Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

La Thanh Hùng với nghệ thuật vẽ mặt nạ tuồng xứ Huế

Tiêu Dao - 15:05, 02/06/2025

Trong phôi phai của nghệ thuật tuồng, người nghệ nhân đau đáu nỗi niềm cho mặt nạ tuồng Huế. Trầm luân trong sắc màu và đường nét, nghệ nhân vẽ mặt nạ tuồng La Thanh Hùng nhiều năm đã dày công khôi phục lại một di sản tuồng cung đình tưởng chừng như đã bị phai nhạt ở xứ Huế.

Đạo diễn, NSƯT La Thanh Hùng gắn bó một đời với nghệ thuật tuồng Huế.
Đạo diễn, NSƯT La Thanh Hùng gắn bó một đời với nghệ thuật tuồng Huế

Định mệnh của những tuyệt tác

Xuất thân từ gia đình nhiều đời theo nghiệp tuồng cung đình xứ Huế, La Thanh Hùng (SN 1964) là hậu duệ ánh hào quang còn lại của nghệ thuật tuồng cung đình. Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) La Cháu, nghệ nhân cuối cùng của tuồng cung đình triều Nguyễn có mấy người con theo nghiệp tuồng là NSƯT La Cẩm Vân, nghệ nhân La Nguyên, đạo diễn NSƯT La Thanh Hùng. Cùng trong nghệ thuật tuồng, chị gái của La Thanh Hùng là NSƯT La Cẩm Vân, một trong những người có công rất lớn trong việc bảo tồn, gìn giữ và đem nghệ thuật múa hát cung đình Huế - một di sản văn hóa đặc sắc đến với công chúng.

Từ ước vọng của cha là NSƯT La Cháu, năm 1972 vừa tròn 8 tuổi, anh được đưa vào lớp Đồng Ấu để học tuồng và múa hát cung đình, với mong muốn anh sẽ là người kế tục gìn giữ những giá trị di sản mà cả gia đình anh đã trót gửi nghiệp đam mê. Được sự tận tâm dạy dỗ của những người thầy “có nghề”, năng khiếu bẩm sinh của La Thanh Hùng ngày càng được bộc lộ rõ nét. 

Năm 1987, anh được cử làm Trưởng đoàn tuồng Thanh Bình. Năm 1991, anh khăn gói ra Hà Nội học đạo diễn sân khấu với mong muốn tìm cơ hội khôi phục vốn cổ của cha ông. Năm 1993, với vai diễn Châu Xương anh đã được trao Huy chương Vàng trong hội diễn Các trích đoạn Tuồng - Chèo hay tổ chức tại Huế. Không dừng lại ở đó, năm 1995 tại Huế, anh tiếp tục dành được Huy chương Bạc khi hóa thân vào vai hề Xíu trong vở tuồng “Đặng Huy Trứ”. Năm 1997, sau khi tốt nghiệp đạo diễn, anh về làm giảng viên giảng dạy tuồng và múa hát cung đình tại Trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên Huế. Năm 2000, anh quay lại làm việc tại Đoàn Nghệ thuật Truyền thống Huế.

(bài CTV để lại từ báo in cuối tháng) Giữ sắc màu di sản 1
Các nghệ sĩ vào vao diễn xuất tuồng
Các nghệ sĩ vào vai diễn xuất một vở tuồng

Cứ thế, hàng trăm vai diễn, hàng trăm vở tuồng với hàng trăm chiếc mặt nạ đưa anh lần lượt đi qua cuộc đời tuồng lắm trầm luân lúc nào không còn nhớ nữa. Với mong muốn cùng chị gái của mình là NSƯT La Cẩm Vân khôi phục lại vốn cổ của sân khấu tuồng cung đình Huế, anh đã cùng với những người trong gia đình xây dựng thành công nhiều vở diễn tuồng, trong đó vở tuồng lịch sử “Sóng ngầm trong phủ Chúa” do anh làm đạo diễn đã xuất sắc dành giải A tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc tổ chức tại Đà Nẵng. 

