Hợp tác xã (HTX) Rau sạch Yên Dũng, huyện Yên Dũng là đơn vị đầu tiên trong tỉnh Bắc Giang ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp. Các sản phẩm tạo ra nổi tiếng với thương hiệu sạch, an toàn, hiệu quả, lợi nhuận kinh tế cao. Các mô hình của HTX Rau sạch Yên Dũng đang được nhiều HTX khác trong tỉnh học tập, làm theo.
Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, hình thành các mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) còn chú trọng đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KH-KT), từng bước nâng cao chất lượng nguồn giống cũng như giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp cho người dân địa phương.
Trong môi trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã bộc lộ niềm đam mê và khả năng sáng tạo khoa học kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm mang tính ứng dụng cao vào cuộc sống. Tại Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), cô học trò Lê Nhật Minh, lớp 11C2A là một ví dụ. Em vừa xuất sắc giành tấm Huy chương Vàng Olympic Phát minh và Sáng tạo thế giới 2020 (WICO).
Ngày 20/11/2020 tại Mèo Vạc (Hà Giang), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Giang tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển chăn nuôi lợn bản địa các tỉnh miền núi phía Bắc”.
Mô hình lúa - tôm là một trong những đột phá kinh tế của tỉnh Cà Mau trong những năm qua. Đặc biệt, hiện tại con tôm càng xanh đã khẳng định được giá t rị và vị thế trong quá trình phát triển kinh tế tăng thu nhập cho người dân vùng sông nước này.
Cây Macadamia (người dân thường gọi là cây Mắc ca) là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao Hạt Mắc-ca có hàm lượng dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, đặc biệt thích hợp trong chế biến thực phẩm. Nhân hạt có mùi thơm nhẹ, có thể dùng làm nhân bánh ngọt, nhân chocolate, kem, bánh hộp, hoặc ăn trực tiếp ở dạng đồ hộp rất được ưa chuộng ở Mỹ, châu Âu.
Dù không được đào tạo chuyên ngành nhưng anh Nguyễn Thanh Hùng (SN 1979) ở xã Thường Phước 2, huyện Hồng Ngự đã sáng chế ra nhiều máy móc nông nghiệp hữu dụng, giúp bà con nông dân giảm chi phí, tăng năng suất lao động…
Giá cá tra nguyên liệu tại nhiều địa phương vùng ÐBSCL đã tăng trở lại trong những tháng gần đây, hiện ở mức 22.500-24.000 đồng/kg. Theo đó, giá tăng từ 4.500 - 6.000 đồng/kg so với những tháng đầu năm và cao hơn khoảng 3.000 - 4.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2019..
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang diễn ra phức tạp trên toàn cầu, các mặt hàng nông sản, trái cây Việt Nam cũng vì thế bị ảnh hưởng, thậm chí điêu đứng vì phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Thế nhưng, mới đây, sản phẩm chuối Nam Mỹ của tỉnh Quảng Ngãi đã xuất lô hàng đầu tiên sang thị trường nước ngoài, mở đường đưa hàng nông sản Quảng Ngãi ra thị trường quốc tế.
Do nằm trên độ cao gần 1.000m so với mực nước biển nên thời tiết khí hậu ở xã Khâu Tinh, huyện Na Hang (Tuyên Quang) quanh năm mát mẻ, lượng mưa tương đối ổn định. là điều kiện thuận lợi cho cây trồng ưa lạnh sinh trưởng phát triển tốt...
Sinh ra trong gia đình làm nông nghiệp nhưng với niềm đam mê sáng chế, anh Nguyễn Văn Quý (SN 1993, thôn Huy Hoàng, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã bắt tay vào sáng chế nhiều máy móc hữu ích, có tính ứng dụng cao giúp bà con nông dân.
Ngày 18/11, tại Tuyên Quang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Tuyên Quang tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp, với chủ đề giải pháp liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm bưởi. Diễn dàn đã đưa ra nhiều giải pháp để phát triển bền vững cây bưởi ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc.
Trước đây, trên những rẻo cao của tỉnh Hà Giang, do lối sống tự cung, tự cấp của bà con nên chỉ có cây ngô, cây cải là đáng quý, đáng trồng. Những cây dại mọc trên rừng chỉ là những “thứ bỏ đi”. Thế nhưng, trong nền kinh tế thị trường ngày nay, nhiều "cây rừng, quả dại" lại trở thành cây đặc sản, không chỉ giúp người dân có cơ hội thoát nghèo mà còn có thể làm giàu nếu như biết nắm bắt cơ hội.
Mặc dù đối mặt với đợt hạn mặn lịch sử vừa qua, nhưng diện tích cây hồng xiêm ở tỉnh Tiền Giang không bị thiệt hại; đồng thời gần đây giá loại cây ăn trái này tăng giá ở mức kỷ lục nên nhà vườn địa phương đang nhân rộng diện tích.
Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KH-KT) vào sản xuất nông nghiệp; từ năm 2017 đến nay, đồng bào các dân tộc xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ (Hà Giang) đã tích cực trồng rau màu theo hướng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Từ trồng rau an toàn, người dân đã tạo thương hiệu cho vùng rau của huyện và nâng cao thu nhập.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ tinh lợn ngoại, tinh bò thịt, bò sữa chất lượng cao trên địa bàn năm 2021, với tổng kinh phí thực hiện là 20.090 triệu đồng.
Xuất thân từ vùng cao Bắc Kạn, chị Lý Thị Quyên đã gác lại ước mơ trở thành cô giáo để khởi nghiệp, lập nghiệp với mong muốn giúp bà con dân tộc thiểu số ở địa phương thoát nghèo, làm giàu bằng những sản phẩm độc đáo, đậm nét văn hóa đặc trưng của người Dao ngay tại mảnh đất quê hương.
Tỉnh Tây Ninh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ðề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030.
Hiện nay, nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số ở xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) đã và đang tận dụng diện tích đất cằn cỗi, đồi núi để trồng sả. Đây là loại cây dễ trồng, không kén đất, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, phù hợp với đất dốc, khô cằn. Khâu trồng, chăm sóc đơn giản, không cần phun thuốc bảo vệ thực vật, không cần bón phân, giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với trồng ngô, lúa. Từ khi trồng đến thu hoạch chỉ 3 tháng và được khai thác từ 5 -7 năm.
Ngày 13/11 tại Bắc Giang, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện "Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025" (gọi tắt là Chương trình nông thôn miền núi).