Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hạn mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống

Minh Thu - 07:54, 09/04/2024

Thời gian gần đây, các tỉnh phía Nam xảy ra nắng nóng kéo dài, tại một số địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân, nhiều hộ dân đã gặp khó khăn về nước sinh hoạt.

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang đẩy mạnh phân vùng sản xuất vừa ứng phó với xâm nhập mặn, vừa nâng cao giá trị kinh tế sản phẩm nông nghiệp.
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang đẩy mạnh phân vùng sản xuất vừa ứng phó với xâm nhập mặn, vừa nâng cao giá trị kinh tế sản phẩm nông nghiệp.

Xâm nhập mặn ngày càng diễn biến phức tạp

Theo thống kê của ngành chức năng, từ cuối tháng 1/2024 đến nay, các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã đối mặt với 2 đợt mặn xâm nhập sâu vào đất liền. Diễn biến mặn ngày càng khốc liệt hơn và tác động đến đời sống, sản xuất, khiến người dân đứng ngồi không yên vì nỗi lo thiếu nước ngọt.

Hiện nay, tại các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu… độ mặn 4‰, xâm nhập sâu khoảng 22 km (tại xã Minh Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang), độ mặn 1,0‰ xâm nhập sâu khoảng 26 km đến (tại xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

Tại tỉnh Tiền Giang, qua khảo sát ở huyện Gò Công Tây, Gò Công Đông, nhiều con kênh đã cạn nước. Nguồn nước còn lưu trữ trong các kênh nội đồng cũng đã cạn kiệt. Trong đó, một số tuyến kênh chính lấy nước đưa về phía biển chỉ còn giữ nước chân nhằm tránh sạt lở.

Theo ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, xâm nhập mặn năm 2024 ở địa phương đến sớm hơn, lấn sâu hơn so với trung bình nhiều năm. Độ mặn khu vực sông Tiền cao hơn so với cùng kỳ các năm 2016, 2021 và 2023.

Còn theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xâm nhập mặn năm nay cao hơn trung bình nhiều năm từ 5-15 km, đã tác động đến sản xuất nông nghiệp của toàn khu vực.

Tại Tiền Giang có khoảng 35.000ha cây ăn trái như sầu riêng, cây có múi, vú sữa… mẫn cảm với mặn cần được bảo vệ. Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang chia sẻ, người dân sản xuất 22.000ha sầu riêng tại Tiền Giang được tập huấn các giải pháp bảo vệ vườn cây ăn trái trước hạn, mặn. 

Sở cũng đã khuyến cáo người sản xuất, chủ động tích trữ nước ngọt phục vụ sản xuất, đảm bảo đủ tưới và cung cấp dinh dưỡng hợp lý theo nhu cầu cây trồng, tăng cường sử dụng vật liệu hữu cơ như rơm rạ, cỏ khô giữ ẩm cho cây để tránh những nguy cơ thiệt hại sau hạn hán và xâm nhập mặn.

Các tỉnh cũng cần lưu ý về lâu dài, trong các kịch bản ứng phó cần chú trọng quy hoạch vùng sản xuất, bố trí lại dân cư theo hướng tập trung, hoàn thiện kiến thiết hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, cấp nước nông thôn, quản lý, khai thác hợp lý nguồn nước ngầm bảo vệ môi sinh, môi trường.

Trần Hồng HàPhó thủ tướng Chính phủ

Dù đã kinh nghiệm nhiều năm ứng phó, nhưng nếu hạn, mặn kéo dài thì diện tích sản xuất cây ăn trái của nhiều địa phương sẽ bị ảnh hưởng. 

Theo ông Lê Ngọc Sơn, ấp Sơn Phụng, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, ngay từ giữa năm 2023, địa phương đã phát động người dân trữ nước để tưới cây ăn trái trong mùa hạn mặn 2024. Gia đình ông Sơn trữ 1.200 m3 nước phục vụ cho 6.000 m2 sản xuất sầu riêng. Nhưng cây sầu riêng rất nhạy cảm với độ mặn, chỉ cần độ mặn 0,2‰ thì đã không thể tưới sầu riêng. Do đó, việc trữ nước là giải pháp để cứu vườn sầu riêng sống được qua mùa hạn mặn, chứ không thể giữ vườn đạt chất lượng như mong muốn. Với năng lực của gia đình, lượng nước trữ sử dụng trong 2 tháng tiếp theo với chế độ tưới tiết kiệm, phun xịt chống sâu bệnh, nếu vượt qua thời gian này, toàn bộ vườn sầu riêng sẽ chết do thiếu nước tưới, độ mặn lắng tụ trong đất sau nhiều lần tưới nước nhiễm mặn, dù vẫn ở ngưỡng mặn cho phép. Như vậy thiệt hại kinh tế sẽ lên tới gần 4 tỷ đồng/ha.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Tám, ấp Thân Bình, xã Thân Hữu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đang rất lo lắng cho 3.200 m2 rau các loại trước diễn biến hạn mặn khốc liệt năm nay. “Mặc dù tôi đã áp dụng phương pháp tưới nước tiết kiệm và trang bị màn phủ chống thoát nước, nhưng nguồn nước dự trữ hiện đang cạn dần, sẽ gây khó khăn cho gia đình đang sản xuất rau xanh”, ông Tám nhận định.

Nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Triển khai nhanh, khẩn trương công trình, dự án liên quan phòng, chống hạn mặn

Nhằm kiểm tra tình hình ứng phó hạn hán và xâm nhập mặn, giải quyết nước sinh hoạt phục vụ Nhân dân trong mùa khô 2023 - 2024, ngày 7/4, tại Tiền Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì buổi làm việc trực tuyến với các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Long An và Cà Mau. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nghe báo cáo của các địa phương về diễn biến thiên tai, những biện pháp, cách làm hay, sáng tạo, phù hợp từng vùng, địa phương để đảm bảo sản xuất, đời sống người dân trong tình hình diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn phức tạp, kéo dài ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội.

Đặc biệt, các địa phương đã bảo vệ thành công sản xuất lúa vụ Đông Xuân, vùng trồng cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao, giải quyết kịp thời nước sinh hoạt và sản xuất, không để người dân những nơi khó khăn bị thiếu nước dùng trong các tháng cao điểm hạn mặn.

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã lưu ý các tỉnh, trên cơ sở giải pháp và kinh nghiệm ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn đã đúc kết để chú trọng xây dựng kịch bản, phương án ứng phó chiến lược, dài hơi, kết nối giữa trong tỉnh và liên tỉnh, liên vùng phù hợp với diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn. Đồng thời, giải quyết nguồn nước sinh hoạt phục vụ Nhân dân những nơi khó khăn, không để người dân thiếu nước sinh hoạt;

Cùng với đó, các tỉnh cần quan tâm huy động tốt nguồn lực đầu tư để hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng thủy lợi, giao thông, phòng, chống hạn mặn, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và sản xuất phù hợp với quy hoạch từng tỉnh, vùng và liên vùng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai. Triển khai nhanh, khẩn trương công trình, dự án liên quan phòng, chống hạn mặn; đồng bộ với phòng, chống lũ lụt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ thích ứng biến đổi khí hậu mang lại hiệu quả, có tính chiến lược lâu dài.

Theo Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, các tỉnh cũng cần lưu ý về lâu dài, trong các kịch bản ứng phó cần chú trọng quy hoạch vùng sản xuất, bố trí lại dân cư theo hướng tập trung, hoàn thiện kiến thiết hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, cấp nước nông thôn, quản lý, khai thác hợp lý nguồn nước ngầm bảo vệ môi sinh, môi trường.



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.