Vừa làm đạo diễn vừa làm diễn viên, năm 2004 khi hóa thân vào vai vua Tự Đức trong vở tuồng “Bùi Viện” anh được trao Huy chương Bạc. Năm 2013, vở tuồng “Nỗi niềm đấng quân vương” của anh đã được trao Huy chương Bạc (không có Huy chương Vàng) trong Hội diễn sân khấu tuồng và dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc tổ chức tại Bình Định.

Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế đang nỗ lực lưu giữ những nguồn tài liệu hiện có của bộ môn nghệ thuật tuồng từ vũ đạo, mặt nạ, phục trang.
Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế đang nỗ lực lưu giữ những nguồn tài liệu hiện có của bộ môn nghệ thuật tuồng từ vũ đạo, mặt nạ, phục trang

Tuyệt tác của mặt nạ tuồng

Hàng trăm vai diễn anh đã trải qua và kỹ nghệ vẽ mặt nạ tuồng cũng dần thẩm thấu vào anh như một định mệnh, cho đến bây giờ, La Thanh Hùng có lẽ là người duy nhất ở xứ Huế có thể nhớ và kẻ được chi tiết từng nét vẽ trên những chiếc mặt nạ của hàng trăm nhân vật trong hàng chục vở diễn của tuồng. Những nét cọ tỉ mẩn, từng đường nét dần hiện rõ, những cảm xúc thể hiện qua từng mảng màu trên khuôn mặt diễn viên như lột tả được tính cách, phong thái, cuộc sống của nhân vật mà họ thủ vai. Nhưng để có được sự độc đáo, khác biệt của từng vai diễn, từng khuôn mặt tuồng như thế, phải có những nghệ nhân vẽ mặt nạ tuồng, mà dường như xứ Cố đô bây giờ chỉ còn duy nhất một người. Cái duy nhất ấy, lại là điều mà NSƯT La Thanh Hùng có được.

(bài CTV để lại từ báo in cuối tháng) Giữ sắc màu di sản 4
Đằng sau ánh đèn sân khấu là người đàn ông tỉ mỉ chừng chút một có từng diễn viên chuẩn bị bước lên sân khấu.
Đằng sau ánh đèn sân khấu là người nghệ nhân tỉ mỉ từng chút một trong khâu hóa trang cho từng diễn viên chuẩn bị bước lên sân khấu

La Thanh Hùng chia sẻ, đối với sân khấu tuồng, nghệ thuật vẽ mặt nạ cũng là đỉnh cao của người nghệ sĩ. Những mặt nạ tuồng được vẽ trực tiếp trên khuôn mặt diễn viên đều như là một tuyệt tác mỹ thuật mang đầy đủ những giá trị chân - thiện - mỹ, được sáng tạo dựa trên từng hình tượng của nhân vật sân khấu. Để kẻ vẽ được mặt nạ tuồng, người nghệ sĩ phải hiểu được quy luật phối màu, đặc trưng nhân vật, nội dung vở diễn. Mặt nạ là đạo cụ sân khấu quan trọng bậc nhất của loại hình nghệ thuật này. Mặt nạ tuồng có những quy định, chuẩn mực và nguyên tắc riêng. Trong các vở tuồng cổ, thể loại mặt nạ phải vẽ theo những quy định, chuẩn mực từ xưa truyền lại. Mỗi chiếc mặt nạ không chỉ là một tác phẩm hội họa gắn liền với nhân vật sân khấu tuồng, mà nó còn là tuyệt tác thủ công của người vẽ, mang lại ánh hào quang sân khấu, mang đến vinh quang cho người nghệ sĩ.

