Năng suất đàn bê sinh ra có khối lượng cơ thể lớn hơn, sinh trưởng nhanh hơn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường... là những kết quả đạt được trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KHCN) vào chăn nuôi bò thịt tại một số địa phương vùng đồng bào DTTS. Dự án do Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc, Học viện Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) chủ trì thực hiện.
Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất lâm nghiệp không chỉ góp phần tăng hiệu quả của chuỗi sản xuất và thương mại hóa sản phẩm, mà còn góp phần quan trọng trong việc triển khai tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.
Từ lâu, năng lượng mặt trời đã được ứng dụng rộng rãi tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo... Hệ thống năng lượng mặt trời đã góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, ít ai để ý đến việc, khi những tấm pin năng lượng mặt trời hết hạn, thì việc xử lý chất thải của những tấm pin năng lượng này như thế nào.
Từ lâu, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) được mệnh danh là “Vương quốc tỏi”; tỏi là nông sản chủ lực, là nguồn thu nhập chính của hàng nghìn hộ dân trên đảo. Tuy nhiên, để từng bước nâng cao vị thế, nâng tầm tỏi Lý Sơn trở thành thương hiệu quốc gia, thúc đẩy sản xuất theo hướng bền vững, huyện Lý Sơn đang khẩn trương hoàn thành xây dựng chỉ dẫn địa lý tỏi Lý Sơn.
Ngày 26/6 tại Hà Nội, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), Trường Đại học Nông nghiệp tổ chức Hội thảo Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp: Thành tựu và định hướng phát triển.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tỷ lệ cơ giới hóa trong từng lĩnh vực sản xuất của ngành Nông nghiệp đã tăng nhanh. Tuy nhiên, mức độ cơ giới hóa chưa đồng đều ở các khâu, các lĩnh vực. Còn nhiều khâu sản xuất quan trọng, chiếm tỷ lệ khối lượng công việc lớn, nhưng tỷ lệ cơ giới hóa lại thấp.
Khi nhắc đến những chiếc máy gieo hạt 4 trong 1, máy hút sâu chè; máy bón phân tra hạt, máy bốc mía hay máy nhổ sắn…, chúng ta liên tưởng ngay đến những công trình nghiên cứu khoa học tiên tiến. Thế nhưng ít ai biết rằng, đó lại là những sản phẩm được làm ra từ bàn tay của một người nông dân chân lấm tay bùn, đó là ông Nguyễn Văn Hoàn ở xã Phú Lâm (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang).
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, từ đầu năm đến nay, nhiệt độ trung bình trên phạm vi toàn quốc đều cao hơn so với mức trung bình nhiều năm từ 1 - 1,25oC, cá biệt có nơi cao hơn 3oC. Dự báo là năm có nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm. Vì vậy, người chăn nuôi của tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động các giải pháp chống nóng cho đàn vật nuôi.
Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước được chọn thí điểm Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP). Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Ninh có 402 sản phẩm OCOP, trong đó nhiều sản phẩm OCOP được sản xuất tại vùng DTTS và miền núi đang thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng.
Trong 4 tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã tác động rất mạnh đến hoạt động xuất khẩu nông sản. Quan tâm đầu tư, đẩy mạnh công nghệ chế biến là một trong những hướng đi được kỳ vọng sẽ giúp nông sản phục hồi sau đại dịch. Công nghiệp chế biến không chỉ giải quyết tình trạng “giải cứu” nông sản mà còn đóng vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp chủ động thị trường tiêu thụ và nâng cao giá trị cho nông sản Việt Nam.
Những năm gần đây, khu vực kinh tế tập thể (KTTT) ở vùng miền núi tỉnh Phú Yên có nhiều thay đổi đáng ghi nhận. Việc kiện toàn khu vực KTTT của tỉnh Phú Yên không chỉ giải quyết nguy cơ “trắng” hợp tác xã (HTX) ở miền núi mà đang tạo cơ hội thay đổi phù hợp với chủ trương phát triển tổng thể kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi của Chính phủ trong thời gian tới.
Công nghệ đèn LED đang dần thay thế dàn đèn Siu truyền thống trên các tàu đánh cá ở tỉnh Quảng Ninh. Nhờ tính linh hoạt, dễ sử dụng, cùng nhiều ưu điểm vượt trội, việc sử dụng đèn LED không chỉ giúp ngư dân tiết kiệm chi phí mỗi chuyến ra khơi, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển, phát triển bền vững kinh tế biển.
Là giáo viên dạy môn sinh học tại Trường THPT Phan Đình Phùng ở xã Ea Kly, huyện Krông Pắc (Đăk Lăk), đến tháng 11/2019, cô giáo Phạm Thị Thu Hằng (SN1986) quyết định nghỉ nghề giáo, rẽ sang hành trình khởi nghiệp từ chế xuất một số nông sản của địa phương thành mỹ phẩm mang thương hiệu Pam’s.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và Bộ Y tế đã ra mắt ứng dụng Bluezone (khẩu trang điện tử) do BKAV chủ trì phát triển. Ứng dụng giúp cơ quan chức năng khoanh vùng dịch một cách chính xác, hạn chế phong tỏa trên diện rộng, bảo đảm an toàn cho cộng đồng và bảo mật thông tin người sử dụng.
Đầu tháng 5, tất cả học sinh 2 tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông trở lại trường học sau thời gian dài nghỉ tránh dịch. Để đảm bảo an toàn cho học sinh, các trường học đều triển khai các biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Những sáng chế nước sát khuẩn sả chanh, buồng khử khuẩn và máy rửa tay tự động đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả tích cực.
Được thành lập từ năm 2018, Hợp tác xã (HTX) Châu Rế, thôn Thành Tín, xã Phước Hải (Ninh Phước, Ninh Thuận) có 73 thành viên, toàn bộ là đồng bào dân tộc Chăm, đã ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trong trồng măng tây xanh. Mô hình này đã đánh thức tiềm năng của vùng đất cát pha, thường xuyên khô hạn ở Phước Hải.
Với chủ đề “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo kiến tạo tương lai”, nhiều sự kiện, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) tiêu biểu dự kiến sẽ được Bộ KH&CN, các Bộ, ngành, địa phương, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp tổ chức. Các hoạt động nổi bật bao gồm: Ngày hội trí tuệ Việt Nam bằng hình thức trực tuyến; Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu; Trao Giải thưởng Báo chí về KH&CN năm 2019;…
Thời gian qua, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã tăng cường các giải pháp để ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, năng suất cây trồng tăng lên, đời sống bà con dần đi vào ổn định.
Con tôm được các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau xác định là vật nuôi mũi nhọn. Tuy nhiên, trước khó khăn mặn xâm nhập, dịch bệnh Covid - 19 hoành hành, người nuôi tôm và doanh nghiệp (DN) ở các địa phương này đang gặp rất nhiều khó khăn.
Với mục đích nhắc nhở, tuyên truyền mọi người cùng chung tay phòng chống Covid-19, anh Trương Văn Thành, Phó phòng Tư pháp huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã sáng chế ra “Mô hình nhân viên tự động nhắc nhở”. Mô hình được đặt thử nghiệm tại bộ phận 1 cửa của UBND huyện Đăk Hà và Trung tâm chợ Đăk Hà, góp phần phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện.