nếu như làm tốt hơn công tác khoanh vùng sạt lở; di dời sớm người dân vùng cửa sông, ven suối, vùng dễ ngập úng và nguy cơ lũ quét cao… Bên cạnh đó, cũng không loại trừ việc người dân thiếu chủ động, lúng túng trong di dời ở vùng thấp trũng, di dời khỏi vùng dễ lũ ống, lũ quét, di dời khỏi chân những ngọn núi cao…

Bài học mưa lũ từ các tỉnh miền núi phía Bắc, sẽ luôn luôn mới mẻ cho người dân và chính quyền sở tại; nhưng cũng là cảnh tỉnh cho các vùng miền khác khi mùa mưa bão năm nay mới chỉ bắt đầu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tầm quan trọng của công tác cảnh báo sớm thiên tai

Tầm quan trọng của công tác cảnh báo sớm thiên tai

TS. Đặng Thanh Mai, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn, cho biết trong khoảng 10 năm gần đây, biến đổi khí hậu diễn biễn rất phức tạp; năm nào cũng là năm kỷ lục thiên tai khí tượng thủy văn trên toàn cầu. Việc nâng cao năng lực cảnh báo sớm thiên tai trở thành vấn đề cực kì cấp bách.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng-Tuyết Mai - 19:41, 01/04/2025
Vùng công viên địa chất Lạng Sơn, là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhận thức được giá trị đó, cùng với việc tích cực xây dựng công viên địa chất Lạng Sơn, thời gian qua, ngành Văn hóa nói riêng và các cấp, ngành trong tỉnh nói chung đã có nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn, lan tỏa giá trị của tín ngưỡng này.
Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 19:38, 01/04/2025
Gắn với 10 nội dung “Bảy tốt đời, ba đẹp đạo” do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, đồng bào công giáo phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã đoàn kết lương giáo, tô điểm quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong phong trào xây dựng Đô thị văn minh, phường Đại Nài đã trở thành điển hình tiêu biểu của TP.Hà Tĩnh.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Sự kiện - Bình luận - Hà Anh - 19:36, 01/04/2025
Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo dư địa, động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Chủ trương trên được cụ thể hóa bằng các Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính, được Nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ.
Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 19:35, 01/04/2025
UBND tỉnh Ninh Bình giao các sở, ngành, địa phương liên quan theo dõi, nắm bắt các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm, lệch chuẩn... Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025 của UBND tỉnh Ninh Bình.
Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc màu 54 - Hoàng Trung - Minh Ngọc - 19:29, 01/04/2025
Hòa trong không khí rộn ràng của mùa Xuân, Ngày hội "Sắc xuân vùng cao A Lưới" năm 2025 tại Làng văn hóa các dân tộc thiếu sổ (ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, thành phố Huế) diễn ra với sự tham gia đông đảo của đồng bào dân tộc thiểu số, du khách trong và ngoài huyện. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch, sản phẩm đặc trưng của huyện A Lưới.
Quảng Ninh: Đồng bào Công giáo phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”

Quảng Ninh: Đồng bào Công giáo phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 19:25, 01/04/2025
Quảng Ninh hiện có hơn 40.000 tín đồ công giáo, 16 giáo xứ, 38 giáo họ. Thực hiện phương châm “Kính Chúa, yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo luôn phát huy tốt vai trò trong hầu hết các phong trào tại địa phương nơi cư trú. Nhiều mô hình, sáng kiến, cách làm hay được các giáo xứ, họ đạo đề ra, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, nhiệm vụ của địa phương, phù hợp với tâm tư, tình cảm, nếp sống đạo của người công giáo.
Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc mừng kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025

Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc mừng kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 19:21, 01/04/2025
Nhân dịp kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025, ngày 1/4, Đoàn công tác Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo do ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó trưởng Ban làm Trưởng đoàn đến thăm chúc mừng Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh và Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh Ninh Thuận. Cùng đi có bà Trần Thị Minh Thu, Trưởng Phòng Tín ngưỡng và Tôn giáo khác; bà Pi Năng Thị Hốn, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận.