Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những sáng tạo hữu ích của nông dân Bắc Hà

Khuất Linh - 11:02, 15/12/2020

Tại huyện Bắc Hà (Lào Cai) điều kiện canh tác, sản xuất của bà con còn nhiều khó khăn với địa hình đồi núi dốc, chia cắt mạnh, giao thông đi lại cách trở. “Trong cái khó, ló cái khôn”, người nông dân nơi đây đã tự mày mò, nghiên cứu, sáng tạo ra những cải tiến kỹ thuật mang tính ứng dụng cao, góp phần đẩy nhanh tiến độ thu hoạch mùa vụ, giảm bớt sức lao động, nâng cao chất lượng bảo quản các sản phẩm nông sản bản địa.

Chiếc máy đục lỗ nylon có thiết kế đơn giản, nhưng rất tiện ích.
Chiếc máy đục lỗ nylon có thiết kế đơn giản, nhưng rất tiện ích.

Thiết kế đơn giản nhưng có tính ứng dụng cao

Sáng kiến đầu tiên là việc bà con vận chuyển ngô bằng tời, ròng rọc, đang được áp dụng tại nhiều xã vùng cao của huyện như: Cốc Ly, Bản Phố, Hoàng Thu Phố, Nậm Mòn...

Tại xã Bản Phố - nơi có 756 hộ, 99% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống tại 11 thôn, bản. Toàn xã có hơn 400 hộ dân đang gắn bó với nghề nấu rượu ngô đặc sản truyền thống. Ông Lê Tiến Tùng, Chủ tịch UBND xã cho biết, hàng năm, bà con trong xã trồng ngô với diện tích rất lớn để phục vụ nấu rượu và phát triển chăn nuôi. Do địa hình đồi núi dốc, các nương ngô thường ở trên cao nên việc thu hoạch, vận chuyển ngô xuống núi mất rất nhiều thời gian, công sức, lại dễ tổn thất sau thu hoạch... Nhưng nay, việc thu hoạch đã được cải thiện nhờ sáng kiến “vận chuyển ngô bằng tời, ròng rọc”. Cụ thể, bà con tận dụng sự chênh lệch về độ cao giữa đỉnh và chân đồi, sau đó căng dây cáp, lắp ròng rọc và treo các bao ngô khoảng 50 - 70kg chuyển xuống chân đồi một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Một “cáp treo di động” của người dân thôn Bản Phố 2 (xã Bản Phố) dùng vận chuyển ngô từ núi xuống đường chính.
Một “cáp treo di động” của người dân thôn Bản Phố 2 (xã Bản Phố) dùng vận chuyển ngô từ núi xuống đường chính.

“Chúng tôi hay gọi vui đó là “cáp treo di động” của bà con. Đây là một sáng kiến rất hữu ích, bởi khi bà con áp dụng đã giảm được rất nhiều sức lao động, hiệu quả công việc tăng lên gấp 4 - 5 lần so với dùng ngựa thồ. Hơn nữa khi vận chuyển ngô xuống núi cũng rất an toàn, nhiều năm nay chưa có trường hợp nào tai nạn lao động do tời ngô cả”, Chủ tịch xã Lê Tiến Tùng thông tin.

Một sáng kiến hữu ích khác cũng được người dân Bản Phố (huyện Bắc Hà) áp dụng rộng rãi, đó là “phơi ngô bằng khung căng phủ nylon trắng”. Theo chia sẻ của nhiều hộ dân thì cách làm này khá hiệu quả, giúp việc phơi phóng, bảo quản nông sản được tốt hơn.

Anh Ma Seo Tráng, người dân thôn Bản Phố 2, xã Bản Phố cho biết, gia đình anh sử dụng mô hình này đã hơn 3 năm nay, thấy rất tiện lợi, ngay cả khi trời mưa liên tục nhiều ngày, nông sản vẫn khô, sạch, ít ẩm mốc nên chất lượng tốt hơn, giá bán cũng cao hơn. Việc đầu tư mua nylon và dựng khung bạt như gia đình anh Tráng làm rất đơn giản, chỉ một lần đầu tư, kinh phí ít thì tận dụng bằng tre vẫn sử dụng được trung bình từ 3 - 5 năm, rất tiết kiệm chi phí.

Mấy năm trở lại đây, các xã như Tả Văn Chư, Lùng Phình, Na Hối… đã phát triển khá mạnh các diện tích trồng dược liệu đương quy, cát cánh, đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Mặc dù đã được cán bộ chuyên môn hướng dẫn tỉ mỉ kỹ thuật canh tác, tuy nhiên, việc đục lỗ nylon che phủ mặt luống để gieo hạt còn thực hiện thủ công, năng suất thấp và mật độ không đều giữa các hàng.

