Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghĩa tình trong nắng hạn

Minh Thu - 08:57, 13/04/2024

Tình trạng nắng nóng kéo dài và xâm nhập mặn tăng cao không chỉ khiến cạn kiệt nguồn nước sản xuất mà còn khiến người dân các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Giữa lúc khó khăn này, xuất hiện nhiều hành động đẹp, trao gửi nghĩa tình đến với đồng bào.

Những “Giọt nước nghĩa tình” sẽ đến với dân vùng hạn, mặn.
Những “Giọt nước nghĩa tình” sẽ đến với dân vùng hạn, mặn.

Những “Xe nước nghĩa tình”

Trước tình trạng hạn mặn khốc liệt đầu năm 2024 ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), câu lạc bộ (CLB) tình nguyện Nét bút xanh - trực thuộc Mạng lưới tình nguyện Quốc gia đã nhanh chóng bắt nhịp khởi động chương trình trao tặng nước ngọt miễn phí với tên gọi “Xe nước nghĩa tình”.

Chỉ trong hai ngày đầu thực hiện 8 và 9/4, CLB Nét bút xanh đã thực hiện 6 chuyến xe nước nghĩa tình về Bến Tre với 2 xe 40m3 và 4 xe 4m3/xe; cùng 3 chuyến xe về Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).

“Hiện Nét bút xanh kết hợp với Tỉnh Đoàn Bến Tre để tổ chức thêm nhiều chuyến xe nước nghĩa tình đến với người dân khu vực bị hạn mặn. Gần nhất là ngày 16/4 này sẽ có 7 xe nước đến với bà con ở huyện Giồng Trôm”, anh Trương Văn Vũ, Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh thông tin.

Nhân lên những niềm vui trong nắng hạn.
Nhân lên những niềm vui để vượt qua khó khăn trong nắng hạn.

Tranh thủ thời gian sáng sớm hay cuối chiều, nắng nóng chưa chói chang, gay gắt và người dân sắp xếp được công việc, những “Xe nước nghĩa tình” đến với bà con. Mỗi thao tác đều được tình nguyện viên và người dân cẩn thận, nâng niu, tránh lãng phí từng giọt nước.

Anh Trương Thanh Tùng, Trưởng nhóm Bạn hữu đường xa huyện Châu Thành, tỉnh Long An chia sẻ: “Qua nguồn thông tin hạn mặn thiếu, người dân thiếu nước sinh hoạt, em tài xế trong nhóm đã huy động xe và nước chở đến phục vụ bà con. Ban đầu kinh phí do anh em tự bỏ ra, ai có xe bỏ xe, ai có sức bỏ sức rồi vài chuyến có một số mạnh thường quân hỗ trợ tiền dầu, vậy là anh em tiếp tục chở nước miễn phí cho người dân”.

Dọc hai bên đường từ trung tâm huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang về các xã Phước Trung, Tăng Hoà... không khó bắt gặp cảnh người dân mang theo can nhựa đến các vòi nước công cộng để chờ hứng nước ngọt (Ảnh: Tiền phong online).
Dọc hai bên đường từ trung tâm huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang về các xã Phước Trung, Tăng Hoà... không khó bắt gặp cảnh người dân mang theo can nhựa đến các vòi nước công cộng để chờ hứng nước ngọt (Ảnh: Tiền phong online).

Đoàn kết, sẻ chia trong gian khó

Cũng tại tỉnh Bến Tre, mới đây, Tỉnh Đoàn Bến Tre phối hợp Tập đoàn Keppel tại Việt Nam và Báo Tiền Phong trao tặng 1 hệ thống máy lọc nước mặn thành nước ngọt cho người dân xã Tân Thủy, huyện Ba Tri.

Chị Lâm Như Quỳnh - Bí thư Tỉnh Đoàn Bến Tre cho biết: Hệ thống máy lọc nước mặn thành nước ngọt được đặt tại Trung tâm Văn hóa Thể thao và học tập cộng xã Tân Thủy, có công suất sản xuất 6.000 lít nước sạch mỗi ngày, sẽ phục vụ cho gần 10.000 người dân tại xã Tân Thủy và các xã lân cận trên địa bàn huyện Ba Tri. Tổng kinh phí đầu tư, xây dựng khoảng 350 triệu đồng.

Nhằm sẻ chia khó khăn với người dân, mới đây, Tỉnh Đoàn Long An phối hợp Đội tình nguyện Bạn hữu đường xa ở hai huyện Tân An, Châu Thành và Team R - H cùng các nhà hảo tâm thực hiện chương trình “Giọt nước nghĩa tình” tại huyện Cần Giuộc. Hơn 30 thành viên của nhóm Bạn hữu đường xa với 10 xe tải (mỗi xe chở từ 3 đến 10 khối nước) đã tích cực bơm hơn 120 khối nước sạch để chuẩn bị lên hỗ trợ nước ngọt cho người dân tại 2 xã Phước Vĩnh Đông và xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc.

