Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhiều lợi ích từ sản xuất lúa hữu cơ trên cánh đồng Mường Tấc

PV - 09:03, 12/06/2021

“Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” là câu nói giới thiệu về bốn vựa lúa lớn cho hạt cơm dẻo ngon nức tiếng của vùng Tây Bắc từ xưa.

Khu vực sản xuất lúa hữu cơ tại xã Quang Huy, huyện Phù Yên.
Khu vực sản xuất lúa hữu cơ tại xã Quang Huy, huyện Phù Yên.

Ngày nay trên cánh đồng Mường Tấc, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La những người nông dân đang chuyển đổi từ hình thức canh tác lúa vô cơ sang hữu cơ, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, đưa sản phẩm lúa gạo an toàn, chất lượng cao đến người tiêu dùng.

Cánh đồng Mường Tấc nằm ở trung tâm huyện Phù Yên với diện tích thâm canh lúa nước 2 vụ trên 4.650 ha/năm. Để xây dựng mô hình gạo hữu cơ, trong 2 năm 2019-2020, huyện Phù Yên đã triển khai "Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm gạo theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm". Dự án được triển khai tại 2 xã Quang Huy và Huy Tân với quy mô 150 ha và sự tham gia của hơn 1.300 hộ dân.

Ông Lò Văn Tan là một trong những hộ dân đầu tiên ở xã Quang Huy tham gia dự án sản xuất gạo theo hướng hữu cơ từ năm 2019. Sau 2 năm tham gia, ông Tan nhận thấy thời gian bỏ ra để chăm bón cho cây lúa theo phương pháp hữu cơ cũng tương đương như các giống lúa trước đây. Tuy nhiên, khi thu hoạch chất lượng gạo ngon hơn, bán được giá hơn và đặc biệt ruộng đất tơi xốp, không còn cứng như trước đây khi sản xuất theo kiểu vô cơ dùng phân hóa học.

Ông Lò Văn Tan chia sẻ, trước đây sản xuất lúa thường dùng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân hóa học nhiều, còn hiện nay chỉ dùng phân hữu cơ. Qua 5 vụ sản xuất lúa hữu cơ, so sánh với cấy bình thường từ ngày xưa thì ông thấy lúa hữu cơ tốt hơn, năng suất và chất lượng hơn. Trước đây với 800m2 ruộng lúa của gia đình ông khi thu hoạch chỉ đạt khoảng 6 tạ, từ khi chuyển sang làm lúa hữu cơ đạt gần 7,5 tạ. Ngoài ra, giá bán cũng cao hơn, gạo hữu cơ có giá khoảng 22.000 đồng/kg, loại khác chỉ từ 17.000 đồng/kg. Từ ngày chuyển sang trồng cây lúa hữu cơ bà con cảm thấy rất yên tâm.

"Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm gạo theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm" tại huyện Phù Yên đã đưa vào cấy các dòng lúa thuần chất lượng cao có đặc tính chống sâu bệnh và đã được công nhận chính thức như Đài Thơm 8, BC15, J02. Đồng thời, định lượng chi tiết việc sử dụng dòng phân bón hữu cơ vi sinh cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống lúa. Về thuốc bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng các dòng thuốc sinh học, thảo mộc để phòng trừ sâu, bệnh hại lúa. Các giống lúa được đưa vào sản xuất hữu cơ đến nay đã cho năng suất, chất lượng vượt trội.

Hiện nay lúa hữu cơ tại cánh đồng Mường Tấc, huyện Phù Yên đang vào vụ thu hoạch.
Hiện nay lúa hữu cơ tại cánh đồng Mường Tấc, huyện Phù Yên đang vào vụ thu hoạch.

Theo đánh giá, đối với giống lúa BC15 trồng theo hướng hữu cơ cho năng xuất 70 tạ/ha, cao hơn so với gieo cấy giống lúa BC trồng theo phương pháp thông thường là 2 tạ/ha. Giá trị kinh tế đạt trung bình 56 triệu đồng/ha cao hơn khoảng 11 triệu đồng so với việc sản xuất thông thường. Còn giống lúa Đài Thơm 8 có năng suất 65 tạ/ha; giá trị kinh tế cao hơn việc sản xuất vô cơ gần 12 triệu đồng/ha, đạt khoảng 46,8 triệu đồng/ha.

