Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch ở Lai Châu: Khắc phục hạn chế, khai thác hiệu quả tiềm năng (Bài 2)

Trọng Bảo - 18:33, 26/09/2021

Như chúng tôi đã đề cập ở số báo trước, với những tiềm năng, thế mạnh, cùng với bước đi đúng, du lịch Lai Châu đang đạt được những kết quả bước đầu. Qua đó, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, cải thiện thu nhập cho chính người dân ở các thôn bản. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, du lịch tỉnh Lai Châu cần khắc phục những hạn chế ; cấp ủy, chính quyền địa phương cần có thêm những chính sách, nguồn lực đầu tư để có sự phát triển bền vững.

Khám phá văn hóa đồng bào các dân tộc luôn có sức hút với du khách trong và ngoài nước
Khám phá văn hóa đồng bào các dân tộc luôn có sức hút với du khách trong và ngoài nước

Khó khăn nội tại

Lai Châu là tỉnh khó khăn nhất vùng Tây Bắc, chính vì vậy, cơ sở hạ tầng của địa phương còn nhiều hạn chế. Phát triển du lịch vùng đồng bào DTTS được tỉnh định hướng gắn với loại hình du lịch cộng đồng . Tuy nhiên, hầu hết các điểm bản đều nằm ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, việc đầu tư khai thác các giá trị tài nguyên trên địa bàn để phát triển du lịch còn rất hạn chế. 

Đặc biệt là, hệ thống đường giao thông của một số địa phương vẫn còn chưa hoàn thiện hoặc đã xuống cấp dẫn tới việc khó tiếp cận với điểm du lịch (các điểm Sin Suối Hồ, Sì Thâu Chải, Lao Chải 1..). Một yếu tố quan trọng khác là, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch còn rất nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp…

Tại Hội thảo đánh giá kết quả khảo sát sản phẩm du lịch được UBND tỉnh Lai Châu tổ chức vào tháng 6/2021 vừa qua, với sự tham gia của gần 100 chuyên gia, cán bộ và doanh nghiệp du lịch trên cả nước, đã ghi nhận những ý kiến đóng góp tâm huyết cho sự phát triển du lịch của tỉnh. Trong đó, tập trung vào những hạn chế, khó khăn của du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm.

Ông Nguyễn Tuấn Linh, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch phiêu lưu cùng Mr Linh (Hà Nội) cho rằng: Lai Châu cần tìm một sản phẩm cốt lõi để tạo điểm nhấn nhằm thu hút khách du lịch. Qua khảo sát thực tế, các điểm du lịch còn thiếu nhiều biển chỉ dẫn, để khách du lịch lẻ dễ dàng tìm đến. Chợ đêm San Thàng (TP. Lai Châu diễn ra vào tối thứ Bảy hàng tuần) cần được duy trì, và huy động đông đảo người dân địa phương tham gia để tạo sự lan tỏa đến với khách du lịch trên cả nước. Cùng với đó, tỉnh cần xây dựng thêm những sản phẩm du lịch như thêu dệt vải, nghề chạm bạc của dân tộc Mông để tạo thành sản phẩm thu hút khách du lịch…

“Nếu giải quyết được những vấn đề này, mỗi năm Công ty chúng tôi có thể đưa khoảng 2.000 khách đến với Lai Châu”, ông Linh khẳng định.

Còn ông Phùng Xuân Khánh, đại diện Công ty Du lịch Thiên Phong (Quảng Ngãi), đánh giá: Lai Châu có tiềm năng phát triển du lịch, tuy nhiên tỉnh chưa phát huy được lợi thế sẵn có và kênh quảng cáo chưa được quan tâm. Qua khảo sát, ông Khánh đánh giá, cung đường đèo Ô Quý Hồ, là nơi khách du lịch thích trải nghiệm, mạo hiểm, vì vậy Lai Châu nên tận dụng đưa cung đường này trở thành sản phẩm du lịch có giá trị.

