Từ diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đồng bào Cơ-ho ở thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã học hỏi kỹ thuật, chuyển sang trồng dâu nuôi tằm mang lại no ấm cho nhiều gia đình. Trồng dâu nuôi tằm đang là hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của người dân nơi đây.
Tận dụng diện tích lòng hồ thủy điện Sơn La, người dân xã Mường Trai, huyện Mường La đang phát triển hướng nuôi cá tầm thương phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ đầu năm đến nay, bằng nhiều nguồn vốn, 350 hội viên nông dân từ các xã trên địa bàn huyện Mường Nhé (Điện Biên) đã được tham gia các lớp tập huấn về chuyển giao kỹ thuật, trên 1.800 lượt hội viên vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để đầu tư trồng trọt và chăn nuôi. Nhờ đó, đã xuất hiện những mô hình cây, con phù hợp, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS.
Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó, tạo hiệu quả tích cực trong việc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, phát triển thương hiệu nông sản đặc trưng...
Nếu như cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) của 53 DTTS lần đầu tiên được tổ chức năm 2015 hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, thì cuộc điều tra lần này (từ 1/10 - 31/10/2019), cán bộ điều tra sẽ áp dụng triệt để công nghệ thông tin trong tất cả các giai đoạn.
Sau 5 năm tiến hành trồng thử nghiệm sâm Ngọc Linh dưới chân núi Langbiang, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) theo hướng công nghệ cao, cây sâm đã nở hoa kết hạt, chứng minh khả năng sinh trưởng, phát triển và hiệu quả tốt tại vùng đất mới này.
Với mong muốn nâng tầm giá trị nông sản địa phương, nhóm học sinh DTTS của Trường THPT Lộc Bình (Lạng Sơn) đã nghiên cứu, chế tạo ra nhiều sản phẩm từ khoai. Ý tưởng của nhóm đã đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Tỉnh Đăk Nông hiện có trên 32.700ha hồ tiêu, tăng gấp 3 lần so với định hướng quy hoạch phát triển hồ tiêu đến năm 2020. Những năm qua, biến cố về dịch bệnh trên hồ tiêu đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân Đăk Nông. Tuy nhiên, nhiều nông dân đã chủ động thay đổi tư duy sản xuất, phát triển hồ tiêu hữu cơ, vừa giảm thiệt hại do sâu bệnh, nâng cao giá trị hồ tiêu, phát triển bền vững hồ tiêu, do đó vẫn “sống khỏe” với cây hồ tiêu.
Vào thời điểm này, tại các huyện Chợ Đồn, Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn, người dân đang tất bật thu hoạch chính vụ sản phẩm hồng không hạt - loại cây chủ lực của địa phương hiện nay. Năm 2013, hồng không hạt Bắc Kạn đã được cấp Chứng nhận chỉ dẫn địa lý và nằm trong top 100 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam. Với bước đệm quan trọng đó, cây hồng không hạt đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Với diện tích gần 530ha và là sản phẩm chủ lực của địa phương, nhưng sản phẩm chè Đình Lập vẫn mang thương hiệu cá nhân, chưa xây dựng được thương hiệu vùng, miền. Nếu không có sự thay đổi, vùng chè Đình Lập sẽ có nguy cơ đánh mất thương hiệu và thị trường.
Là tỉnh miền núi phía Bắc, Tuyên Quang bước vào xây dựng nông thôn mới (NTM) với xuất phát điểm rất thấp. Tại thời điểm 2011, tỉnh chưa có xã nào đạt NTM. Thế nhưng, đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 30 xã đạt NTM. Để có kết quả này, Tuyên Quang đã tích cực trong việc huy động mọi nguồn lực xây dựng NTM, đồng thời tỉnh cũng đặc biệt chú trọng tới các mô hình sản xuất.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có những yếu tố khó lường, đòi hỏi con người phải sẵn sàng tận dụng thời cơ, tránh được rủi ro, có các giải pháp linh hoạt, thích ứng với những thay đổi mà ngày hôm nay chưa dự báo được.
Nén (hành tăm) là cây gia vị được trồng ở vùng đất cát các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi. Những năm gần đây, cây nén vượt đèo lên cao nguyên đất đỏ bazan và bước đầu đã chứng minh được thế mạnh. Nhờ trồng nén, nhiều người dân xã Cư Né, huyện Krông Buk (Đăk Lăk) đã có kinh tế khá giả, thậm chí không ít gia đình thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm.
Thời gian qua, Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể tỉnh Ninh Thuận đã đẩy mạnh công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, hỗ trợ thực hiện sản xuất hiệu quả. Tiêu biểu là hoạt động hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm ngày càng đi vào chiều sâu, mang lại doanh thu cao cho các HTX.
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) vào xây dựng nông thôn mới (NTM) là nội dung quan trọng trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Dấu ấn của KHCN đã và đang thể hiện rõ nét trong các quy hoạch xây dựng NTM, cũng như thành quả của việc áp dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn… Qua đó, góp phần tích cực làm đổi thay diện mạo nông thôn.
Dù khiếm khuyết về cơ thể, cụt một tay phải, mắt trái mờ nặng từ lúc còn thanh niên do bị thương bởi mìn, nhưng ông đã có hơn 40 sáng chế hữu ích được ứng dụng vào thực tế cuộc sống, trong đó có nhiều sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng độc quyền sáng chế. Đó là nông dân Tạ Tuấn Minh, 55 tuổi, ở phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long (Bình Phước).
Chứng kiến người lao công trong trường làm vệ sinh mỗi ngày rất vất vả, một nhóm học sinh Trường THCS Cách Mạng tháng Tám, quận 10, TP. Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra xe “nuốt” rác đa năng, với tính năng phân loại rác ở trọng lượng dưới 2kg.
Mô hình hợp tác xã (HTX) theo chuỗi giá trị, đang được coi là lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi. Với hiệu quả trực tiếp đem lại lợi nhuận cho các thành viên qua vai trò là kênh liên kết hộ nông dân, tạo nguồn sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước.
Nhận thấy việc nướng bánh tráng còn thủ công, tốn nhiều công sức mà chi phí lại cao, anh Nguyễn Nở, kỹ sư công nghiệp nhiệt ở huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi nảy ra ý tưởng chế tạo chiếc máy nướng bánh tráng bằng tia hồng ngoại 4M.
Trồng bạc hà, húng lủi, hương thảo và xà lách xoong dưới hầm để xe, giúp không khí bớt nồng độ khí CO2, giảm nhiệt độ... là sáng kiến của thầy trò học sinh lớp 10 Trường THPT Lê Quý Đôn ở quận 3. TP. Hồ Chí Minh đang thực hiện, bước đầu cho tín hiệu khả thi.