Ông Lương Văn Tư, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Yên cho biết, sau 3 đến 5 vụ, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ đã đem lại nguồn lợi rất tích cực. Việc không sử dụng thuốc trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vô cơ đã giúp khôi phục và duy trì hệ sinh thái đồng ruộng, bảo vệ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ thiên địch cũng như các loài thủy sinh sống trong ruộng lúa.

Để triển khai thành công dự án, hình thành nên vùng sản xuất lúa gạo hữu cơ ổn định, an toàn, gắn với chuỗi giá trị, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, huyện Phù Yên đã thành lập hợp tác xã chuyên sản xuất lúa hữu cơ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa hoàn thành việc cấp chứng nhận chuyển đổi hữu cơ. Do đó, đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của người dân.

Bà Cầm Thị Ngân, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Quang Huy cho biết, hiện nay các cá nhân, tổ chức muốn mua gạo để bày bán tại các siêu thị nhưng chưa có giấy chứng nhận nên họ còn e ngại. Đến nay các điều kiện để được cấp chứng nhận sản xuất lúa hữu cơ đã đảm bảo. Vì vậy, hợp tác xã mong muốn các ban, ngành của huyện hỗ trợ để sớm được công nhận sản xuất hữu cơ.

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp huyện Phù Yên, từ vụ thứ 3 trở đi trồng lúa theo hướng hữu cơ cho thấy rõ hiệu quả hơn. Cụ thể, cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh hại hơn, cây cứng nên chống đổ tốt, cây lúa đẻ nhánh khỏe, tỷ lệ hạt chắc/bông cao. Cùng với đó, khi canh tác lúa hữu cơ, không còn tình trạng vỏ chai thuốc tràn lan bừa bãi tại các bờ ruộng. Thay vào đó, bà con đã ý thức chấp hành quy trình chăm sóc bằng phân hữu cơ để giúp tăng trưởng cho cây lúa và cải tạo đất, làm cho đất tơi, xốp.

Bà Bạc Cầm Thị Xiêng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Yên cho biết, thời gian tới, huyện Phù Yên tiếp tục duy trì và thực hiện 150 ha đất sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Đối với với việc cấp chứng nhận hữu cơ, ngành nông nghiệp tiếp tục lấy mẫu đất, nước, lúa để phân tích, dự kiến trong năm 2021 sẽ cấp chứng nhận hữu cơ. Ngoài ra, huyện sẽ tiến hành rà soát và nhân rộng thêm khoảng 100 ha lúa hữu cơ tại các khu vực khác. Đồng thời, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, sản phẩm OCOP gạo hữu cơ Phù Yên; gắn sản xuất với bao tiêu sản sản phẩm; nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trồng khoai tây công nghệ cao cho năng suất gấp 2-3 lần

Trồng khoai tây công nghệ cao cho năng suất gấp 2-3 lần

Nhờ ứng dụng công nghệ cao, mô hình trồng khoai tây của nhiều nông dân, hợp tác xã tại một số địa phương đã mang lại năng suất vượt trội, từ 23-26 tấn/ha, cá biệt có vùng lên tới 36-40 tấn, gấp 2-3 lần so với cách trồng khoai tây truyền thống.
Tin nổi bật trang chủ
Hà Giang là một trong những điểm ngắm hoa anh đào tuyệt đẹp ở châu Á - Thái Bình Dương

Hà Giang là một trong những điểm ngắm hoa anh đào tuyệt đẹp ở châu Á - Thái Bình Dương

Du lịch - Minh Nhật - 29 phút trước
Mùa hoa anh đào năm nay, các du khách khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang có xu hướng tìm kiếm những trải nghiệm độc đáo với cảnh sắc tuyệt đẹp mà ít người biết đến, đồng thời mang đến cơ hội đắm mình trong văn hóa địa phương.
Vướng Thông tư nên không thể giao khoán quản lý bảo vệ, 13.000 ha rừng đặc dụng đứng trước nhiều rủi ro

