Trong khi đàn voi nhà ở Đăk Lăk đang ngày càng già, số lượng suy giảm nhanh chóng, nhưng gần 30 năm qua, voi nhà không sinh sản khiến công tác bảo tồn voi càng gặp nhiều khó khăn. Trung tâm Bảo tồn Voi Đăk Lăk đã nghiên cứu, tìm giải pháp khôi phục khả năng sinh sản của đàn voi nhà. Đến nay, Trung tâm đã ghép 8 cặp voi cho giao phối, trong đó 3 con voi cái đã mang thai.
Nhằm hỗ trợ người dân trong phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tạo ra thu nhập bền vững, thời gian qua,tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều chương trình kết nối, hợp tác thương mại giữa doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và người nông dân. Hiệu quả của chương trình này ngày càng có sức lan tỏa lớn, góp phần tạo ra nguồn cung sản phẩm đa dạng, chất lượng cho người tiêu dùng.
Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) được tỉnh Quảng Ninh triển khai từ năm 2013. Đến nay, Chương trình này đã khẳng định được hiệu quả và trở thành thương hiệu riêng của tỉnh Quảng Ninh, góp phần nâng cao giá trị sản xuất. Trong tổng số 362 sản phẩm OCOP của tỉnh, có 11 sản phẩm đạt 4-5 sao, trong số đó có sản phẩm trà hoa vàng của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Ba Chẽ.
Với sáng kiến chế những sản phẩm hàng mỹ nghệ như rổ, gùi, ghế ngồi, túi xách... làm từ bẹ chuối khô, ý tưởng của chị Võ Thị Huế ở huyện Hướng Hóa (Quảng Bình) đang được xem là ý tưởng khởi nghiệp triển vọng, được tôn vinh tại cuộc thi ý tưởng sáng tạo, sáng kiến cộng đồng về phát triển kinh tế do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị tổ chức.
Những năm gần đây, nhiều loại cây ăn quả như sầu riêng, mít, cam, bơ, chuối, quýt, thanh long, xoài… đã trở thành cây trồng chủ lực của nhiều hộ dân ở Đăk Nông đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững, tỉnh Đăk Nông đang chú trọng hướng dẫn Nhân dân ứng dụng công nghệ vào cây trồng nhằm tăng giá trị sản phẩm, tạo thế mạnh mới cho ngành Nông nghiệp.
Sau 3 năm thực hiện ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có những chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác; cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thời gian gần đây, nhiều diện tích ngô trồng của bà con nông dân tỉnh Lào Cai đang bị loài sâu keo hoành hành phá hại. Đáng lo ngại, đây là loài sâu mới, có khả năng kháng thuốc bảo vệ thực vật. Địa phương đầu tiên phát hiện loài sâu này, là xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng với 50/80ha ngô bị sâu (chiếm 60% diện tích ngô trồng). Mật độ sâu phổ biến 1-2 con/cây; cá biệt có những cây xuất hiện 5-7 con.
Với lợi thế về chuồng trại, ông Nguyễn Đình Phúc ở xóm Chiều Lai 2, xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) đã phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình nuôi chim bồ câu Pháp thương phẩm, cho thu lãi hơn 200 triệu đồng/năm. Từ hiệu quả kinh tế mang lại, mô hình của ông Phúc đã trở thành mô hình điểm, thu hút nhiều hộ dân đến thăm quan, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi.
Sống trên địa bàn có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, chàng trai Quách Văn Bộ, dân tộc Mường, sinh năm 1989, thôn Đồng Mọc, xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) luôn nuôi khát vọng khởi nghiệp làm giàu từ nghề nông. Tốt nghiệp Đại học Tài nguyên-Môi trường năm 2017, Bộ không đi xin việc làm mà lựa chọn quay về quê để triển khai mô hình nuôi gà sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, trồng rừng và nuôi cá.
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 và Giải thưởng báo chí về khoa học và công nghệ năm 2018. Tham dự buổi Lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, cùng các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ngành.
