Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri

Thái Sơn Ngọc - 21:09, 08/01/2025

Lễ trưởng thành là nghi thức quan trọng đánh dấu bước phát triển trong đời người của thiếu nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Đây là thời điểm các cháu chính thức được cộng đồng công nhận tín đồ Hồi giáo Bàni. Lễ trưởng thành đối với thiếu nữ gọi là Karơh, do Cả sư và các chức sắc thuộc thánh đường Hồi giáo Bà ni thôn Lương Tri đảm nhiệm thực hành nghi lễ.

Những người lớn tuổi tộc họ Mành Xi hướng dẫn các cháu thiếu nữ chuẩn bị bước vào rạp trang điểm chờ làm Lễ trưởng thành.
Những người lớn tuổi tộc họ Mành Xi hướng dẫn các cháu thiếu nữ chuẩn bị bước vào rạp trang điểm chờ làm Lễ trưởng thành

Đến với làng Lương Tri (tiếng Chăm gọi là palei Cang,) thuộc xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) vào những ngày đầu năm mới 2025, chúng tôi được tham dự nghi lễ trưởng thành cho thiếu nữ dân tộc Chăm theo Hồi giáo Bà ni. Từ sáng sớm ngày 3/1, nhằm ngày thứ Sáu tuần đầu tiên của năm mới 2025, bà con tộc họ Mành Xi có mặt rất sớm tại gia đình chị Đạo Thị Kim Soạn ở cuối thôn. Đây là ngày có ý nghĩa trọng đại của tộc họ Mành Xi, do Người có uy tín Đạo Văn Thị làm tộc trưởng. Tộc họ tổ chức thực hiện nghi Lễ trưởng thành trước tuổi dậy thì cho các cháu từ 9 tuổi đến 11 tuổi là Đạo Ngọc Ánh Dương, Đạo Quỳnh Thiên An, Đạo Thùy Minh Hân.

Các cháu mặc áo vàng, đầu đội khăn lễ chuẩn bị thực hành nghi Lễ trưởng thành.
Các cháu mặc áo vàng, đầu đội khăn lễ chuẩn bị thực hành nghi Lễ trưởng thành

Trên khoảng sân rộng trong nhà chị Kim Xoàn, bà con dựng rạp lễ che bằng cà tăng, mặt xoay về hướng Nam, nơi hành lễ được che phông màn sắc màu tươi đẹp. Đối diện với rạp hành lễ là rạp trang điểm, thay đổi trang phục cho các thiếu nữ, do bà Đạo Thị Nội đảm nhận hướng dẫn các cháu thực hành nghi lễ, gọi là bà Muk Ba.

Trước khi thực hành nghi Lễ trưởng thành, bà Đạo Thị Nội đưa các cháu đi tắm tẩy trần, mặc trang phục truyền thống, mang nhiều vòng vàng, khoen tai, thể hiện con gái đến tuổi trưởng thành được làm đẹp và được hưởng quyền lợi cũng như thực hiện trách nhiệm của tín đồ Hồi giáo Bà ni. Nghi lễ trưởng thành trải qua các bước tẩy trần, trang điểm, thực hành nghi lễ đọc kinh, sức nước thơm, cắt tóc, cho ăn muối, cúng thần linh, lạy tạ ơn,…

Anh Đạo Công Văn bế con trai Đạo Thế Bảo là “nhân vật” chứng kiến nghi Lễ trưởng thành cho các thiếu nữ.
Anh Đạo Công Văn bế con trai Đạo Thế Bảo là “nhân vật” chứng kiến nghi Lễ trưởng thành cho các thiếu nữ

Sư cả Đạo Bùi, Phó Chủ tịch Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà ni tỉnh Ninh Thuận, trụ trì thánh đường Hồi giáo Bà ni thôn Lương Tri, chủ Lễ trưởng thành cho biết, cũng như các tôn giáo khác, tín ngưỡng vòng đời của đồng bào Chăm Hồi giáo Bà ni trải qua các nghi lễ quan trọng nhất là đầy tháng, đầy năm, trưởng thành, lễ cưới. Karơh dịch ra tiếng phổ thông là “chiếc gương”, ý nói con gái đến tuổi trưởng thành biết soi gương, biết làm đẹp. Nghi lễ trưởng thành do các vị chức sắc tôn giáo đảm nhận thực hiện trong từng tộc họ, theo số lẻ là 3, 5, 7 cháu. Nghi lễ thống nhất tổ chức vào các ngày tốt là thứ Tư, thứ Sáu và các tháng tốt là 3, 6, 8, 10 và 11 theo Chăm lịch. Tùy theo điều kiện kinh tế của tộc họ và điều kiện thực tế của mỗi thôn xóm, nghi lễ được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên theo quy định chung, trong nghi Lễ trưởng thành phải bảo đảm lễ vật cúng gồm có mâm trầu cau; mâm ngọt là chuối, chè xôi, bánh trái; mâm mặn có canh dê, gà luộc, cá kho, thịt dê luộc, dưa hấu, cây chuối non xắt mỏng với lá lốt…

