Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bác Ái (Ninh thuận): Triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 để nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Minh Thu - 07:00, 23/12/2023

Bác Ái là huyện miền núi nghèo của tỉnh Ninh thuận với hơn 90% dân số là đồng bào Raglai. Trong thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất, giao thương, đồng thời hướng dẫn bà con chuyển đổi mô hình sản xuất để có thêm thu nhập, ổn định đời sống.

Chính quyền huyện Bác Ái đang nỗ lực vận động người dân chuyển đổi sản xuất, chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Chính quyền huyện Bác Ái đang nỗ lực vận động người dân chuyển đổi sản xuất, chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế (Ảnh minh họa))

Tận dụng lợi thế về diện tích đồng cỏ rộng, huyện Bác Ái đã động viên bà con phát triển mô hình chăn nuôi bò. Được chính quyền địa phương tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn, hướng dẫn chuyển đổi mô hình sản xuất cho phù hợp, nhiều gia đình đã chí thú làm ăn, có cuộc sống tươm tất hơn trước.

Anh K’tơ Phân, Trưởng thôn Tà Lú 3, xã Phước Đại cho biết, có đến hơn 95% hộ gia đình đồng bào Raglai trong thôn đã có thu nhập ổn định nhờ chăn nuôi bò. Nhà nào nhiều thì có đến hơn 50 con, gia đình nào ít cũng phải 10 - 20 con.

Trước đây gia đình anh K’tơ Suối cùng thôn Tà Lú 3 cũng làm nương rẫy nhưng việc trồng lúa, hoa màu không đủ nuôi gia đình, nhất là khi hạn hán, dịch bệnh. Được chính quyền địa phương hướng dẫn và hỗ trợ vay vốn, gia đình anh Suối thay đổi mô hình sản xuất chuyển sang trồng cây mỳ và nuôi bò. Anh Suối chia sẻ, từ khi gia đình anh trồng mỳ, trồng bắp, nuôi thêm heo, bò, gia đình anh đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, đủ tiền trả vay nợ và còn có vốn để tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất.

Người dân được cung ứng đủ nước tưới tiêu cho sản xuẩt nông nghiệp. Ảnh: baoninhthuan
Người dân được cung ứng đủ nước tưới tiêu cho sản xuẩt nông nghiệp. Ảnh: baoninhthuan

Hay như trường hợp của gia đình anh Pi Năng Quốc, thôn Đá Ba Cái, xã Phước Thành trước kia cũng từng chăn nuôi bò với số lượng nhỏ theo hướng tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên năng suất không mấy hiệu quả. Sau khi được hỗ trợ về nguồn vốn, kiến thức chăn nuôi, xây dựng chuồng trại và phòng dịch, gia đình anh có 5 - 7 con bò, mỗi năm bán ra 2 lứa bò lấy thịt thu lãi trên 35 triệu đồng.

Ở cùng thôn với gia đình anh Quốc, gia đình ông Pi Năng Cung trước đây cũng chỉ biết dựa vào nương rẫy, thu nhập bấp bênh, nhiều lúc mất mùa, dịch bệnh. Nay gia đình ông Cung được chính quyền địa phương động viên và hỗ trợ vốn để nuôi bò thịt với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”. Ban đầu gia đình ông chỉ nuôi 2 con bò sau đó bán bò và tích lũy vốn tái đầu tư tăng số lượng đàn bò. Bên cạnh việc sản xuất, mô hình nuôi bò thịt đã giúp gia đình ông có thêm thu nhập ổn định hơn 30 triệu đồng mỗi năm.

Trước đây, một số địa bàn sản xuất nông nghiệp của huyện Bác Ái thường xuyên phải đối mặt với cảnh khô hạn, thiếu nước tưới tiêu, ảnh hưởng nhiều đến năng suất, sản lượng cây trồng. Thời gian qua, được chính quyền chú trọng đầu tư các công trình thủy lợi, nguồn nước cho các vùng đất sản xuất đã được “hồi sinh”.

