Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tạo sinh kế lâu dài cho người dân từ chính sách bảo vệ rừng

Phương Ly - 15:41, 17/10/2021

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho người dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu được triển khai những năm qua đã mang lại hiệu quả tích cực về kinh tế-xã hội, môi trường. Đặc biệt là nâng cao nhận thức, tạo sinh kế ổn định, lâu dài cho người dân, góp phần bảo vệ và tăng tỷ lệ che phủ rừng.

Người dân huyện Phong Thổ (Lai Châu) chăm sóc rừng
Người dân huyện Phong Thổ (Lai Châu) chăm sóc rừng

Xã Tà Hừa, huyện Than Uyên có 3.146 ha rừng, trong đó: 2.057 ha rừng sản xuất, 1.089 ha rừng phòng hộ, tỷ lệ che phủ rừng đạt 35,74%. Để giữ rừng, cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên phổ biến giáo dục pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR), phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) đến người dân. Xây dựng phong trào quần chúng trong công tác khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ, PCCCR gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để người dân hưởng lợi, có thêm thu nhập.

Anh Tòng Văn Chức, Phó Chủ tịch UBND xã Tà Hừa chia sẻ: “Cùng với việc tuyên truyền sâu rộng về Luật Lâm nghiệp, chính sách chi trả DVMTR, xã tổ chức cho các hộ, chủ rừng ký cam kết thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về công tác bảo vệ, phòng cháy rừng. Riêng chính sách chi trả DVMTR, từng năm, xã rà soát danh sách từng bản, các chủ rừng, từ đó chi trả đúng theo quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng người, đúng diện tích. Năm 2020, xã phối hợp cơ quan chuyên môn của huyện thực hiện chi trả trên 2 tỷ đồng. Qua đó, phát huy hiệu quả trong QLBVR, cải thiện sinh kế bền vững; tạo công ăn việc làm ổn định cho chủ rừng, từng bước nâng cao thu nhập cho bà con”.

Đi dọc vùng biên giới ở huyện Phong Thổ, chúng tôi cảm nhận màu xanh của những cánh rừng tái sinh đang phủ xanh từ sườn đồi đến đỉnh núi cao. Cũng như nhiều địa phương khác trong huyện, xã Mù Sang có 661 hộ dân đang tích cực tham gia nhận hợp đồng bảo vệ, chăm sóc rừng. Trong thời gian gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, số tiền 1 tỷ 245 triệu đồng từ chính sách chi trả DVMTR đã giúp bà con có thêm nguồn thu để mua cây, con giống, phát triển trồng trọt, chăn nuôi và mua sắm đồ dùng sinh hoạt, trang trải cuộc sống hàng ngày. Đây chính là động lực để Nhân dân các dân tộc trong xã nâng cao trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng.

Ông Vương Thế Mẫn, Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ cho rằng: “Không chỉ ở Mù Sang mà bà con ở các xã, thị trấn luôn nêu cao ý thức giữ rừng, các tổ chuyên trách bảo vệ rừng của bản thường xuyên tuần tra nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn những trường hợp vi phạm, làm tổn hại đến rừng. Đặc biệt khi vào mùa khô, tình trạng đốt rừng làm nương đã giảm hẳn, người dân đã coi rừng là nguồn sinh kế quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống”.

Nhân dân xã Tà Hừa (huyện Than Uyên) nhận tiền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2020.
Nhân dân xã Tà Hừa (huyện Than Uyên) nhận tiền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2020.

 Đơn giá chi trả bình quân đạt 1 triệu đồng/ha (năm 2020), thu nhập bình quân của 79.991 hộ được chi trả với bình quân 5,4 triệu đồng/hộ. Đây cũng là nguồn thu nhập ổn định, góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 kéo dài.

Hiện nay, tổng diện tích rừng toàn tỉnh Lai châu khoảng 470.470 ha, trong đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh chi trả tiền DVMTR năm 2020 là 472 tỷ đồng với 441.104 ha rừng; trong đó, 28.578 ha rừng đặc dụng, 252.128 ha rừng phòng hộ, 160.397 ha rừng sản xuất. 

Chị Tòng Thị Hương, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh cho biết: “Để nâng cao nhận thức người dân trong bảo vệ, quản lý rừng, Quỹ đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chính sách chi trả DVMTR gắn với công tác bảo vệ và phát triển rừng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Điều này không chỉ giúp người dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng có thêm việc làm, tăng thu nhập mà còn giữ rừng được tốt hơn. Từ đó giảm thiểu biến đổi khí hậu, hạn chế thiên tai”.

Năm 2021, tỉnh dự kiến thu 464 tỷ 488 triệu đồng từ 36 cơ sở sử dụng DVMTR gồm 7 cơ sở sản xuất thủy điện lớn; 23 cơ sở sản xuất thủy điện nhỏ và 6 chi nhánh nước do Công ty Cổ phần nước sạch Lai Châu quản lý. Số tiền dự kiến chi trả DVMTR là 464 tỷ 488 triệu đồng, trong đó chi cho bên cung ứng DVMTR là 408 tỷ 749 triệu đồng (bằng 88% tổng số thu) với tổng diện tích cung ứng DVMTR là 447.687 ha.