Hơn 55 năm gắn bó với hàng trăm vở diễn và vai diễn, anh luôn tự mình vẽ mặt nạ cho mình. Có lẽ chính niềm say mê với sân khấu tuồng đã khiến đôi tay của anh khéo léo hơn. Anh từng bỏ công, bỏ sức để thực hiện đam mê định mệnh của mình trên hàng trăm chiếc mặt nạ của các nhân vật trong những vở tuồng Huế, để rồi ứng dụng vào đề tài nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học “Mặt nạ tuồng Huế” do Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế thực hiện. Đồng thời phục dựng nhiều vở tuồng và trích đoạn tuồng như: Sơn Hậu, Nguyệt Cô hóa cáo, Ngọn lửa hồng sơn, Quần phương tập khánh…, để xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa cho tuồng Huế, để lưu giữ những nguồn tài liệu hiện có của bộ môn nghệ thuật này từ vũ đạo, mặt nạ, phục trang đến kịch bản, âm nhạc, các làn điệu, cũng như tập hợp tất cả hình ảnh, băng đĩa, thu âm.

NSƯT La Thanh Hùng hợp tác khôi phục 150 chiếc mặt nạ tuồng để ứng dụng vào các vở diễn.
NSƯT La Thanh Hùng hợp tác khôi phục 150 chiếc mặt nạ tuồng để ứng dụng vào các vở diễn
Đạo diễn, NSƯT La Thanh Hùng (áo dài xanh) cùng Giám đốc, nhân viên Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế trong nhà hát Duyệt thị Đường, Đại nội Huế.
Đạo diễn, NSƯT La Thanh Hùng (áo dài xanh) cùng Giám đốc, nhân viên Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế trong Nhà hát Duyệt thị Đường, Đại nội Huế

Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế chia sẻ, không chỉ là một nghệ sĩ tuồng đầy tài năng, La Thanh Hùng còn là đạo diễn của hàng chục vở tuồng. Điều nổi bật nhất La Thanh Hùng còn là người cầm cọ vẽ mặt cho chính mình và nhiều diễn viên khác, giúp họ trên sân khấu chuyển tải trọn vẹn cảm xúc nhân vật nhất.

Một đời cho nghệ thuật tuồng, nối nghiệp từ cha và bây giờ con cháu của anh cũng có 3 người là La Tuấn, La Phước Cường, La Thanh Hải đang tiếp tục nối nghiệp. Đó như một dòng chảy mang tính truyền thống, kế thừa và liên tục trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Huế của gia đình họ La nơi cố đô này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người trẻ “giữ lửa” văn hóa truyền thống bằng cả trái tim và nhiệt huyết

Những người trẻ “giữ lửa” văn hóa truyền thống bằng cả trái tim và nhiệt huyết

Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều bạn trẻ người Ba Na Kriêm (nhánh địa phương thuộc dân tộc Ba Na), tại xã Vĩnh Sơn (Gia Lai) vẫn âm thầm, bền bỉ giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống. Họ học đánh cồng chiêng, say mê múa xoang, hát dân ca..., như một cách để khẳng định rằng, văn hóa truyền thống của dân tộc mình không hề phai nhạt, mà đang tiếp tục được thắp sáng trong cộng đồng.
Tin nổi bật trang chủ
Trắng tay sau lũ

Trắng tay sau lũ

Phóng sự - Thanh Hải - 23:18, 26/07/2025
Đặt chân đến bản Cửa Rào 2 (Tương Dương, Nghệ An), thì lũ dữ đã lùi xa đến mấy mét. Dòng sông Cả đã hiền hòa trở lại. Duy chỉ có màu nước thì vẫn quạch đỏ, đỏ như đôi mắt ráo hoảnh của chính những người dân đã mất nhà nơi ấy.
Bộ đội Biên phòng tiếp tế lương thực cho người dân vùng lũ

Bộ đội Biên phòng tiếp tế lương thực cho người dân vùng lũ

Tin tức - Minh Anh - 20:51, 26/07/2025
Ngày 26/7/2025, Đồn Biên phòng Mường Ải thuộc Ban Chỉ huy Biên phòng tỉnh Nghệ An phối hợp với Đoàn kinh tế Quốc phòng 4, Quân Khu 4, Bộ Quốc phòng tổ chức hành quân cấp phát lương thực cho Nhân dân tại xã Mường Típ, tỉnh Nghệ An.
Người phụ nữ mượn 600 triệu đồng của nhân viên ngân hàng rồi bỏ trốn