Gần 4 sào đất trồng nông sản bắp nếp và bí đỏ của gia đình bà Chamaléa Thị Thiêu, thôn Rã Tren, xã Phước Trung đã có thể canh tác thêm vào cả mùa khô. Trước đây, khu vực này chỉ có thể trồng vào mùa mưa mới đảm bảo nước tưới tiêu, còn mùa nắng nương rẫy thường bỏ hoang. Từ ngày có hệ thống tưới tiêu, gần 40ha đất sản xuất ở vùng gò đồi đã được phủ xanh bởi các loại cây trồng, bà con có thêm điều kiện để trồng trọt, tăng thu nhập. Cùng với đó, nhiều diện tích cây ăn quả của các hộ gia đình cũng được đảm bảo đủ nguồn nước tưới, không bị phụ thuộc vào nước ở sông, suối.

Tương tự, gia đình ông Katơr Vinh, thôn Chà Panh, xã Phước Hòa không còn phải lo lắng thiếu nước tưới tiêu vào mùa khô cho 5 sào đậu phộng, dưa hấu. Nhờ có nguồn nước dồi dào từ hồ Sông Cái, đậu phộng và dưa hấu phát triển rất tốt, năng suất cao hơn trước kia.

Cùng chung niềm vui với gia đình ông Vinh, bà Thiêu, các gia đình khác cũng rất phấn khởi khi không phải lo thiếu nước. Chị Mang Thị Mỡ ở xã Phước Hòa sở hữu 3 sào xoài cát Hòa Lộc, trước đây nguồn nước tưới chủ yếu là nước giếng khoan, nước suối gần rẫy, tuy nhiên vào mùa khô lượng nước vô cùng khan hiếm. Bây giờ, nước tưới đã về đến tận rẫy, việc tưới tiêu thuận lợi rất nhiều.

Theo Lãnh đạo UBND huyện Bác Ái, trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tập trung quy hoạch mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp ở những vùng chủ động nguồn nước tưới, đồng thời tiếp tục vận động bà con chuyển đổi cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên trên địa bàn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm giúp bà con có thêm nguồn thu nhập ổn định.

Nhiều hộ gia đình DTTS có hoàn cảnh khó khăn đã thoát nghèo nhờ mô hình nuôi bò.
Nhiều hộ gia đình DTTS có hoàn cảnh khó khăn đã thoát nghèo nhờ mô hình nuôi bò.

Những diện tích đất đồi bỏ hoang nay đã được phủ xanh bởi các loại cây trồng. Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái thông tin: Các công trình thủy lợi lớn trên địa bàn đã đáp ứng được nguồn nước cho người dân sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp. Huyện Bác Ái hiện có nhiều mô hình về cây ăn trái, chăn nuôi gia súc bò, dê, cừu, heo hiệu quả, giúp nâng cao đời sống người dân.

Đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chỉ còn trên 40%, chính quyền đang nỗ lực vận động người dân chuyển đổi sản xuất, chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành và địa phương triển khai kịp thời các chính sách sớm đến với đồng bào DTTS. Đến nay toàn tỉnh Ninh Thuận đã giải ngân đạt 45,5%, trong đó, vốn đầu tư phát triển đạt 73%, vốn sự nghiệp đạt 25,5%.




Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liên Sơn ngày mới

Liên Sơn ngày mới

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.
Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum

Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Trong tiết trời se lạnh, dưới mái Nhà rông Kon Klor cao vút, những chàng trai tấu nên những bản chiêng trầm hùng, những cô gái chân trần với nhịp xoang uyển chuyển, đàn ông thì đan lát và tạc tượng, phụ nữ thì dệt vải... Không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động đã làm đắm say bao du khách gần xa khi đến tham dự Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ 2, năm 2024.
Khởi công xây dựng Điểm trường liên cấp Mầm non và Tiểu học thôn Ha Cá, xã Khâu Vai

Khởi công xây dựng Điểm trường liên cấp Mầm non và Tiểu học thôn Ha Cá, xã Khâu Vai