Vướng Thông tư nên không thể giao khoán quản lý bảo vệ, 13.000 ha rừng đặc dụng đứng trước nhiều rủi ro

Trang địa phương - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Sau 4 năm giao khoán 13.000 ha rừng đặc dụng cho 16 cộng đồng bảo vệ, bước sang năm 2025, Ban quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum không thể tiếp tục thực hiện được nội dung này do vướng quy định tại Thông tư số 22, ngày 11/12/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều đáng nói là Thông tư số 22 đã điều chỉnh rừng đặc dụng không phải là đối tượng rừng giao khoán theo Quyết định số 1719, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Trồng khoai tây công nghệ cao cho năng suất gấp 2-3 lần

Trồng khoai tây công nghệ cao cho năng suất gấp 2-3 lần

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 4 giờ trước
Nhờ ứng dụng công nghệ cao, mô hình trồng khoai tây của nhiều nông dân, hợp tác xã tại một số địa phương đã mang lại năng suất vượt trội, từ 23-26 tấn/ha, cá biệt có vùng lên tới 36-40 tấn, gấp 2-3 lần so với cách trồng khoai tây truyền thống.
Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sân chơi bổ ích trong trường nội trú vùng cao

Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sân chơi bổ ích trong trường nội trú vùng cao

Giáo dục - Nguyễn Thế Lượng - 23:33, 16/03/2025
Tại Nhà sinh hoạt cộng đồng, một công trình độc đáo và hữu ích của Trường PTDT Nội trú THCS&THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai có một không gian mang đậm sắc màu văn hóa các dân tộc, là nơi để các em học sinh nội trú tham gia các hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt tập thể.
Khơi dậy niềm tự hào quê hương trong thế hệ trẻ Gia Lai

Khơi dậy niềm tự hào quê hương trong thế hệ trẻ Gia Lai

Xã hội - Hòa Bình - 23:26, 16/03/2025
Nhằm khơi dậy tình yêu quê hương, ý thức gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong lớp trẻ đoàn viên, thanh niên, các tổ chức Đoàn ở Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động tham quan, mô hình trải nghiệm tại vùng biên giới, các làng DTTS.
Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vẻ đẹp độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh. Lão nông biến đồi hoang thành trang trại trù phú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Thạnh

Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Thạnh

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 23:21, 16/03/2025
Vĩnh Thạnh là một trong những huyện miền núi của tỉnh Bình Định, có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, từ văn hóa truyền thống của người dân cho đến những danh lam thắng cảnh hữu tình. Trong những năm gần đây, địa phương này đã và đang tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát huy lợi thế sẵn có để tạo nên các sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch.
Năm an cư

Năm an cư

Xã hội - Thanh Hải - 23:17, 16/03/2025
Cả nước như đang vào hội – ngày hội xóa nhà tạm, nhà dột nát. Trên tinh thần sẻ chia, trách nhiệm, người đứng đầu Chính phủ đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ: đến hết tháng 10/2025 phải cơ bản hoàn thành chương trình này. Khí thế ấy, tinh thần ấy đã làm nên chủ đề của năm 2025 - Năm an cư.
Khám phá Lễ cầu mùa của người Dao Lô Gang

Khám phá Lễ cầu mùa của người Dao Lô Gang

Trang địa phương - Mỹ Dung - CTV - 23:13, 16/03/2025
Lễ hội Cầu mùa (Lễ Cầu mùa) của người Dao Lô Gang huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã có truyền thống từ lâu đời, được duy trì và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Hiện nay, Lễ hội được huyện đưa vào danh sách bảo tồn nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch.
Những điều thú vị ở làng Làng củi lũ

Những điều thú vị ở làng Làng củi lũ

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 22:46, 16/03/2025
Từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông đã được những người thợ ở Làng củi lũ Hội An (Quảng Nam) "tái sinh" thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thu hút khách trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn...
Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum

Tin tức - Ngọc Chí - 22:41, 16/03/2025
Tối 16/3, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975 - 16/3/2025).