Ngày 6/8, Đoàn công tác gồm 50 cán bộ nhân viên ngành y tế có kinh nghiệm và năng lực của tỉnh Lai Châu đã lên đường hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch Covid-19.
Tết Ngô còn có tên gọi khác là tết "Mùa mưa"- tết cổ truyền lớn nhất trong năm của đồng bào Cống ở Lai Châu. Hiện nay, người Cống ở Lai Châu có khoảng hơn 2000 người tập trung ở hai huyện Nậm Nhùn và Mường Tè. Tuy dân số không nhiều, nhưng đồng bào Cống vẫn giữ được những giá trị văn hóa riêng và Lễ hội Tết Ngô là một trong những nét văn hóa đặc sắc từ ngàn xưa còn lưu lại .
Phóng sự -
Hà Minh Hưng -
12:40, 01/08/2021 Đã gần 30 năm, ban đầu là con thuyền độc mộc, rồi đến thuyền sắt gắn động cơ có mái che, dù ngày mưa cũng như ngày nắng, chưa khi nào ông trễ hẹn đưa đón các em học sinh qua dòng Nậm Mu. Ông là Lò Văn San, dân tộc Thái, ở bản Hì, xã Ta Gia, huyện Than Uyên (Lai Châu). Từ lâu, bến sông nơi đây được bà con gọi với cái tên “Bến đò ông San”.
Tin tức -
Cát Tường -
09:00, 01/08/2021 Dự báo thời tiết ngày 1/8, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 1/8, Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông; Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa và dông.
Phóng sự -
Hà Minh Hưng - Thanh Hương -
15:30, 30/07/2021 Trước đây, nhắc đến cái tên Nậm Bó (xã Lùng Thàng, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), người ta lại mường tượng ra cảnh đói nghèo, tệ nạn, hủ tục… Nậm Bó ngày ấy là mối quan tâm, nỗi lo của các cấp chính quyền. Hôm nay trở lại Nậm Bó, chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay trong diện mạo của bản làng Nông thôn mới (NTM).
Giáo dục -
Phương Ngọc -
18:25, 29/07/2021 Ngày 26/7/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Theo đó, tỷ lệ học sinh tại các tỉnh khu vực Tây Bắc đỗ tốt nghiệp ngày càng cao. Trong đó, tỉnh Lào Cai dẫn đầu về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp.
Trong chuyến công tác đến với huyện Tân Uyên (Lai Châu), tôi tình cờ biết cô Nguyễn Thị Ngọc, giáo viên Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên.
Chợ phiên San Thàng (TP. Lai Châu) là nơi hội tụ những sắc màu văn hóa lâu đời của đồng bào các dân tộc Tày, Mông, Dao, Giáy, Lự… Tới chợ, đồng bào không chỉ để mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn để tâm tình, say cái men say của núi rừng Tây Bắc.
Kinh tế -
Hồng Phúc -
18:20, 21/07/2021 Sau 4 năm nỗ lực và quyết tâm, trang trại nuôi dúi của chị Phìn Thị Mỹ, dân tộc Thái ở bản Nậm Củm (xã Mường Tè, huyện Mường Tè, Lai Châu) đã được mở rộng quy mô, với hiệu quả kinh tế cao...
Ngày 19/7, tại các xã biên giới của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu bắt đầu triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Vaccine được sử dụng tiêm là Vero Cell của Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam, dành cho đối tượng ưu tiên đang công tác, làm việc và sinh sống tại khu vực biên giới.
Trận lở núi kinh hoàng ngày 27/6/2018 vùi lấp 28 ngôi nhà ở bản Sáng Tùng, xã Tà Ngảo, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) vẫn còn hằn sâu trong ký ức của bà con nơi đây. Sau vụ sạt lở đất, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, cuộc sống của người dân Sáng Tùng đã từng bước ổn định; cùng với đó, ý thức của đồng bào các dân tộc cũng được nâng cao trước thiên tai, mưa lũ.
Ngày 15/7, Đại tá Phạm Hải Đăng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu cho biết, lực lượng Công an và Bộ đội Biên phòng tỉnh vừa phối hợp triệt phá thành công tụ điểm tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn bản Pa Mu, xã Hua Bum, huyện Nậm Nhùn.
Ông Tào A Toi (SN 1957, dân tộc Mảng ở bản Nậm Nó 1, xã Trung Chải, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu là người có nghị lực vươn lên thoát khỏi đói nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Từ hai bàn tay trắng, đến nay cơ ngơi của ông đã có hàng trăm con trâu, bò, dê, mỗi năm thu nhập cả trăm triệu đồng.
Tin tức -
P. Ngọc -
10:58, 07/07/2021 Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi và ngập úng cục bộ tại các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Nhiều năm qua, bản văn hóa Vàng Pheo (xã Mường So, huyện Phong Thổ, Lai Châu) đã gìn giữ, bảo tồn và phát huy rất tốt các di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái. Trong đó, Đội văn nghệ của bản chính là hạt nhân quan trọng trong việc gìn giữ, lưu truyền bản sắc văn hóa của dân tộc Thái nơi đây.
Đỉnh Sơn Bạc Mây tọa lạc trên bản Sin Suối Hồ, nằm ở độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển thuộc xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, cách trung tâm xã Sin Suối Hồ gần 4km.
Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế hoạch số 2191/KH-BVHTTDL về việc tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ III tại tỉnh Lai Châu, năm 2021 sẽ diễn ra vào tháng 9/2021, với sự tham gia của 14 tỉnh Lai Châu, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Điện Biên, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái và Đắk Lắk.
Xã hội -
PV -
10:51, 28/06/2021 Nhiều năm qua, người dân hai xã biên giới Vàng Ma Chải, Mù Sang của huyện Phong Thổ (Lai Châu) thường xuyên thiếu nước sinh hoạt.
Tại tỉnh Lai Châu, đồng bào dân tộc Lự cư trú tập trung tại các xã: Bản Hon (huyện Tam Đường), Nậm Tăm (huyện Sìn Hồ) và rải rác tại một số địa phương khác. Trong cộng đồng dân tộc Lự còn lưu truyền và duy trì Lễ cúng rừng - “Căm nung”, nghi lễ này không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tín ngưỡng mà còn hội tụ nhiều nét đẹp truyền thống.
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2021 đang đến gần. Mặc dù gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19 nhưng giáo viên và học sinh khối 12 trên địa bàn Lai Châu đều đang tập trung cao độ cho công tác ôn tập kết hợp thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch, chuẩn bị kiến thức, tâm lý sẵn sàng cho các thí sinh bước vào kỳ thi sắp tới.