Thiếu nữ ngồi trong rạp lễ thực hiện nghi thức Lễ trưởng thành.
Thiếu nữ ngồi trong rạp lễ thực hiện nghi thức Lễ trưởng thành

Trong hương trầm tỏa khói và ánh đèn sáp ong, bà Muk Ba hướng dẫn các cháu từ rạp trang điểm trong trang phục truyền thống bước qua rạp lễ quỳ trước mặt các vị chức sắc. Sư cả Đạo Bùi tiến hành sức nước thơm lên trán các thiếu nữ, dùng kéo cắt mái tóc trước trán và tóc hai bên thái dương. Đồng thời dùng dao hành lễ cạo lớp tóc mai trước trán thiếu nữ. Sau đó, Sư cả cho thiếu nữ “ăn muối” rồi ngậm nước nhả vô ống nhổ. Việc cho “ăn muối” thể hiện niềm tin của tín đồ vào đấng linh thiêng, chấp hành theo các quy định của tôn giáo, vui sống tốt đời đẹp đạo.

Sư cả Đạo Bùi sức nước thơm tẩy trần cho các thiếu nữ.
Sư cả Đạo Bùi sức nước thơm tẩy trần cho các thiếu nữ


Sư cả Đạo Bùi thực hiện nghi thức cắt tóc cho thiếu nữ.
Sư cả Đạo Bùi thực hiện nghi thức cắt tóc cho thiếu nữ

Sau phần cắt tóc và cho “ăn muối” là nghi thức quan trọng nhất của buổi lễ, bà Muk Ba Đạo Thị Nội hướng dẫn các thiếu nữ qua rạp trang điểm thay đổi trang phục. Sau đó, các cháu trở lại rạp lễ lạy tạ Sư cả và các Imum thực hiện nghi Lễ trưởng thành. Phía ngoài rạp lễ, các bà cao tuổi trong tộc họ Mành Xi lạy chúc mừng và cầu xin đấng tối cao phù hộ các cháu học hành thành đạt, trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội, tích cực góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp.

Sư cả Đạo Bùi thực hiện nghi thức cạo tóc con trước trán thiếu nữ trưởng thành.
Sư cả Đạo Bùi thực hiện nghi thức cạo tóc mai trước trán thiếu nữ trưởng thành
Nghi thức cho các thiếu nữ “ăn muối” tại lễ trưởng thành.
Nghi thức cho các thiếu nữ “ăn muối” tại Lễ trưởng thành

Sau khi nghi lễ kết thúc, các gia đình mở tiệc khoản đãi bà con đến chúc mừng Lễ trưởng thành của con cháu tộc họ Mành Xi ở thôn Lương Tri. Chị Đạo Thị Kim Soạn, mẹ của cháu Đạo Quỳnh Thiên An phấn khởi cho biết: “Nhân ngày lành tháng tốt, gia đình tôi và tộc họ vui mừng tổ chức Lễ trưởng thành cho các cháu. Đây là nghi lễ rất quan trọng trong đời sống tinh thần đồng bào Chăm Hồi giáo Bà ni, các cháu trưởng thành được tham gia tín ngưỡng tôn giáo và các sinh hoạt động cộng đồng ở khu dân cư”. 

Các cháu thiếu nữ mang nhiều vòng vàng trong ngày thực hiện nghi thức Lễ trưởng thành.
Các cháu thiếu nữ mang nhiều vòng vàng trong ngày thực hiện nghi thức Lễ trưởng thành
Bà Đạo Thị Nội hướng dẫn các cháu thực hiện nghi thức Lễ trưởng thành.
Bà Đạo Thị Nội hướng dẫn các cháu thực hiện nghi thức Lễ trưởng thành
Các gia đình mở tiệc khoản đãi bà con đến chúc mừng lễ trưởng thành của con cháu tộc họ Mành Xi.
Các gia đình mở tiệc khoản đãi bà con đến chúc mừng Lễ trưởng thành của con cháu tộc họ Mành Xi
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Văn hóa Mông trên lưng ngựa

Văn hóa Mông trên lưng ngựa

Có một bản giao hưởng len lỏi trên những cung đường đá tai mèo, nơi chỉ có trời xanh vời vợi, những vạt nắng rớt xuống lưng chừng núi và những bước chân của đồng bào Mông luôn cao hơn mọi đỉnh núi cao nhất. Bản giao hưởng ấy không chỉ đến từ khèn, từ sáo... mà đến từ những vó ngựa gõ nhịp, từ tiếng lục lạc leng keng, từ tiếng lọc xọc trên bộ yên cương gỗ, đã bạc màu sương gió. Với người Mông, con ngựa không đơn thuần chỉ là con vật thồ hàng, mà nó còn mang trên lưng cả tâm tình, cả văn hóa, cả linh hồn của người Mông.
Tin nổi bật trang chủ
Xây dựng làng Mường cổ thành sản phẩm OCOP

