Những năm qua, sản xuất nông nghiệp ở huyện CưM’gar (tỉnh Đăk Lăk) đã có những chuyển biến tích cực. Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, từ đó nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm của nông sản.
Với sáng chế nhằm loại bỏ độc tố ra khỏi rượu áp dụng cho hộ gia đình, 2 học sinh lớp 9-Trường THCS Tân Hóa ( Minh Hóa, Quảng Bình) đã mang về cho nhà trường giải Ba tại Hội thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở (THCS) toàn quốc vừa được tổ chức vào đầu tháng 3/2019.
Những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa đã mạnh dạn chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng và chế biến nghệ vàng, từ đó góp phần nâng cao thu nhập, mở ra hướng đi mới trong làm ăn. Tuy nhiên, để hướng đến sản xuất hiệu quả và bền vững loại cây này, vấn đề xây dựng chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu cho sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của người dân.
Mạnh dạn thay đổi tư duy sản xuất, dám nghĩ dám làm, cùng “đòn bẩy” chính sách về nông nghiệp của tỉnh Điện Biên đã và đang hình thành thế hệ “nông dân kiểu mới”. Thế hệ này có kiến thức, bản lĩnh, ứng dụng linh hoạt khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp làm tăng năng suất, giá trị sản phẩm, thân thiện với môi trường…
“Khi nhận đơn đặt hàng của các đối tác, hợp tác xã sẽ lên kế hoạch và giao về các xã viên sản xuất để tránh chồng chéo, cạnh tranh không lành mạnh. Yêu cầu xã viên tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc kích thích cho rau phát triển làm ảnh hưởng đến chất lượng rau, sức khỏe người tiêu dùng và uy tín của Hợp tác xã...”, chị Nguyễn Thị Luyến, Giám đốc HTX rau an toàn Tự Nhiên chia sẻ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã những năm qua.
“Từ khi bà con ở đây chuyển đổi phát triển kinh tế theo hướng công nghệ cao, thu nhập đã tăng lên. Cuộc sống của bà con ngày càng ấm no hạnh phúc, diện mạo buôn làng thay đổi rất nhiều”, ông Cil Mip Noa ngụ tại Tổ dân phố Đan Kia, thị trấn Lạc Dương (Lâm Đồng) chia sẻ về cuộc sống của đồng bào Cơ -ho trong vùng.
Nhận thấy, thị trường hoa quả sạch đang ngày càng có nhu cầu cao, nông dân ở nhiều địa phương tỉnh Quảng Bình đã mạnh dạn chuyển đổi trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP cho lợi nhuận cao từ đầu ra ổn định. Điển hình như ở Lý Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), mô hình trồng ổi hữu cơ đang cho người dân thu nhập cao hơn 2-3 lần các loại quả khác.
Vụ mùa 2018-2019, mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ trên đất nuôi tôm, ở ấp An Hòa, xã Gia Hòa 2 (huyện Mỹ Xuyên Sóc Trăng), có 24 hộ, với diện tích 14ha.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thời gian qua, tỉnh Sơn La đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy sản xuất theo chuỗi liên kết, với hình thức hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa nông dân, tổ hợp tác, HTX với các doanh nghiệp. Đây được xem là bước đi phù hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và toàn diện.
Những năm qua, Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) ở Ninh Thuận đã đạt được những kết quả tích cực. Từ miền xuôi lên miền núi bừng lên sức sống mới, thể hiện qua những con đường bê tông phẳng phiu, những cánh đồng xanh ngắt của lúa, của ngô, rau củ quả và măng tây xanh... Để đạt được những kết quả đáng khích lệ trong Chương trình xây dựng NTM ở Ninh Thuận có sự đóng góp đáng kể của việc ứng dụng KHKT để phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả.
Trên diện tích 3.000m2, anh Nguyễn Văn Định (thôn Tây, xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã áp dụng phương pháp trồng tỏi sạch từ mùn, rác hữu cơ. Sau hơn 5 tháng trồng tỏi sạch từ mùn, rác hữu cơ, anh Định thu về 3 tấn tỏi tươi, phương pháp này mang lại sản lượng tương đương cách làm tỏi truyền thống và giảm chi phí chỉ còn khoảng 40%, giá bán ra thị trường tỏi sạch, cao hơn khoảng 250.000 đồng/kg tỏi khô.
Dùng phân hữu cơ thay cho phân hóa học, lấy thiên địch phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng thay vì dùng thuốc bảo vệ thực vật …; là những cách mà nông dân vùng miền núi của tỉnh Phú Yên đã và đang thực hiện để hướng tới sản xuất sạch. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường mà còn cho hiệu quả kinh tế cao.
Những năm gần đây, thị trường cà phê ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên luôn rơi vào tình trạng giá cả bấp bênh, năng suất giảm sút. Cùng với đó là sự phá sản của mô hình doanh nghiệp liên kết với người dân của Công ty Cổ phần cà phê Thái Hòa đã khiến nhiều hộ dân chán nản đầu tư vào cà phê. Để khắc phục tình trạng này, bà con nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả, rau màu và chăn nuôi cho thu nhập cao hơn.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hơn 1 năm nay mô hình cây chanh leo được các hộ đồng bào DTTS ở xã A Xing, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) trồng đã mang lại thành công và có nguồn thu nhập khá.
Năm nay, người trồng hành tím ở Vĩnh Châu rất phấn khởi vì vụ hành tím cho năng suất cao nhờ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, theo tiêu chuẩn VietGAP.
Kỹ sư nông nghiệp Lương Quang Thạch (dân tộc Tày), Trại trưởng Trại Nghiên cứu và sản xuất rau quả Bắc Hà (Trại NC&SXRQ Bắc Hà) là một cán bộ lãnh đạo trẻ tâm huyết, trách nhiệm, có nhiều đóng góp thiết thực trong việc phát triển các giống cây ăn quả ôn đới tại địa phương. Anh vừa vinh dự được UBND tỉnh Lào Cai tặng Bằng khen nhân dịp Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành TW khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trên địa bàn tỉnh.
Mới đưa vào sản xuất trong vài năm trở lại đây, nhiều mô hình nông sản sạch tại huyện Phong Điền (Thừa Thiên-Huế) đã được người tiêu dùng đón nhận.
Chính phủ ban hành Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, trong đó có nhiều chính sách ưu đãi doanh nghiệp khoa học và công nghệ như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; ưu đãi tín dụng;...
Mô hình chăn nuôi bằng thảo dược của chị Trương Thị Tố Hoa, chủ trang trại ở Phương Hoa, xã Lầu Thí Ngài, huyện vùng cao Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) rất thiết thực bởi giá trị kinh tế từ các giống vật nuôi đã được nâng lên gấp đôi, thậm chí gấp ba lần, người dân không phải lo lắng việc tìm đầu ra cho sản phẩm bởi nuôi con gì, bán hết ngay con đấy.
Xã Đại Minh (Yên Bình, Yên Bái) nằm bên bờ sông Chảy, nổi tiếng với sản phẩm bưởi tiến vua. Theo lời kể của già làng thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh, cây bưởi Tổ ở làng Khả Lĩnh đã có cách đây khoảng gần 300 năm, hiện tại xã Đại Minh còn một số cây bưởi cổ có tuổi đời khoảng trên 100 năm, năm nào cũng đơm hoa, kết trái.