“Lai Châu có nhiều sản phẩm du lịch, nhưng hạ tầng giao thông chưa được đầu tư và khâu marketing cũng chưa thực hiện bài bản. Du lịch Lai Châu cần có sự kết nối với các địa điểm du lịch của các tỉnh khác như Sa Pa (Lào Cai), Mù Cang Chải (Yên Bái)… để khách đi theo tour; đồng thời sàng lọc những hoạt động văn hóa, văn nghệ để tạo thành sản phẩm riêng thu hút khách du lịch. Trong lĩnh vực ẩm thực, tỉnh cần mời một số đầu bếp nổi tiếng để giới thiệu các món ăn mang đậm văn hóa dân tộc, quảng bá ẩm thực đến du khách”, bà Nghiêm Thúy Hà, Công ty TNHH Du lịch và Thương mại AADASIA Group nêu rõ.

Bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, đã xây dựng nhiều sản phẩm phục vụ khách du lịch (Trong ảnh: Các hộ đồng bào Mông trồng lan vừa tạo cảnh quan, vừa có thể bán cho du khách đến thăm bản)
Bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, đã xây dựng nhiều sản phẩm phục vụ khách du lịch (Trong ảnh: Các hộ đồng bào Mông trồng lan vừa tạo cảnh quan, vừa có thể bán cho du khách đến thăm bản)

Cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ

Đại diện các công ty du lịch cũng đề xuất những giải pháp, cùng với địa phương đưa du lịch phát triển hơn trong thời gian tới như, tỉnh cần lựa chọn sản phẩm có tính chất cạnh tranh, không nên phát triển những sản phẩm mà các tỉnh khác đã triển khai lâu; tập trung phát triển du lịch theo hai loại hình là, phát triển du lịch gắn với bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch có tính thời vụ như mùa nước đổ, mùa lúa chín. 

"Lai Châu cần thay đổi hình thức tuyên truyền, quảng bá du lịch như tận dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo để quảng bá; thay đổi tư duy tiếp cận khách hàng chứ không phải để khách hàng tự tìm đến Lai Châu…”, ông Nguyễn Văn Tài, đại diện Công ty Du lịch VietSense Travel đề xuất.

Có thể nói, mục tiêu lâu dài của Lai Châu, là hướng đến sự phát triển bền vững, du lịch trở thành một hướng đi phát triển kinh tế quan trọng của mỗi địa phương. Đồng thời, cần bảo đảm cân bằng, hài hòa với mục tiêu bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc cũng như hệ sinh thái tự nhiên của vùng Tây Bắc. 

Ông Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho biết: Trên cơ sở những hạn chế và những giải pháp được chỉ ra để từng bước khắc phục, những năm tiếp theo  tỉnh sẽ tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục khôi phục các làng nghề có thế mạnh của các dân tộc, các sản phẩm lễ hội, cảnh quan thế mạnh theo mùa như: Mùa lúa chín, mùa nước đổ, các lễ hội đặc sắc của các dân tộc… 

Năm 2020, Bản Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu) được Hiệp hội Du lịch Việt Nam vinh danh là “Làng du lịch cộng đồng tiêu biểu năm 2019”. Thống kê giai đoạn 2016 - 2020, ngành Du lịch tỉnh Lai Châu đã thu hút trên 1,4 triệu lượt người, tăng bình quân 10%/năm, tổng doanh thu đạt 1.933 tỷ đồng, bình quân tăng 13,4%/năm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trang phục của người Dao Thanh Y và những câu chuyện xưa

Trang phục của người Dao Thanh Y và những câu chuyện xưa

Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục truyền thống được xem là vốn quý của mỗi dân tộc. Trải qua thời gian, trang phục dân tộc của người Dao Thanh Y ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) vẫn giữ được những nét đẹp biểu trưng gắn với câu chuyện riêng có trong đời sống người Dao.
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 7 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 7 giờ trước
Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 8 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 8 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 8 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 8 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 8 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.