Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hạn, mặn và bài toán bảo đảm nước sinh hoạt ở đồng bằng sông Cửu Long

Tùng Nguyên - 09:25, 14/03/2024

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn sẽ xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gay gắt hơn năm 2023. Bên cạnh chủ động, kịp thời, quyết liệt ứng phó với hạn, mặn thì cũng cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân.

Hạn, mặn và bài toán bảo đảm nước sinh hoạt ở đồng bằng sông Cửu Long
Cống ngăn mặn Nguyễn Tấn Thành trên sông Tiền - cống ngăn mặn có quy mô lớn thứ hai ở miền Tây, chỉ sau cống Cái Lớn-Cái Bé (tỉnh Kiên Giang) ngày 7/3, dự kiến mở lại ngày 12/4/2024.

Chủ động ứng phó hạn, mặn

Từ đầu năm đến nay, khu vực Nam bộ xay ra nhiều đợt nặng nóng kéo dài; trong đó, nhiều địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang đối diện với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn. Hạn, mặn sẽ gay gắt hơn ở địa bàn này trong thời gian tới.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, từ ngày 11 - 20/3, xâm nhập mặn ở ĐBSCL tăng dần đến giữa tuần, sau đó giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 3/2023. Dự báo trong tháng 3 mặn đạt đỉnh vào các kỳ 10 - 13/3 và 24 - 26/3 với ranh mặn 4g/l có thể vào 50 - 60km.

Trước tình hình xảy ra đợt cao điểm về xâm nhập mặn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và các địa phương khu vực ĐBSCL đang quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó theo Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 8/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, Cục đã phối hợp, theo dõi các dự báo sớm để đưa ra kế hoạch thích ứng. Trong đó, ở những vùng có đê bao và cống đập sẽ tiến hành đóng cống khi độ mặn vượt ngưỡng cho phép. Hiện Cục đã chính thức đóng cống ngăn mặn Nguyễn Tấn Thành - cống ngăn mặn có quy mô lớn thứ hai ở miền Tây, chỉ sau cống Cái Lớn-Cái Bé (tỉnh Kiên Giang) ngày 7/3, dự kiến mở lại ngày 12/4, để bảo vệ gần 100.000 ha và tạo nguồn cung cấp nước sinh hoạt ổn định cho gần 1,1 triệu người dân của hai tỉnh Tiền Giang và Long An.

Hạn, mặn và bài toán bảo đảm nước sinh hoạt ở đồng bằng sông Cửu Long 1
Hiện dân số ĐBSCL hơn 17 triệu người, nhưng có khoảng 5 triệu người đang thiếu nước sinh hoạt và đến 2030 con số này có thể tăng lên.

Đối với những khu vực bị ảnh hưởng hạn, mặn nghiêm trọng, Cục Trồng trọt khuyến cáo người dân chuyển đổi từ sản xuất lúa sang hoa màu và các loại cây chịu hạn, mặn. Hiện Bộ NN&PTNT khẩn trương điều chỉnh cơ chế hoạt động của các công trình thủy lợi tại ĐBSCL, từ ngăn mặn, trữ ngọt để sản xuất lúa sang điều tiết mặn - ngọt.

Đánh giá về kinh nghiệm ứng phó với xâm nhập mặn ở ĐBSCL, PGS. TS Lê Anh Tuấn - nguyên Phó Viện trưởng Biến đổi khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ) cho rằng, chính quyền địa phương và người dân trong khu vực đã tích lũy được nhiều bài học từ thực tiễn. Để né mặn, nông dân đã xuống giống vụ lúa đông xuân từ rất sớm, nên đã kịp thu hoạch trước khi mặn xâm nhập. Ngoài ra, bà con đã biết cách rải rơm, cỏ trên ruộng để chống bốc hơi nước; giữ được độ ẩm trong đất cũng là cách giảm bớt tình hình xâm nhập mặn.

“Về lâu dài, cần khôi phục vùng trũng trữ nước tự nhiên, Ví dụ vùng Đồng Tháp Mười hay tứ giác Long Xuyên trước đây, nay người dân làm đê bao để tăng vụ, nên không còn chức năng trữ nước tự nhiên nữa”, ông Tuấn chia sẻ.