“Xe nước nghĩa tình” được CLB Nét bút xanh chuyển đến người dân vùng bị hạn mặn.
“Xe nước nghĩa tình” được CLB Nét bút xanh chuyển đến người dân vùng bị hạn mặn.

Anh Nguyễn Duy Khương, Trưởng nhóm Bạn hữu đường xa Tân An cho biết, nhóm sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến xe “giọt nước nghĩa tình” chở nước sạch cấp cho người dân tại các địa phương đang thiếu nước trầm trọng ở tỉnh Long An và cả Tiền Giang.

Hiện tại, hạn mặn tại các tỉnh ĐBSCL đang rất khốc liệt và còn diễn biến phức tạp. Nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng khiến nhiều hộ dân bị “khát” nước ngọt, nước sinh hoạt, nước uống trầm trọng. Chính vì vậy, những “Xe nước nghĩa tình”; “Giọt nước nghĩa tình” đã phần nào giúp bà con vùng hạn mặn từng bước khắc phục và vượt qua khó khăn. Những mô hình đã tô thêm hình ảnh đẹp của con người Việt Nam, càng trong khó khăn, hoạn nạn, càng đoàn kết, sẻ chia.

Nhằm hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn trong sinh hoạt và đời sống bởi hạn mặn, ngày 11/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh Bến Tre đã cấp phát miễn phí 25.000 lít nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho Nhân dân vùng hạn mặn tại xã Bình Thắng, huyện Bình Đại. Công đoàn Tổng Công ty Lương thực miền Nam tổ chức chương trình cộng đồng “Chung tay hướng về bà con nông dân vùng hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long” nhằm chia sẻ nước ngọt cho bà con vùng hạn mặn tại Bến Tre; chương trình đã tặng 300 bình nước ngọt (loại 19 lít), mỗi hộ gia đình khó khăn sẽ nhận 2 bình về sử dụng. Tổng kinh phí khoảng 50 triệu đồng.



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng-Tuyết Mai - 19:41, 01/04/2025
Vùng công viên địa chất Lạng Sơn, là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhận thức được giá trị đó, cùng với việc tích cực xây dựng công viên địa chất Lạng Sơn, thời gian qua, ngành Văn hóa nói riêng và các cấp, ngành trong tỉnh nói chung đã có nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn, lan tỏa giá trị của tín ngưỡng này.
Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 19:38, 01/04/2025
Gắn với 10 nội dung “Bảy tốt đời, ba đẹp đạo” do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, đồng bào công giáo phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã đoàn kết lương giáo, tô điểm quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong phong trào xây dựng Đô thị văn minh, phường Đại Nài đã trở thành điển hình tiêu biểu của TP.Hà Tĩnh.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Sự kiện - Bình luận - Hà Anh - 19:36, 01/04/2025
Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo dư địa, động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Chủ trương trên được cụ thể hóa bằng các Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính, được Nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ.
Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 19:35, 01/04/2025
UBND tỉnh Ninh Bình giao các sở, ngành, địa phương liên quan theo dõi, nắm bắt các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm, lệch chuẩn... Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025 của UBND tỉnh Ninh Bình.
Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc màu 54 - Hoàng Trung - Minh Ngọc - 19:29, 01/04/2025
Hòa trong không khí rộn ràng của mùa Xuân, Ngày hội "Sắc xuân vùng cao A Lưới" năm 2025 tại Làng văn hóa các dân tộc thiếu sổ (ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, thành phố Huế) diễn ra với sự tham gia đông đảo của đồng bào dân tộc thiểu số, du khách trong và ngoài huyện. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch, sản phẩm đặc trưng của huyện A Lưới.
Quảng Ninh: Đồng bào Công giáo phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”

Quảng Ninh: Đồng bào Công giáo phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 19:25, 01/04/2025
Quảng Ninh hiện có hơn 40.000 tín đồ công giáo, 16 giáo xứ, 38 giáo họ. Thực hiện phương châm “Kính Chúa, yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo luôn phát huy tốt vai trò trong hầu hết các phong trào tại địa phương nơi cư trú. Nhiều mô hình, sáng kiến, cách làm hay được các giáo xứ, họ đạo đề ra, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, nhiệm vụ của địa phương, phù hợp với tâm tư, tình cảm, nếp sống đạo của người công giáo.
Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc mừng kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025

Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc mừng kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 19:21, 01/04/2025
Nhân dịp kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025, ngày 1/4, Đoàn công tác Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo do ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó trưởng Ban làm Trưởng đoàn đến thăm chúc mừng Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh và Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh Ninh Thuận. Cùng đi có bà Trần Thị Minh Thu, Trưởng Phòng Tín ngưỡng và Tôn giáo khác; bà Pi Năng Thị Hốn, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận.