Không nằm ngoài xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, những năm qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào lĩnh vực phòng, chống thiên tai (PCTT) trên địa bàn cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi đang là giải pháp tối ưu nhất trong việc giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Với những kết quả đã đạt được từ ứng dụng KHCN, việc sử dụng các thiết bị thông minh để cảnh báo thiên tai sẽ là xu hướng tất yếu trong tương lai.
Được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý năm 2010, hồng không hạt Bắc Kạn được xác định là 1 trong 5 sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh cùng với cam, mơ, chè, quýt. Tuy nhiên, giá trị kinh tế của loại đặc sản này chưa phát huy đúng tiềm năng, lợi thế vốn có.
Là địa bàn miền núi có đông đồng bào DTTS sinh sống, trước đây, người dân tỉnh Sơn La chủ yếu sản xuất theo hướng tự cung, tự cấp nên nền sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Những năm gần đây, với sự hướng dẫn của cơ quan chức năng, người dân đã dần thay đổi tư duy, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật (KH-KT), từ đó, hình thành những vùng sản xuất lớn theo hướng chuyên canh, hàng hóa.
Cù Lao Dung (Sóc Trăng) là huyện có nước biển bao bọc, với 7 xã đảo. Đồng bào chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp, trong đó mía được coi là cây trồng chủ đạo. Với đặc thù bốn mặt giáp biển, dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (BĐKH) nhất là nắng hạn, xâm nhập mặn; triều cường dâng cao đe dọa hệ thống đê bao, làm ảnh hưởng đến sản xuất của người dân.
Không chỉ tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, bằng việc đưa cây màu xuống ruộng, luân canh “2 lúa 1 màu”, nông dân Trần Công Danh, 49 tuổi, ngụ ấp Thới Phước 1, xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) còn thành lập Tổ hợp tác để giúp nhiều nông dân trong xã cùng vươn lên thoát nghèo, làm giàu.
Trong 2 năm trở lại đây (2017 - 2019) tỉnh Hòa Bình đã tiến hành xây dựng thương hiệu cá sông Đà theo chuỗi giá trị nhằm tạo sự phát triển bền vững cho nghề nuôi trồng thủy sản. Đến nay, cá sông Đà đã trở thành sản phẩm mang thương hiệu chuỗi giá trị của tỉnh Hòa Bình, mang lại thu nhập ổn định cho bà con các dân tộc trên địa bàn.
Sau 2 năm (2017 - 2019) xây dựng nhãn hiệu tập thể Cao Lộc cho rau sạch Tân Liên - Gia Cát, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn), đến nay nhãn hiệu Rau sạch Cao Lộc đã có tiếng vang trên thị trường trong và ngoài nước, tạo tiền đề cho người dân vùng DTTS trên địa bàn tập trung sản xuất rau củ quả sạch, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp… Việc xây dựng thương hiệu, nhãn mác cho các sản phẩm nông sản đã được đẩy mạnh, nhờ vậy, trên địa bàn tỉnh đã có 2 sản phẩm nông sản được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nhiều sản phẩm được công nhận nhãn hiệu tập thể, góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương.
Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định, phát triển nông nghiệp là nền tảng để xây dựng các ngành kinh tế khác; trong đó, mục tiêu cụ thể là mỗi héc ta (ha) canh tác phải đạt từ 75 triệu đồng. Thực hiện mục tiêu này, địa phương đã lồng ghép nhiều chương trình, dự án, với những cách làm sáng tạo, tạo ra nhiều mô hình, cách làm kinh tế hiệu quả.
Từ diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đồng bào Cơ-ho ở thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã học hỏi kỹ thuật, chuyển sang trồng dâu nuôi tằm mang lại no ấm cho nhiều gia đình. Trồng dâu nuôi tằm đang là hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của người dân nơi đây.
Tận dụng diện tích lòng hồ thủy điện Sơn La, người dân xã Mường Trai, huyện Mường La đang phát triển hướng nuôi cá tầm thương phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ đầu năm đến nay, bằng nhiều nguồn vốn, 350 hội viên nông dân từ các xã trên địa bàn huyện Mường Nhé (Điện Biên) đã được tham gia các lớp tập huấn về chuyển giao kỹ thuật, trên 1.800 lượt hội viên vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để đầu tư trồng trọt và chăn nuôi. Nhờ đó, đã xuất hiện những mô hình cây, con phù hợp, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS.
Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó, tạo hiệu quả tích cực trong việc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, phát triển thương hiệu nông sản đặc trưng...
Nếu như cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) của 53 DTTS lần đầu tiên được tổ chức năm 2015 hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, thì cuộc điều tra lần này (từ 1/10 - 31/10/2019), cán bộ điều tra sẽ áp dụng triệt để công nghệ thông tin trong tất cả các giai đoạn.
Sau 5 năm tiến hành trồng thử nghiệm sâm Ngọc Linh dưới chân núi Langbiang, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) theo hướng công nghệ cao, cây sâm đã nở hoa kết hạt, chứng minh khả năng sinh trưởng, phát triển và hiệu quả tốt tại vùng đất mới này.
Với mong muốn nâng tầm giá trị nông sản địa phương, nhóm học sinh DTTS của Trường THPT Lộc Bình (Lạng Sơn) đã nghiên cứu, chế tạo ra nhiều sản phẩm từ khoai. Ý tưởng của nhóm đã đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Tỉnh Đăk Nông hiện có trên 32.700ha hồ tiêu, tăng gấp 3 lần so với định hướng quy hoạch phát triển hồ tiêu đến năm 2020. Những năm qua, biến cố về dịch bệnh trên hồ tiêu đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân Đăk Nông. Tuy nhiên, nhiều nông dân đã chủ động thay đổi tư duy sản xuất, phát triển hồ tiêu hữu cơ, vừa giảm thiệt hại do sâu bệnh, nâng cao giá trị hồ tiêu, phát triển bền vững hồ tiêu, do đó vẫn “sống khỏe” với cây hồ tiêu.
Vào thời điểm này, tại các huyện Chợ Đồn, Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn, người dân đang tất bật thu hoạch chính vụ sản phẩm hồng không hạt - loại cây chủ lực của địa phương hiện nay. Năm 2013, hồng không hạt Bắc Kạn đã được cấp Chứng nhận chỉ dẫn địa lý và nằm trong top 100 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam. Với bước đệm quan trọng đó, cây hồng không hạt đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Với diện tích gần 530ha và là sản phẩm chủ lực của địa phương, nhưng sản phẩm chè Đình Lập vẫn mang thương hiệu cá nhân, chưa xây dựng được thương hiệu vùng, miền. Nếu không có sự thay đổi, vùng chè Đình Lập sẽ có nguy cơ đánh mất thương hiệu và thị trường.
Là tỉnh miền núi phía Bắc, Tuyên Quang bước vào xây dựng nông thôn mới (NTM) với xuất phát điểm rất thấp. Tại thời điểm 2011, tỉnh chưa có xã nào đạt NTM. Thế nhưng, đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 30 xã đạt NTM. Để có kết quả này, Tuyên Quang đã tích cực trong việc huy động mọi nguồn lực xây dựng NTM, đồng thời tỉnh cũng đặc biệt chú trọng tới các mô hình sản xuất.