Tập trung giải quyết vấn đề cấp bách

Cùng với xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp thì nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Chỉ riêng tại Cà Mau, khô hạn gay gắt từ đầu năm 2024 đến nay đã khiến hơn 3.000 hộ dân địa phương thiếu nước sạch, nhiều vùng thiếu nước nghiêm trọng.

Thiếu nước sạch sinh hoạt vào cao điểm hạn, mặn là tình trạng cấp bách, trên diện rộng, diễn ra nhiều năm nay ở khu vực ĐBSCL. Một số liệu của Cục Thủy lợi – Bộ NN&PTNT cho thấy, xâm nhập mặn năm 2015 - 2016 và 2019 - 2020 tại khu vực này kéo dài gần 5 tháng, có khoảng 200 công trình cấp nước tập trung bị ảnh hưởng, dẫn đến gần 100.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt.

Khai thác nước ngầm khiến ĐBSCL càng ngày càng lún, có nguy cơ bị xâm nhập mặn. Vậy sau này lấy nước ngọt ở đâu là vấn đề nan giải?”.
Ông Trần Thanh Nam
Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT

Đơn vị này cũng cảnh báo, ĐBSCL nằm ở hạ nguồn bị xâm nhập mặn, trong khi sử dụng nước ngầm là chính nên ảnh hưởng đến tương lai rất nhiều. Hiện dân số ĐBSCL hơn 17 triệu người, nhưng có khoảng 5 triệu người đang thiếu nước sinh hoạt và đến 2030 con số này có thể tăng lên.

Để bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân, từ nhiều chương trình, dự án, các tỉnh thành phố vùng ĐBSCL đã được đầu tư xây dựng hàng loạt công trình cấp nước. Bên cạnh các công trình cấp nước sinh hoạt phân tán theo các chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân nông thôn, đồng bào DTTS của Nhà nước, toàn vùng hiện có gần 4.000 công trình cấp nước nông thôn tập trung. Trong đó, số lượng công trình hoạt động bền vững khoảng 2.450 công trình (chiếm tỷ lệ 62%).

Đây là vùng có tỷ lệ công trình hoạt động bền vững cao so ở ĐBSCL đã và đang diễn ra phức tạp, một phần nguyên nhân là do khai thác nước ngầm quá mức. Theo ước tính, mỗi năm mức độ sụt lún ở khu vực này từ 0,5cm đến 3cm, trong khi đó tỷ lệ nước biển dâng khoảng 0,3cm/năm, dẫn đến ngập nước, ô nhiễm khó kiểm soát.

Hạn, mặn và bài toán bảo đảm nước sinh hoạt ở đồng bằng sông Cửu Long 3
Theo ước tính, mỗi năm mức độ sụt lún ở ĐBSCL từ 0,5cm đến 3cm, trong khi đó tỷ lệ nước biển dâng khoảng 0,3cm/năm, dẫn đến ngập nước, ô nhiễm khó kiểm soát.

Ông Trần Thanh Nam, Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT đã từng đặt câu hỏi: “Khai thác nước ngầm khiến ĐBSCL càng ngày càng lún, có nguy cơ bị xâm nhập mặn. Vậy sau này lấy nước ngọt ở đâu là vấn đề nan giải?”. Theo ông Nam, để giải quyết vấn đề cấp bách này, cùng với việc xây dựng một số mô hình trữ nước cộng đồng cho từng hộ gia đình, cụm dân cư có sẵn như ao, hồ,… thì vấn đề cần quan tâm hiện nay là đầu tư công nghệ xử lý nước đảm bảo đạt chuẩn. Đây là giải pháp về lâu dài để có nguồn nước phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân ĐBSCL.

“Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cần ưu tiên ngân sách địa phương kết hợp với ngân sách Trung ương và nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng công trình cấp nước tại vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước, khu vực bãi ngang, ven biển, biên giới, hải đảo”, ông Nam đề nghị.

Trước tình hình xảy ra đợt cao điểm về xâm nhập mặn, Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 8/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại ĐBSCL. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, nhất là các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, phải chủ động bố trí nguồn lực của địa phương, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ, triển khai ngay các biện pháp cần thiết phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương nhằm bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân, kiên quyết không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt hoặc phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.