Xây dựng làng Mường cổ thành sản phẩm OCOP

Du lịch - PV - 3 giờ trước
Đã có hơn chục năm làm du lịch nhưng đến nay, xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và sự kỳ vọng. Trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), xã Phong Phú đã lựa chọn du lịch cộng đồng xóm Lũy Ải để thúc đẩy du lịch ở bản Mường cổ này.
Thủ tướng Tây Ban Nha kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Tây Ban Nha kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Thủ tướng Pedro Sanchez và Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Tây Ban Nha kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam. Trong thời gian diễn ra chuyến thăm, Thủ tướng Pedro Sanchez đã được Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường tiếp; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đón, hội đàm và hội kiến Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nhân chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung.
Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai. Nhà thờ Bác Trạch - Thái Bình. “Bóng cả” làng Khúc Na. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ hội Làng Sen 2025

Lễ hội Làng Sen 2025

Media - BDT - 6 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 10/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Làng Sen 2025. Chùa cò ở Trà Vinh. Nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngăn chặn kẻ xấu xúi giục, kích động đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS): Nhận diện âm mưu, thủ đoạn (Bài 1)

Ngăn chặn kẻ xấu xúi giục, kích động đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS): Nhận diện âm mưu, thủ đoạn (Bài 1)

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 6 giờ trước
Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em, luôn gắn kết trong sự hòa thuận, đoàn kết để xây dựng quê hương phát triển. Tuy nhiên, các thế lực thù địch không ngừng tìm cách chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, lợi dụng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để kích động, gây rối nhằm phá hoại sự ổn định chính trị và trật tự xã hội. Nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của những thế lực này là cách để chúng ta nâng cao cảnh giác, bảo vệ sự bình yên của đất nước.
Rừng mai trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông

Rừng mai trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 10/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Rừng mai cổ thụ trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông. Người giữ lửa văn hóa Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lai Châu: Từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả sau sáp nhập bộ máy hành chính

Lai Châu: Từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả sau sáp nhập bộ máy hành chính

Trang địa phương - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương; Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã khẩn trương kiện toàn nhân sự, triển khai các quyết định ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức. Qua đó, sớm đưa bộ máy đi vào hoạt động bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; góp phần nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.
Tiếng chuông chùa trên đỉnh đèo Lò Xo

Tiếng chuông chùa trên đỉnh đèo Lò Xo

Dân tộc - Tôn giáo - Tiêu Dao - 6 giờ trước
Trong hành trình vượt qua đỉnh đèo Lò Xo huyền thoại, tiếng chuông chùa vang lên giữa vùng xa vắng khiến nhiều người bất ngờ. Chùa Khánh Linh trên đỉnh đèo như một điểm nhấn du lịch tâm linh cho du khách khi đi qua con đèo này.
Hai học sinh dân tộc Mông đạt giải sáng kiến về Dự án giáo dục giới tính

Hai học sinh dân tộc Mông đạt giải sáng kiến về Dự án giáo dục giới tính

Giáo dục - Lê Hường - 6 giờ trước
Sinh sống tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk chứng kiến tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện vẫn diễn ra ở các địa bàn vùng sâu, gây ra nhiều hệ lụy đáng buồn. Vì vậy, 2 em Hoàng Thị Thủy và Lý Văn Lầu, dân tộc Mông, học sinh lớp 8, Trường PTDT nội trú THCS Krông Bông đã tự mày mò tìm hiểu và thiết kế xây dựng một dự án giáo dục giới tính, với mong muốn góp phần đẩy lùi tảo hôn trong đồng bào DTTS.
Lan tỏa phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới ở Hoa Thám

Lan tỏa phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới ở Hoa Thám

Công tác Dân tộc - Minh Anh - 6 giờ trước
Với tinh thần nhà nước và Nhân dân cùng làm, người dân ở xã Hoa Thám, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã lan tỏa phong trào hiến đất mở đường, xây dựng các công trình dân sinh, góp phần hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là một trong những địa phương có diện tích đất hiến để mở đường nhiều nhất tỉnh Lạng Sơn.
Nhiều diện tích lúa nước của đồng bào Bru Vân Kiều có nguy cơ mất trắng vì khô hạn

Nhiều diện tích lúa nước của đồng bào Bru Vân Kiều có nguy cơ mất trắng vì khô hạn

Kinh tế - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Hiện 45ha lúa nước của đồng bào Bru Vân Kiều ở thôn Trằm, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang vào thời kỳ nuôi đòng, trổ bông. Thế nhưng do thiếu nước tưới, toàn bộ diện tích này đang đứng trước nguy cơ mất trắng!