Sáng ngày 4/12, tại Thị xã An Khê (Gia Lai) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai tổ chức Diễn đàn Khuyến Nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cung ứng rau, củ, hoa, quả tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”.
Ngày 4/12, tại thành phố Bắc Giang, Liên minh Hợp tác xã 7 tỉnh Đông Bắc đã tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm hợp tác xã trên địa bàn.
Đó là chủ đề Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức ngày 4/12 tại tỉnh Hòa Bình. Dự diễn đàn có đại diện Cục Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông quốc gia; lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình; Trung tâm Khuyến nông các tỉnh: Hòa Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên cùng một số doanh nghiệp, HTX và 100 hộ nông dân tiêu biểu trong nuôi gà của tỉnh.
Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã tạo nên một “đường đua” khốc liệt về công nghệ để tạo sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp (DN) trên thị trường. Dù hoạt động trong lĩnh vực nào, nếu không tham gia vào “đường đua”, chắc chắn DN sẽ bị tụt hậu và khó có thể bắt kịp với xu hướng. Vậy làm thế nào để ứng dụng công nghệ vào công tác quản trị giúp DN hoạt động hiệu quả?
Từ ngày 3 - 6/12, tại Khu Hội chợ Triển lãm giao dịch Kinh tế và Thương mại (Hà Nội) diễn ra Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 20- AgroViet 2020, quy mô 220 gian hàng của trên 150 đơn vị, doanh nghiệp, HTX tham gia.
Mới đây, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT Quảng Ngãi tổ chức diễn đàn Khuyến nông@nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp nâng cao năng suất sắn và liên kết tiêu thụ sản phẩm khu vực miền Trung”.
Với sự nhạy bén trong làm ăn, phát triển kinh tế, chị Y Chi, dân tộc Giẻ Triêng (thôn Dục Nhầy 3, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đã trở thành tấm gương sản xuất giỏi. Đồng thời, chị Y Chi cũng là tấm gương sáng trong việc chia sẻ, giúp đỡ dân làng cách chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để cùng nhau thoát nghèo.
Những ngày qua, giá tiêu đang có chút khởi sắc khi tăng liên tục từ 500 - 1.000 đồng/kg, tuy nhiên người dân vẫn than thở cho rằng, giá hồ tiêu có tăng đến 60.000 đồng/kg thì nông dân vẫn lỗ.
Với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, việc trồng gừng ở thôn Suôi Thầu, thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần (Hà Giang) gặp thuận lợi nên phát triển tốt, chất lượng cao nên những giá trị thu nhập từ gừng cũng nâng lên.
Nếu như trước đây nói đến cây bồn bồn - loại đặc sản chế biến thành những món ăn độc đáo của miền Tây Nam Bộ, thì người ta nhắc ngay đến Cà Mau, nhưng ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng cũng có một “vương quốc” bồn bồn với quy mô trên 100ha, đã và đang mang lại cuộc sống ổn định cho hàng trăm hộ dân từ nguồn tài nguyên thiên nhiên tưởng chừng như đã bị lãng quên.
Trung tá Hoàng Quang Trung, dân tộc Nùng, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) về nghỉ hưu cuối năm 2015 đã quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương và ông đã thành công với việc trồng cây sở chè trên vùng núi Mẫu Sơn.
Mới đây, tại TP. Hải Phòng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức Hội thảo chăn nuôi với chủ đề “Truyền thông tài liệu về thực hành quản lý tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm”.
Công ty CP Đường Quảng Ngãi đã phối hợp cùng Công ty Phân bón Việt Nhật (JVF) lập bản đồ hiện trạng dinh dưỡng trong đất trên vùng nguyên liệu mía lớn nhất nước. Việc thành lập bản đồ hiện trạng dinh dưỡng đất, góp phần quan trọng để phát triển được vùng nguyên liệu hiệu quả và bền vững.
Từ ngày 27-28/11, tại TP. Hồ Chí Minh, diễn ra Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN) bàn về những giải pháp phát triển công nghệ Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) thông qua kết nối các thành phần bên trong hệ sinh thái từ viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ, startup đến cộng đồng. Sự kiện do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.
Mới đây, tại Quảng Trị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng 6 tỉnh miền Trung chịu thiệt hại nặng nề nhất do bão lũ đã tổ chức Hội nghị nhằm thúc đẩy phục hồi sản xuất nông nghiệp.
Tận dụng những tiềm năng, lợi thế của vùng trung du, miền núi, nhiều nông dân ở khắp các huyện, xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã chủ động đầu tư, phát triển mô hình nông nghiệp quy mô lớn. . Cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính quyền, cán bộ khuyến nông xuống cơ sở "cầm tay chỉ việc" để chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân tiếp cận với giống, kỹ thuật canh tác mới. Theo đó, các mô hình đã mang lại kết quả khả quan trong sản xuất kinh doanh, nhiều hộ nông dân ở Phú Thọ từ đó thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Vừa qua, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo “Vai trò Khoa học và Công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021-2030”. Nhiều mô hình hay, cách làm tốt đã được nêu ra tại Hội thảo. Tuy nhiên, để hoạt động KH&CN thực sự đồng hành với bà con vùng DTTS và MN, vẫn còn nhiều việc cần làm.
Những quả thận được các nhà khoa học “sản xuất” bằng phương pháp in 3D tại Australia đang hứa hẹn nhiều hy vọng cho những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối khi có thể được cấy ghép thận nhân tạo thay vì sẽ phải xếp hàng chờ được hiến tạng.
Nhằm thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai, trong giai đoạn 2020 - 2025, Tiền Giang có kế hoạch chuyển đổi khoảng 7.700 ha đất canh tác lúa sang trồng cây ăn quả hoặc nuôi thủy sản.
Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định thực hiện trong thời gian 10 năm (từ 2016 - 2025), qua 5 năm thực hiện đã tạo được một số điểm sáng về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất. Tuy nhiên hiện tại, việc triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp cao ở vùng DTTS vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa thực sự bền vững.