Xuất phát từ tồn tại trên, anh Giàng Seo Ly, dân tộc Mông ở thôn Lả Dì Thàng, xã Tả Van Chư đã nghiên cứu, tìm tòi, chế tạo ra chiếc máy đục lỗ nylon che phủ đất, giúp tiết kiệm thời gian so với đục thủ công và các lỗ đục theo quy trình kỹ thuật, mật độ giữa các hàng đều nhau… nên năng suất tăng cao.

Nhờ chiếc máy đục lỗ nylon tự chế, việc làm đất che phủ nylon trồng dược liệu ở Tả Văn Chư được đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm khoảng cách kỹ thuật.
Nhờ chiếc máy đục lỗ nylon tự chế, việc làm đất che phủ nylon trồng dược liệu ở Tả Văn Chư được đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm khoảng cách kỹ thuật.

Cần nhân rộng các sáng kiễn hữu ích

Trao đổi cùng phóng viên, ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc Hà cho biết: Hầu hết các sáng kiến cải tiến kỹ thuật của bà con người DTTS tại địa phương đều rất hữu ích và có tính ứng dụng cao, giúp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí trong các khâu sản xuất...

Tuy nhiên, việc áp dụng hiện nay còn trong phạm vi hẹp, chưa rộng khắp và phổ biến tại tất cả các xã vùng cao bởi một số lý do khách quan, như: Các sáng kiến chưa được nhiều người dân biết đến để mang về áp dụng; một số sáng kiến đưa ra chưa có hướng dẫn kỹ thuật bài bản nên chưa giúp người dân từng bước làm quen và tạo thành nếp trong việc áp dụng theo thời vụ sản xuất. Vẫn còn một bộ phận người dân chậm đổi mới, không chịu khó tìm tòi, áp dụng sáng kiến cải tiến phù hợp với điều kiện canh tác, sản xuất của gia đình mình…

Nhờ hiệu ứng nhà kính, bà con phơi phóng, bảo nông sản được thuận lợi hơn.
Nhờ hiệu ứng nhà kính, bà con phơi phóng, bảo nông sản được thuận lợi hơn.

Chung tay tháo gỡ khó khăn trên, ngành Nông nghiệp huyện Bắc Hà xác định, trong thời gian tới sẽ tăng cường khuyến khích Nhân dân tham gia áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất; tổ chức cho bà con đi thăm quan thực tế, học hỏi lẫn nhau để nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả. Ngành Nông nghiệp cũng sẽ đề xuất với UBND huyện có thêm những chính sách hỗ trợ thiết thực, đồng hành của các tổ chức chính trị - xã hội huyện để đưa các công trình nghiên cứu, những sáng tạo của bà con đi vào sản xuất một cách thiết thực, hiệu quả nhất.

Tin nổi bật trang chủ
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 1 giờ trước
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ tiết kiệm và vay vốn đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.
Về nơi

Về nơi "đệ nhất danh trà"

Media - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Xã Tân Cương. TP. Thái Nguyên là vùng đất nổi tiếng với những đồi chè tươi tốt, với hương vị đặc trưng và chất lượng vượt trội. Chính mảnh đất này đã góp phần tạo dựng nên tên tuổi “Thái Nguyên - Đệ nhất danh trà".
Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Tin tức - Thuỳ Trang - Phan Anh - Phương Linh - 2 giờ trước
Đó là phát biểu của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng tại Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ Trung ương đến Phòng giao dịch cấp huyện về triển khai nhiệm vụ quý II/2025 của NHCSXH diễn ra vào sáng 04/4.
Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 2 giờ trước
Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mang thanh xuân lên miền biên ải

Mang thanh xuân lên miền biên ải

Xã hội - Thanh Hải - 2 giờ trước
Tôi chưa từng trải qua niềm phơi phới của những con người trẻ, mang thanh xuân lên miền biên ải để lập thân lập nghiệp. Nhưng khi gặp gỡ rồi giã biệt về xuôi, trong tôi cũng đã bừng lên khát vọng cống hiến và dấn thân; như những ca từ bay bổng, lãng mạn mà mình đã từng ngân nga: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Dù đang có công việc tại Đà Nẵng với thu nhập ổn định, tuy nhiên anh Phạm Văn Bình (38 tuổi, ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã quyết định về quê để phát triển nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình. Với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng, anh không chỉ có thu nhập khá, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở quê hương.
Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 có lẽ sẽ trở thành cái Tết không thể nào quên đối với nhiều hộ đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Bởi những ngày cận Tết, hàng loạt ngôi nhà “Đại đoàn kết” đủ tiêu chuẩn “3 cứng” đồng loạt hoàn thành, bàn giao để đồng bào kịp dọn về nhà mới.
Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Du lịch - Xuân Nhi - 2 giờ trước
Những cây cầu thô sơ như cầu tre, cầu khỉ, cầu dừa từng là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Qua bao thăng trầm, những cây cầu ấy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ.