Qua thực tiễn sản xuất, trồng trọt tại nhiều địa phương cho thấy, nơi nào người nông dân biết vận dụng, áp dụng tốt khoa học - kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, thì nơi đó năng suất, chất lượng cây trồng đạt hiệu quả cao. Vì vậy, việc vận động người dân bỏ dần lối canh tác manh mún, phụ thuộc vào thời tiết theo tập quán cũ để tiếp cận với phương pháp sản xuất hiện đại là cân thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Ba em học sinh là Đặng Lê Hiếu (lớp 12C3), Võ Đức Huy (lớp 12C3) và em Tạ Gia Nhật Minh (11B5, Trường THPT Trần Quốc Tuấn, TP. Quảng Ngãi) đã nghiên cứu chế tạo thành công thiết bị đo thân nhiệt kết hợp rửa tay tự động.
Ngày 22/4/2020, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến đã chủ trì buổi họp, cho ý kiến về đề tài khoa học công nghệ (KHCN) cấp Bộ năm 2021. Cùng dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải, đại diện Vụ Tổng hợp.
Giữa mùa dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh được nghỉ học để phòng dịch, thầy giáo Lê Văn Giang, giáo viên dạy môn Vật lý của Trường THPT Trường Chinh, huyện Đăk R’lấp (Đăk Nông) đã sáng chế thành công buồng khử khuẩn toàn thân, góp phần cùng cả nước phòng, chống dịch.
Thời gian gần đây, hầu hết các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, trường học đều chuyển các cuộc họp, làm việc và học tập trực tiếp sang trực tuyến (online) để phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh Covid -19. Qua đó, không chỉ tiết kiệm thời gian, kinh phí mà còn cho thấy, bước tiến dài trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi khi học tập và làm việc online.
Thời gian qua, nhiều tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có những sáng kiến để phòng, chống dịch bệnh Covid–19. Những sáng kiến này không chỉ đem lại hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh mà còn góp phần tiết kiệm ngân sách.
Với thói quen và kỹ thuật canh tác cũ, nông nghiệp đã và đang làm chết dần các hệ sinh thái trong đất. Những năm qua, nhiều nông dân và các nhà khoa học đã tìm tòi hướng canh tác nông nghiệp ngược lại với truyền thống, đó là nông nghiệp “lười”, nông nghiệp thuận tự nhiên, hay nông nghiệp sinh thái. Với mô hình này, đất luôn được bồi đắp, để trả lại dinh dưỡng, sự giàu có cho đất.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu nhằm tạo ra những đột phá mới, đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn định với năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao. Để phát triển bền vững các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Vĩnh Phúc đã tập trung một số giải pháp như: Hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc, vùng sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; hỗ trợ trồng cây dược liệu và cơ sở chế biến nông sản…
Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) giai đoạn 2011 - 2020 theo Quyết định số 418/QĐ-TTg, ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu hết năm 2020, cả nước có 5 nghìn doanh nghiệp (DN) KH&CN. Thời hạn đã gần kề, nhưng “đích” đến thì còn xa, do chính sách ưu đãi để hỗ trợ DN “có cũng như không”.
Thời gian qua, với các dự án nghiên cứu, phát triển cây trồng có thế mạnh, Cao Bằng đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập của người dân.
Ứng dụng iTwood là ứng dụng truy xuất thông minh cho nguồn gốc lâm sản đang được nhiều cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp áp dụng. Ứng dụng này là lời giải cho bài toán “khó” trong việc chứng minh, truy xuất nguồn gốc gỗ và các sản phẩm từ gỗ, góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thời gian qua, tỉnh Phú Yên đã tăng cường xây dựng và chuyển giao nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ (KH&CN) vào sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, nhiều đặc sản địa phương được xây dựng thương hiệu, góp phần giúp người dân trên địa bàn nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, nhiều Bộ, ngành, địa phương đã áp dụng khoa học công nghệ vào công tác phòng, chống dịch bệnh. Nhờ đó góp phần rất lớn vào công tác ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh, nâng cao nhận thức của người dân.
Các huyện phía Bắc của tỉnh Bình Định (Hoài Ân, Hoài Nhơn và An Lão) có tiềm năng phát triển trồng cây ăn quả. Nhưng do diện tích còn manh mún; việc sản xuất – tiêu thụ chưa theo chuỗi giá trị nên thu nhập của người nông dân chưa cao.
Giải thưởng Tạ Quang Bửu của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
Trước diễn biến phức tại của dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều trang thiết bị y tế trở nên khan hiếm, hai em Phan Bùi Hà Phương và Trần Thị Hồng Trâm, học sinh lớp 11C1, Trường THPT Trường Chinh xã Đăk Wer, huyện Đăk R’lấp (Đăk Nông) đã xây dựng ý tưởng làm ra sản phẩm có tác dụng sát khuẩn từ cây sả chanh. Được sự hướng dẫn của giáo viên dạy môn Hóa học của trường, hai nữ sinh đã thành công trong việc biến ý tưởng thành thực hiện.
Những năm qua, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở vùng DTTS và miền núi đã không còn là chuyện xa lạ. Việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đang là hướng đi hiệu quả, góp phần mở rộng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, nâng cao thu nhập của đồng bào, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.
Theo ngành Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, các công trình ngăn mặn được đầu tư xây dựng đã phát huy hiệu quả tích cực, giúp bảo đảm diện tích sản xuất của nông dân. Bên cạnh đó, người dân cũng đã có những giải pháp chủ động để giảm thiểu rủi ro khi canh tác trong mùa khô.
Trên địa bàn tỉnh An Giang, các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên là hai địa phương được đánh giá chịu tác động nặng nề nhất do hạn hán. Đây cũng là lý do hai địa phương được tỉnh ưu tiên đầu tư nhiều công trình thủy lợi để giúp người dân chống được khô hạn.
Tổ chức Phát triển của Liên Hợp quốc đánh giá Việt Nam là 1 trong 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất và tổn thương trực tiếp do quá trình biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm gần đây, BĐKH đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của nước ta, nhất là với vùng DTTS và miền núi...