Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, là lúc thời điểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông (ATGT). Chính vì thế, tỉnh Lai Châu đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT đến mọi tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là học sinh.
Tối 26/12, Tuần Văn hóa, du lịch huyện Tam Đường (Lai Châu) đã khai mạc với chủ đề “Hành trình khám phá sắc màu văn hóa Tam Đường”, thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Ngày 24/12, Giải dù lượn đường trường mở rộng năm 2020 (Putaleng XC open 2020) và hoạt động khinh khí cầu đã chính thức khai mạc tại tỉnh Lai Châu.
Về miền cực Tây vào thời điểm này, được dự Tết cổ truyền Hồ Sự Chà, du khách sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa phong phú, đa dạng, mang đậm sắc thái đặc trưng của dân tộc Hà Nhì.
Hội diễn nghệ thuật quần chúng các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ III, năm 2020 với chủ đề: “Sắc màu văn hóa các dân tộc Lai Châu” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu tổ chức trong 2 ngày (11-12/12) đã thành công tốt đẹp.
Kinh tế -
Nghĩa Hiệp -
15:18, 14/12/2020 “Việc áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp không chỉ giúp người dân xoá đói, giảm nghèo, mà còn hình thành nên các vùng trồng trọt cho năng suất cao, giúp ngành nông nghiệp phát triển”, ông Đặng Văn Châu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lai Châu nhấn mạnh về hiệu quả từ việc thay đổi phương thức sản xuất, canh tác áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp trên địa bàn Lai Châu
Du lịch cả nước nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng đều bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Để đưa du lịch hoạt động quay trở lại, tỉnh Lai Châu đã ban hành gói kích cầu du lịch lần 2, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp làm du lịch.
Tin tức -
Trọng Bảo -
19:13, 22/10/2020 Ngày 22/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 chính thức khai mạc. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chỉ đạo Đại hội. Dự Đại hội còn có Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh, đại diện Lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; Lãnh đạo tỉnh Lai Châu, nguyên lãnh đạo tỉnh Lai Châu qua các thời kỳ, cùng với 299 đại biểu chính thức đại diện cho trên 29.000 đảng viên trên địa bàn tỉnh.
Sau hơn 1 tháng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, các giáo viên ở tỉnh biên giới Lai Châu, đặc biệt giáo viên vùng dân tộc thiểu số đều khẳng định nội dung của chương trình sách giáo khoa mới nặng kiến thức so với năng lực của học sinh lớp 1. Điều này gây khó khăn trong việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc học tập của học sinh.
Đồng bào dân tộc Lự ở Lai Châu cư trú thành từng bản dọc theo các dòng sông, suối. Người Lự biết canh tác lúa nước từ rất sớm, nên đời sống vật chất tương đối ổn định, vốn văn hoá tinh thần cũng phong phú, đa dạng với nhiều loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian mang đậm bản sắc dân tộc, tiêu biểu nhất là nét đẹp trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Lự.
Từ nguồn vốn hỗ trợ 50 tỷ đồng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh quyên góp, trao tặng, ngày 13/3/2020, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Đề án số 245 về hỗ trợ hộ nghèo, khó khăn về nhà ở huyện Mường Tè (Lai Châu). Đến thời điểm này, hàng trăm hộ nghèo đã được ở trong ngôi nhà mới, kiên cố và an toàn.
Từng đảm nhiệm nhiều vị trí công tác khác nhau như Chủ tịch HĐND xã, Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Người có uy tín ở bản Sì Thau Chải, xã Can Hồ, huyện Mường Tè (Lai Châu), dù ở cương vị nào ông Pờ Chà Xe, dân tộc Si La, cũng luôn gương mẫu đi đầu các phong trào và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Giáo dục -
Nhật Minh -
14:46, 29/09/2020 Để góp phần nâng cao kiến thức, xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, tỉnh Lai Châu đã có những cách làm sáng tạo, hiệu quả trong công tác luân chuyển sách báo trên địa bàn. Từ đó mỗi cuốn sách phát huy đúng vai trò, ý nghĩa, giúp người đọc có thêm kiến thức mới, mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống.
Hệ thống cơ sở vật chất, đường giao thông được cải thiện, trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, sản lượng lương thực hàng hóa không ngừng gia tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu… Đó là kết quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong thời gian qua.
Thời gian qua, huyện vùng cao biên giới Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) luôn chủ động di dời người dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đến nơi ở mới an toàn, giúp người dân ổn định đời sống và yên tâm lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Xã hội -
PV -
09:44, 08/09/2020 Liên tục những ngày gần đây, trên địa bàn tỉnh Lai Châu có mưa trên diện rộng, gây nguy cơ sạt lở đất và đá rơi trên nhiều tuyến giao thông.
Sau hơn 5 tháng triển khai thực hiện, Đề án “Hỗ trợ hộ nghèo, khó khăn về nhà ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu” đã giúp hàng trăm hộ gia đình nghèo nơi đây được sống trong ngôi nhà mới, góp phần ổn định cuộc sống, tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Xã Bản Hon, huyện Tam Đường (Lai Châu) có 561 hộ, 2.747 nhân khẩu, trong đó dân tộc Lự chiếm trên 89%. Hiện nay, đồng bào Lự nơi đây vẫn lưu giữ nhiều nét văn hoá độc đáo trong đó, ấn tượng nhất là tục nhuộm răng đen.
Năm học 2020-2021 là năm học bắt đầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, để đáp ứng yêu cầu của chương trình ngành Giáo dục tỉnh Lai Châu đã chủ động xây dựng nhiều giải pháp, phương án, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao.
“Ban Thường vụ Huyện ủy rất quan tâm đến công tác phát triển Đảng ở các chi bộ nông thôn, vùng DTTS. Theo đó, huyện không chỉ giao chỉ tiêu tìm, bồi dưỡng nguồn cho từng Đảng bộ cơ sở, cho từng đảng viên, mà còn tổ chức và khuyến khích thanh niên tham gia các lớp tìm hiểu về Đảng...”. Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Sỹ Cảnh, Bí thư Huyện ủy Tân Uyên (Lai Châu) về giải pháp cho các địa phương trong việc chủ động tạo nguồn kết nạp đảng khu vực nông thôn, vùng DTTS.