Người phụ nữ mượn 600 triệu đồng của nhân viên ngân hàng rồi bỏ trốn

Pháp luật - Tào Đạt - Tiến Tầm - 19:47, 26/07/2025
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang vừa ra quyết định truy tìm một phụ nữ trú tại đặc khu Phú Quốc đã mượn 600 triệu đồng của nhân viên ngân hàng rồi bỏ trốn.
Sẽ tổ chức Triển lãm “Mùa Thu độc lập và khát vọng phồn vinh” với 880 tư liệu và bức ảnh

Sẽ tổ chức Triển lãm “Mùa Thu độc lập và khát vọng phồn vinh” với 880 tư liệu và bức ảnh

Tin tức - Minh Nhật - 17:12, 26/07/2025
Theo kế hoạch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành về tổ chức Triển lãm tư liệu nhân Kỷ niệm 80 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025), với chủ đề “Mùa Thu độc lập và khát vọng phồn vinh”.
Triệt phá ổ nhóm lừa đảo qua ứng dụng hẹn hò trực tuyến xuyên quốc gia

Triệt phá ổ nhóm lừa đảo qua ứng dụng hẹn hò trực tuyến xuyên quốc gia

Pháp luật - Minh Nhật - 17:09, 26/07/2025
Một ổ nhóm lừa đảo do Hưng cầm đầu, trú tại Phnom Penh (Campuchia), đã chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của nhiều nạn nhân trong nước với thủ đoạn sử dụng các ứng dụng hẹn hò trực tuyến "Tình yêu 2.1", "Kết nối yêu thương"…
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Thủ tướng thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng, dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị và Nghĩa trang Đường 9

Thủ tướng thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng, dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị và Nghĩa trang Đường 9

Thời sự - PV - 16:32, 26/07/2025
Sáng 26/7, trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Trị, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng; dâng hương, dâng hoa tại Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc, vì Nhân dân.
Đà Nẵng: Chủ tịch xã, phường chịu trách nhiệm nếu dịch tả lợn lan rộng

Đà Nẵng: Chủ tịch xã, phường chịu trách nhiệm nếu dịch tả lợn lan rộng

Thời sự - T.Nhân - H.Trường - 14:53, 26/07/2025
Chủ tịch UBND các xã, phường ở Đà Nẵng phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm dẫn đến dịch bệnh bùng phát gây thiệt hại lớn trên địa bàn.
Đà Nẵng: Phát hiện thêm cá thể voi con trong khu bảo tồn

Đà Nẵng: Phát hiện thêm cá thể voi con trong khu bảo tồn

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 14:43, 26/07/2025
Ngày 26/7, ông Mai Văn Dưỡng, Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi Đà Nẵng (trực thuộc Ban Quản lý Rừng đặc dụng TP. Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa phát hiện thêm một chú voi con mới sinh trong lâm phận khu bảo tồn.
Người có công vùng cao Quảng Ninh an toàn trong những ngôi nhà mới

Người có công vùng cao Quảng Ninh an toàn trong những ngôi nhà mới

Trang địa phương - Mỹ Dung - 13:20, 26/07/2025
“Nhà cũ thì hư hỏng nhiều, mưa là dột hết, trần hỏng hết cả. Giờ có căn nhà mới, tôi thấy rất phấn khởi, biết ơn Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền. Đặc biệt, mùa mưa bão sắp tới cũng yên tâm hơn nhiều”, ông Vi Văn Dường (thôn Khe Lánh, xã Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) là thân nhân liệt sĩ chia sẻ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở thành phố Huế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở thành phố Huế

Thời sự - PV - 11:40, 26/07/2025
Sáng 26/7, trong chương trình công tác tại thành phố Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025); thăm một số công trình, dự án trên địa bàn. Cùng đi có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.