Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nguồn vốn chính sách giúp cựu chiến binh vượt khó, làm giàu

Phương Linh - 00:19, 18/07/2023

Trong chiến tranh, đã có biết bao người xả thân giữa bom đạn khốc liệt để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Kết thúc chiến tranh, nhiều cựu chiến binh (CCB) thân thể đã không còn lành lặn, nhưng với quyết tâm "tàn nhưng không phế", họ đã luôn tích cực tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế. Trong nhiều trường hợp, nhờ có nguồn vốn ưu đãi chính sách mà nhiều gia đình thương bệnh binh đã trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi, tiêu biểu của địa phương.

Hai vợ chồng CCB Nguyễn Công Tợu và bà Nguyễn Thị Quế ở xóm Thạch Sơn, xã Văn Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) đang chăm sóc ao trại của gia đình
Hai vợ chồng CCB Nguyễn Công Tợu và bà Nguyễn Thị Quế ở xóm Thạch Sơn, xã Văn Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) đang chăm sóc ao trại của gia đình

Lần đầu tiên trong đời, CCB Nguyễn Công Tợu ở xóm Thạch Sơn, xã Văn Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) bắt được con cá trê phi nặng 8 kg ngay trong ao cá nhà mình để chuẩn bị đãi khách trưa nay. Ông Tợu phấn khởi nói: Để có được hơn 500 con cá trê phi thả dưới ao rộng 1.200 m2, cùng với hồ sen và vườn cây ăn quả trĩu cành đã cho thu hoạch hôm nay là nhờ vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho gia đình tôi vay vốn từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội (CSXH) để vợ chồng tôi có điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình. Cuộc sống gia đình tôi cũng đã khá hơn trước rất nhiều". 

Năm 1974, CCB Nguyễn Công Tợu nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, tái ngũ, lên đường đi đánh giặc và bị thương ở chiến trường Buôn Mê Thuật. Năm 1976, ông được xuất ngũ trở về địa phương sau khi non sông Việt Nam đã hoàn toàn thống nhất với thương tật trên mình. Bà Nguyễn Thị Quế - một nữ Thanh niên xung phong thủơ xưa làm phục vụ trên các cung đường từ Anh Sơn đến ngã ba Đồng Lộc, đã thương quý ông hết lòng và trở thành người vợ hiền chăm sóc ông từ đó đến nay. Hai “chiến sĩ” trên quê nghèo với túp lều tranh sập sệ lại thêm cảnh đông con nên cái nghèo cứ đeo đẳng năm này qua năm khác.

Thế rồi cơ hội mới đã mở ra cho gia đình ông, sau khi được Tổ Tiết kiệm vay vốn  của Ngân hàng CSXH bình xét cho vợ chồng ông vay 30 triệu đồng để phát triển kinh tế hộ gia đình. Sau khi được vay vốn, hai vợ chồng ông đã bàn nhau phát triển kinh tế theo hướng lấy ngắn nuôi dài. Nghĩ là làm. Ông Tợu đã nhờ cán bộ thú y, nông nghiệp của xã tư vấn cách làm chuồng trại, ao thả cá, hồ trồng sen, vườn cây ăn quả. Thời gian đầu vợ chồng ông tập trung vào chăn nuôi gia súc, gia cầm. Lượng phân thải của lợn, ông bà chuyển xuống ao làm thức ăn nuôi cá; lượng phân của gia cầm ông bà đem ủ để làm phân bón cho cây ăn quả trong vườn. Với cách làm khoa học này, mỗi năm gia đình ông bà Tợu đã có thu nhập 70 - 90 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Hiện, 7 người con của ông bà đều trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định. Trong đó có 3 người con đều đã sắm được xe ô tô tải chở hàng, phục vụ sản xuất. 

 "Nhờ những đồng vốn vay ưu đãi ban đầu của Ngân hàng CSXH đã trở thành bệ đỡ, giúp gia đình tôi từng bước vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Tôi mong rằng, sắp tới Nhà nước sẽ còn tăng mức cho vay đối với các gia đình chính sách như chúng tôi, để chúng tôi tiếp tục được vay vốn, phát triển kinh tế".

Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách nhiều CCB trên địa bàn huyện Yên Thành (Nghệ An) vượt khó, vươn lên làm giàu
Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách nhiều CCB trên địa bàn huyện Yên Thành (Nghệ An) vượt khó, vươn lên làm giàu

Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Yên Thành Phan Hữu Trang cho biết, được sự quan tâm từ lãnh đạo các cấp, dư nợ và chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn huyện không ngừng được nâng lên. Bên cạnh đó Ngân hành CSXH huyện đã tăng cường tuyên truyền các chủ trương chính sách, dịch vụ Mobile Banking; vận động tốt công tác huy động tiết kiệm từ tổ chức, cá nhân và người dân trên địa bàn biết để tham gia vào các chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nông thôn mới trên địa bàn huyện. Ngoài ra, để hỗ trợ các CCB phát triển kinh tế, Ngân hàng CSXH đã phối hợp với Hội CCB huyện Yên Thành, tạo điều kiện thuận lợi cho các hội viên vay vốn, làm tốt công tác nhận ủy thác với ngân hàng. Theo đó, Hội CCB huyện Yên Thành đang quản lý 106 Tổ Tư vấn vay vốn, trong đó có 105 Tổ Tiết kiệm vay vốn xếp loại tốt, 1 Tổ Tiết kiệm Tư vấn xếp loại khá, không có Tổ Tư vấn tiết kiệm trung bình và yếu kém.

Tính đến nay, dư nợ Ngân hàng CSXH toàn huyện đạt trên 861 tỷ đồng; dư nợ ủy thác thông qua Hội CCB đạt 190 tỷ đồng, với 4.000 khách hàng còn dư nợ. Từ nguồn vốn này, nhiều CCB đã vươn lên làm kinh tế giỏi nhờ sử dụng vốn vay đúng mục đích, đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi. Cùng với đó, Hội CCB huyện đã tổ chức cho hội viên tham gia các lớp tập huấn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt, phát triển thêm các mô hình chăn nuôi, trồng rừng, kinh doanh, ông Phan Hữu Trang cho biết thêm.

Chủ tịch Hội CCB huyện Yên Thành Trần Huy Thiều cho biết: Thời gian tới, Hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH triển khai có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương phổ biến kịp thời chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với hội viên nghèo; hướng dẫn và giám sát bình xét công khai các hộ thuộc đối tượng có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn. Tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng thụ hưởng nguồn vốn vay ưu đãi, phát triển chăn nuôi, trồng trọt, làm dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - PV - 2 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 20:11, 01/05/2024
Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 16:37, 01/05/2024
Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5

Thời sự - PV - 14:42, 01/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.