Từ việc thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR đã góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Qua đó, nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 50,3%; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định, cải thiện đời sống cho Nhân dân các dân tộc ở địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Xuất hiện vết nứt rộng tới 1 mét, 40 hộ dân tại Lào Cai bị đe doạ

Xuất hiện vết nứt rộng tới 1 mét, 40 hộ dân tại Lào Cai bị đe doạ

Tin tức - Minh Nhật - 1 phút trước
Vết nứt kéo dài từ 500 - 800m, có vị trí rộng tới 1m. Tại vị trí nứt đã có trượt sạt, đe doạ 40 hộ dân sinh sống phía dưới...
Tỉnh Lào Cai tiếp nhận 1000 bồn chứa nước do UNICEF hỗ trợ

Tỉnh Lào Cai tiếp nhận 1000 bồn chứa nước do UNICEF hỗ trợ

Tin tức - Trọng Bảo - 7 phút trước
Ngày 14/9, Trung tâm Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã đã chuyển 1000 bồn chứa nước tới 5 xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Lạng Sơn thiệt hại trên 900 tỷ đồng do cơn bão số 3 và ảnh hưởng hoàn lưu sau bão

Lạng Sơn thiệt hại trên 900 tỷ đồng do cơn bão số 3 và ảnh hưởng hoàn lưu sau bão

Tin tức - Minh Anh - 15 phút trước
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản Số 54/BC-BCHPCTT gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn báo cáo tình hình thiệt hại cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã khiến địa phương thiệt hại trên 900 tỷ đồng.
Tìm thấy 30 thi thể vụ ô tô và xe máy bị vùi lấp và cuốn trôi ở Cao Bằng

Tìm thấy 30 thi thể vụ ô tô và xe máy bị vùi lấp và cuốn trôi ở Cao Bằng

Tin tức - Minh Nhật - 17 phút trước
Cơ quan chức năng đã tìm thấy 30 thi thể vụ xe ô tô và xe máy bị vùi lấp và cuốn trôi sau sạt lở ở Khuổi Ngọa, hiện còn khoảng 5 người mất tích.
Sạt lở nghiêm trọng đường Hồ Chí Minh qua Thái Nguyên

Sạt lở nghiêm trọng đường Hồ Chí Minh qua Thái Nguyên

Trang địa phương - Minh Nhật - 20 phút trước
Đường Hồ Chí Minh, nối hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên đoạn qua địa phận xã Tân Dương, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên bị sạt lở mặt đường khiến tuyến đường bị tê liệt.
Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Chiều ngày 12/9, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT dẫn đầu đã tới thăm, nắm tình hình thực tế tại cơ sở và động viên, chia sẻ với những mất mát, thiệt hại của đồng bào DTTS do mưa lũ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Đồng Văn (Hà Giang): Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp

Đồng Văn (Hà Giang): Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp

Tin tức - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Chiều 13/9, UBND huyện Đồng Văn đã tổ chức Hội nghị đối thoại và xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà hàng trên địa bàn huyện năm 2024.
Thanh Hóa: Trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở vùng núi

Thanh Hóa: Trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở vùng núi

Xã hội - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Ngày 14/9, Quỹ Bảo trợ trẻ em (BTTE) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Chương trình trao học bổng, xe đạp và ba lô cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp Tết Trung thu trên địa bàn 2 xã Minh Tiến và Kiên Thọ (huyện Ngọc Lặc).
Bảo Lạc (Cao Bằng): Nhanh chóng khắc phục hậu quả bão lũ

Bảo Lạc (Cao Bằng): Nhanh chóng khắc phục hậu quả bão lũ

Tin tức - Minh Anh - 3 giờ trước
Để khắc phục hậu quả bão lũ do ảnh hưởng của cơn bão số 3, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai các nhiệm vụ cấp thiết để khắc phục tình hình thiệt hại về nhà ở, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… nhanh chóng ổn định đời sống, dạy và học, khám chữa bệnh, hoạt động sản xuất của Nhân dân.
Kon Tum: Sâm Ngọc Linh bị trộm liên tục, UBND tỉnh yêu cầu khẩn trương có giải pháp ngăn chặn

Kon Tum: Sâm Ngọc Linh bị trộm liên tục, UBND tỉnh yêu cầu khẩn trương có giải pháp ngăn chặn

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Trước tình trạng người dân liên tục bị trộm cây sâm Ngọc Linh, ngày 13/9, UBND tỉnh Kon Tum có Văn bản số 3250/UBND-NNTN yêu cầu các cơ quan, đơn vị rà soát, kiểm tra thông tin phản ánh liên quan đến cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.
Cuộc sống của người dân huyện vùng cao Ba Chẽ đã dần trở lại bình thường sau mưa lũ

Cuộc sống của người dân huyện vùng cao Ba Chẽ đã dần trở lại bình thường sau mưa lũ

Kinh tế - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Do có sự chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo tổ chức thực hiện phòng chống thiên tai với phương châm “3 trước, 4 tại chỗ” nên huyện vùng cao Ba Chẽ (Quảng Ninh) không có thiệt hại về người trong cơn bão số 3 và những ảnh hưởng hoàn lưu sau bão. Ngay sau mưa lũ, cấp ủy, chính quyền địa phương các xã, thị trấn phối hợp với lực lượng vũ trang hỗ trợ Nhân dân đã khẩn trương dọn dẹp cây đổ, vận chuyển đồ đạc, vệ sinh môi trường và hiện người dân đã dần ổn định cuộc sống trở lại.