Giáo dục - PV - 3 giờ trước
Sáng 12/12, Đảng uỷ, UBND xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) phối hợp với Đoàn từ thiện “Cộng đồng từ thiện Sân Đình” tổ chức khởi công xây dựng công trình nhà lớp học điểm trường liên cấp Mầm non và Tiểu học thôn Ha Cá, xã Khâu Vai.
Đồn Biên phòng Xín Cái giúp hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đồn Biên phòng Xín Cái giúp hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Nhịp cầu nhân ái - Hà Linh - 3 giờ trước
Thực hiện phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 12/12, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Xín Cái (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) tích cực tham gia hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn xóa nhà tạm, nhà dột nát.
“Điểm tựa” của đồng bào Dao ở Phai Làu

“Điểm tựa” của đồng bào Dao ở Phai Làu

Người có uy tín - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Vừa là Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn và Người có uy tín thôn Phai Làu, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, những năm qua, anh Tằng Dảu Tình đã trở thành “điểm tựa” tin cậy của đồng bào Dao ở vùng biên giới nơi đây. Anh không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền người dân bám bản, bám làng, giữ đất, giữ rừng, giữ biên giới quốc gia mà còn làm kinh tế giỏi.
Chư Pưh (Gia Lai): Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao quyền năng trẻ em

Chư Pưh (Gia Lai): Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao quyền năng trẻ em

Media - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối trẻ em vùng đồng DTTS và miền núi, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã thành lập 3 mô hình Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" tại các trường trung học cơ sở ở các thôn, làng đặc biệt khó khăn. Các thành viên của CLB sẽ là những “hạt nhân” tiên phong thay đổi nhận thức, xoá bỏ định kiến giới ngay khi ngồi trên ghế nhà trường và trong cộng đồng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc

Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 12/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc ở Lạng Sơn. Khơi nguồn dược liệu Đắk Nông. Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Trao cồng chiêng và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống

Tương Dương (Nghệ An): Trao cồng chiêng và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống

Tin tức - Khánh Ngân - 3 giờ trước
Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), mới đây, UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) đã trao tặng cồng, chiêng, loa máy và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống.
Những khoảnh khắc đẹp quanh cột mốc ngã ba Đông Dương

Những khoảnh khắc đẹp quanh cột mốc ngã ba Đông Dương

Phóng sự - Quang Vinh - 4 giờ trước
Nằm ở độ cao 1.086m so với mực nước biển, ngã ba Đông Dương nằm ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum là điểm tiếp giáp giữa 3 nước: Việt Nam, Lào và Campuchia. Vốn được mệnh danh là nơi mà “một con gà gáy ba nước đều nghe”, từ nhiều năm qua, ngã ba Đông Dương đã trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách đam mê du lịch, khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ tại cột mốc ba biên.
Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Chuyện về những người “mở đường” (Bài 1)

Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Chuyện về những người “mở đường” (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - Hà Linh - 4 giờ trước
Trong các giai đoạn phát triển, tỉnh Quảng Ninh luôn đặc biệt quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc Quốc phòng-An ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” (Nghị quyết 06). Từ định hướng, chủ trương của Đảng, các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và nỗ lực của các tầng lớp Nhân dân, vùng DTTS và miền núi Quảng Ninh đã có sự thay đổi rõ rệt. Trong hành trình vươn lên phát triển ở các bản làng, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng trên các lĩnh vực, trở thành hạt nhân điển hình lan tỏa về tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới tư duy trong vùng đồng bào.
Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 4 giờ trước
Phát huy thế mạnh nông, lâm nghiệp gắn với văn hóa để phát triển du lịch, xây dựng địa phương trở thành điểm đến của du khách, góp phần giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân là hướng đi mới của huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) những năm gần đây.
Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 4 giờ trước
Liên kết phát triển nông nghiệp hàng hóa, hỗ trợ vốn, giống, khoa học kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đang là điểm mạnh của kinh tế tập thể. Tại huyện Hàm Yên, tham gia vào chuỗi liên kết với hợp tác xã, nhiều nông dân bứt phá, làm giàu, góp sức xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản của địa phương.