Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ An: Nhiều sáng kiến ứng dụng trong phòng, chống dịch Covid-19

Minh Thứ - 22:27, 13/04/2020

Thời gian qua, nhiều tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có những sáng kiến để phòng, chống dịch bệnh Covid–19. Những sáng kiến này không chỉ đem lại hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh mà còn góp phần tiết kiệm ngân sách.

Giáo viên, học sinh Trường THPT Tân Kỳ chế tạo nước diệt khuẩn.
Giáo viên, học sinh Trường THPT Tân Kỳ chế tạo nước diệt khuẩn

Tự sản xuất nước sát khuẩn

Nước rửa tay sát khuẩn được xem là một giải pháp để phòng ngừa dịch bệnh trong mùa dịch Covid-19. Sản phẩm cũng đang được nhiều trường học trên địa bàn Nghệ An triển khai làm, qua đó đã tiết kiệm rất nhiều chi phí.

Theo ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Nghệ An, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có gần 20 trường tự sản xuất nước rửa tay kháng khuẩn để phòng, chống dịch.

“Trong thời điểm dịch bệnh diễn ra phức tạp thế này, sự chung sức của giáo viên và học sinh các trường trong việc sản xuất nước kháng khuẩn là rất đáng ghi nhận. Hy vọng phong trào này sẽ lan tỏa rộng rãi không chỉ ở các trường và ở các địa phương nữa nhằm giảm bớt chi phí, nhưng vẫn bảo đảm được tính vệ sinh phòng dịch”, ông Hoàn chia sẻ.

Được biết, Trường THPT Tân Kỳ (Huyện Tân Kỳ) là một trong những trường vừa thực hiện thành công pha chế nước sát khuẩn cho học sinh, với thành phần chính là Etanol 96 độ, Glixerol, Hidropeoxit 3% và hương liệu, nước cất. Hiện, Nhà trường bước đầu sản xuất được 50 chai để phục vụ cho giáo viên và học sinh của trường.

Thầy giáo Hoàng Đăng Cương, giáo viên bộ môn Hóa - Trường THPT Tân Kỳ cho biết: “Để pha chế nước sát khuẩn, chúng tôi lấy theo công thức của Tổ chức Y tế thế giới và triển khai khá thuận lợi, vì đây đều là nguyên liệu dễ mua, dễ kiếm. Sản phẩm làm ra dễ sử dụng vì có mùi dịu nhẹ và đặc biệt là có tính sát khuẩn cao, không khác so với những sản phẩm bày bán trên thị trường.

Thiết bị đo thân nhiệt từ xa và buồng khử khuẩn

Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An là trung tâm điều trị cho Nhân dân khu vực phía Tây Bắc của tỉnh, mỗi ngày tiếp nhận hàng trăm ca đến khám và chữa bệnh. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, ngoài thực hiện các biện pháp phòng và cách ly, Bệnh viện cũng đã giao Phòng Vật tư nghiên cứu, chế tạo thành công máy đo thân nhiệt từ xa để tránh lây bệnh cho đội ngũ y bác sĩ.

Ông Tăng Thanh Hà, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An, cho biết: Hệ thống máy đo thân nhiệt từ xa được cấu thành từ 1 máy đo nhiệt độ cơ thể mini, 1 camera, 1 hệ thống nâng lên hạ xuống, 1 biến thế, 1 rơ le điện và nguồn điện đóng mở để điều khiển, 1 màn hình máy vi tính.

“Để đo thân nhiệt, người cần đo thân nhiệt đứng trước cần trục (nâng lên, hạ xuống) có gắn máy đo nhiệt mini. Nhân viên y tế ngồi từ xa sẽ kích hoạt máy đo thân nhiệt mini. Kết quả đo nhiệt độ cơ thể sẽ được Camera ghi lại và truyền về màn hình máy tính cho nhân viên y tế. Điều này, giữ được khoảng cách 2m an toàn cho người đo và người được đo”, ông Hà chia sẻ.

Không chỉ nhân viên, bác sĩ ngành y tế mà các ngành khoa học khác cũng vào cuộc một cách tích cực. Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An phối hợp với Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc đã thử nghiệm thành công buồng khử khuẩn toàn thân di động phục vụ các buổi hội họp quan trọng.

Theo đại diện Nhà trường, cơ chế hoạt động của buồng khử khuẩn này là sử dụng phương pháp gia nhiệt và phun nước Anolyte KT dạng sương mù, không gây ướt, tiết kiệm và giúp khử khuẩn toàn thân một cách dễ dàng. Khi có người đi vào, thiết bị cảm biến của buồng khử khuẩn sẽ kích hoạt phun sương tự động trong 15 giây mỗi lần, bảo đảm phủ kín toàn thân, giúp khử khuẩn tối đa, nhanh và an toàn cho người sử dụng.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Gia đẩy mạnh chuyển đổi số trong phát triển kinh tế- xã hội

Bình Gia đẩy mạnh chuyển đổi số trong phát triển kinh tế- xã hội

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong phát triển kinh tế-xã hội, thời gian qua huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển kinh tế-xã hội. Qua đó giúp người dân thay đổi tư duy, ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm nông sản, chuyển đổi việc mua bán trên nền tảng công nghệ số…
Tin nổi bật trang chủ
Tân Lạc (Hòa Bình): Tập trung tối đa nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Tân Lạc (Hòa Bình): Tập trung tối đa nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 6 phút trước
Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, nhờ sự chung tay của cả hệ thống chính trị, người dân, tính tới hết tháng 6/2024, huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) đã có 10 xã đạt 19 tiêu chí NTM.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Phát huy vai trò của thông tin tuyên truyền để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo

Sơn Dương (Tuyên Quang): Phát huy vai trò của thông tin tuyên truyền để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 12 phút trước
Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo ở huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) tập trung thực hiện đó là công tác tuyên truyền về giảm nghèo, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân.
Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12

Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 17 phút trước
Nhằm từng bước nâng cao nhận thức, hiểu biết về lĩnh vực công tác dân tộc, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12 tới đây.
Thủ tướng: Thể chế là

Thủ tướng: Thể chế là "đột phá của đột phá" để khơi thông mọi nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 22:15, 04/12/2024
Ngày 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Tin tức - Văn Hoa - 18:29, 04/12/2024
Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Kinh tế - PV - 16:14, 04/12/2024
Sau khi chính thức vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc lịch sử khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 thị trường.
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 14:18, 04/12/2024
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 14:18, 04/12/2024
Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 14:09, 04/12/2024
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 14:07, 04/12/2024
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban Chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.