Ngày 18/11, tại Tuyên Quang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Tuyên Quang tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp, với chủ đề giải pháp liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm bưởi. Diễn dàn đã đưa ra nhiều giải pháp để phát triển bền vững cây bưởi ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc.
Trước đây, trên những rẻo cao của tỉnh Hà Giang, do lối sống tự cung, tự cấp của bà con nên chỉ có cây ngô, cây cải là đáng quý, đáng trồng. Những cây dại mọc trên rừng chỉ là những “thứ bỏ đi”. Thế nhưng, trong nền kinh tế thị trường ngày nay, nhiều "cây rừng, quả dại" lại trở thành cây đặc sản, không chỉ giúp người dân có cơ hội thoát nghèo mà còn có thể làm giàu nếu như biết nắm bắt cơ hội.
Mặc dù đối mặt với đợt hạn mặn lịch sử vừa qua, nhưng diện tích cây hồng xiêm ở tỉnh Tiền Giang không bị thiệt hại; đồng thời gần đây giá loại cây ăn trái này tăng giá ở mức kỷ lục nên nhà vườn địa phương đang nhân rộng diện tích.
Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KH-KT) vào sản xuất nông nghiệp; từ năm 2017 đến nay, đồng bào các dân tộc xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ (Hà Giang) đã tích cực trồng rau màu theo hướng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Từ trồng rau an toàn, người dân đã tạo thương hiệu cho vùng rau của huyện và nâng cao thu nhập.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ tinh lợn ngoại, tinh bò thịt, bò sữa chất lượng cao trên địa bàn năm 2021, với tổng kinh phí thực hiện là 20.090 triệu đồng.
Xuất thân từ vùng cao Bắc Kạn, chị Lý Thị Quyên đã gác lại ước mơ trở thành cô giáo để khởi nghiệp, lập nghiệp với mong muốn giúp bà con dân tộc thiểu số ở địa phương thoát nghèo, làm giàu bằng những sản phẩm độc đáo, đậm nét văn hóa đặc trưng của người Dao ngay tại mảnh đất quê hương.
Tỉnh Tây Ninh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ðề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030.
Hiện nay, nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số ở xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) đã và đang tận dụng diện tích đất cằn cỗi, đồi núi để trồng sả. Đây là loại cây dễ trồng, không kén đất, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, phù hợp với đất dốc, khô cằn. Khâu trồng, chăm sóc đơn giản, không cần phun thuốc bảo vệ thực vật, không cần bón phân, giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với trồng ngô, lúa. Từ khi trồng đến thu hoạch chỉ 3 tháng và được khai thác từ 5 -7 năm.
Ngày 13/11 tại Bắc Giang, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện "Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025" (gọi tắt là Chương trình nông thôn miền núi).
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh hiện có trên 97.000 ha cà phê, trong đó, diện tích trong giai đoạn kinh doanh khoảng 83.148 ha, còn lại đang kiến thiết cơ bản và tái canh.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thiên tai liên tiếp xảy ra ở một số thị trường truyền thống, do đó cam sành Hàm Yên đang có nguy cơ khó tiêu thụ. Bảo đảm tiêu thụ cam sành Hàm Yên, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng của tỉnh, doanh nghiệp, hợp tác xã đã liên kết chặt chẽ, giúp người trồng cam yên tâm sản xuất.
Những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở phát huy lợi thế vốn có của từng địa phương. Việc chuyển đổi đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập trên đồng ruộng, vườn đồi cho người nông dân.
Với mục tiêu hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, những năm gần đây, Trạm Khuyến nông huyện Bình Tân (Vĩnh Long) đã tập trung triển khai xây dựng các mô hình trình diễn khuyến nông. Theo đó, hàng năm, trên cơ sở kế hoạch của Trung tâm Khuyến nông tỉnh và điều kiện cụ thể của địa phương, Trạm đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể. Hiệu quả thu được từ các mô hình đã giúp bà con nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
Tỉnh Tây Ninh đang chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, chú trọng bảo vệ môi trường, hướng đến việc hình thành các vùng chuyên canh cây trồng thế mạnh, tăng giá trị sản xuất cho người dân.
“Thuận vợ, thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn”, câu nói này thật đúng khi dành tặng cho gia đình anh Triệu Văn Hiệp (dân tộc Dao) và chị Đỗ Thị Liễu ở thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên (Hà Giang). Mạnh dạn đầu tư, xây dựng mô hình phát triển kinh tế phù hợp, sau nhiều năm vất vả, vợ chồng anh chị đang từng ngày thu về “trái ngọt”…
Với niềm đam mê sáng tạo, trong quá trình đảm nhiệm công tác Bí thư Đoàn trường và giảng dạy, thầy giáo Hoàng Trung Kiên (SN 1980, giáo viên Trường THPT số 1 Bảo Yên, Lào Cai) đã miệt mài hướng dẫn các em học sinh (HS) trong trường sáng tạo nhiều sản phẩm khoa học - kỹ thuật mang tính ứng dụng cao.
Những ngày qua, Hội Nông dân các cấp của thành phố Đà Nẵng đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân trên địa bàn khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định kinh tế sau thời gian bão lũ kéo dài.
Theo thống kê, những đợt bão, lũ thời gian dài vừa qua khiến 540 ha cây có múi ở tỉnh Thừa Thiên- Huế bị thiệt hại nặng, do bị nước ngâm lâu ngày nên nhiều diện tích đã chết và đổ bệnh.Trong đó, chủ yếu là cây thanh trà và tập trung ở xã Phong Thu (huyện Phong Điền), phường Hương Vân (thị xã Hương Trà) và phường Thủy Biều (TP. Huế).
Sở NN&PTNT Hòa Bình vừa phối hợp với UBND huyện Cao Phong tổ chức “Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du miền núi phía Bắc - Tuần lễ cam Cao Phong năm 2020”.
Lục Ngạn (Bắc Giang) từ lâu nổi tiếng là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng, đặc biệt thích hợp để phát triển nhiều loại cây ăn quả hàng hóa chất lượng cao như vải, nhãn, cam, bưởi, táo… Do đó, việc phát triển diện tích, nâng cao chất lượng cây ăn quả theo hướng chuyên nghiệp kết hợp với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm luôn được chính quyền địa phương xác định là nhiệm vụ trọng tâm.