Mơ ước làm ra loại giấm ăn đặc biệt có một không hai trên thế giới, cô giáo Bạch Thị Kim Ngân (1972) dạy môn Hóa học tại Trường THCS thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã nghiên cứu, sản xuất thành công giấm từ những quả vải. Hành trình khởi nghiệp của cô giáo vùng quê này với mục đích nâng cao giá trị nông sản Việt, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm giấm hoa quả có mặt ở thị trường trong nước và nhiều nước trên thế giới.
Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An triển khai tại huyện Cần Đước đang thu hút nhiều nông dân tham gia do hiệu quả bước đầu khả quan.
Anh Hà Văn Quỳnh, dân tộc Thái, Giám đốc HTX Dịch vụ và Phát triển Nông nghiệp Tam Hòa, xã Tân Sơn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã không ít lần thất bại, thua lỗ trong những ngày đầu khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Đứng lên sau những lần vấp ngã, giờ đây HTX rau sạch chuẩn VietGAp của anh Quỳnh đã có thu nhập ổn định, tạo việc làm cho hơn 100 xã viên.
Với mong muốn thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa của người dân, góp phần bảo vệ môi trường từ những hành động cụ thể, anh Trương Thế Tiến (sinh năm 1987) quê ở Thanh Hóa, hiện sinh sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh đã có sáng kiến sản xuất loại “ống hút ăn liền” làm từ tinh bột gạo, khoai tây, sắn dây, chuối…. Sản phẩm “ống hút ăn liền” mang thương hiệu Vistraws của anh vừa ra mắt, đã được thị trường đón nhận.
Ở Tây Ninh, có tới 70% người dân sống bằng nghề làm nông nghiệp. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm từ cây trồng bấy lâu nay như: mía, mì hay cao su, giá cả bấp bênh, không mang lại hiệu quả kinh tế cao như kỳ vọng. Vì vậy, từ năm 2017, tỉnh Tây Ninh đã tiên phong triển khai Chương trình nông nghiệp công nghệ cao gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, xem đây là một giải pháp giúp cho nông dân trong tỉnh nâng cao chất lượng nông sản.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH), ngành Nông nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gặp phải muôn vàn khó khăn. Theo đó, các hộ sản xuất đơn lẻ, manh mún rất khó tồn tại bền vững. Để giải quyết bài toán này, người dân không còn cách nào khác là phải liên kết sản xuất, trong đó chú trọng vào mô hình hợp tác xã (HTX).
Trong những năm qua, mô hình ứng dụng công nghệ cấy lúa hiệu ứng hàng biên tại Sơn La và một số tỉnh, thành phía Bắc cho thấy hiệu quả rõ rệt. Đây chính là giải pháp để tỉnh Sơn La nói riêng và các địa phương trong cả nước nói chung tăng năng suất, sản lượng, giảm chi phí sản xuất và hướng tới một nền nông nghiệp sạch.
Trước hiện tượng thời tiết cực đoan, khô hạn thường xuyên diễn ra, tỉnh Ninh Thuận đã và đang khuyến khích nông dân các địa phương thực hiện chuyển đổi và phát triển các loại cây trồng có khả năng chịu hạn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Khoai lang Tuy Đức từ lâu đã nổi tiếng ở tỉnh Đăk Nông cả về năng suất lẫn chất lượng. Để khoai lang Tuy Đức phát huy hiệu quả kinh tế bền vững hơn, các ngành chức năng ở Đăk Nông đã tiến hành, xây dựng thương hiệu giống khoai này bằng việc liên kết các nông hộ trồng khoai theo hình thức hợp tác xã sản xuất sản phẩm theo quy trình sinh học hữu cơ.
Trong chuyến công tác tới xã Liễu Đô, huyện Lục Yên (Yên Bái), chúng tôi không khỏi bất ngờ với những thay đổi nơi đây. Từ một vùng quê nghèo khó, giờ đây Liễu Đô đã từng bước chuyển mình, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Sự đổi thay này có sự đóng góp quan trọng của quá trình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.