Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Tân (Vĩnh Long): Khuyến nông giúp người dân thoát nghèo

Như Ý - 12:13, 12/11/2020

Với mục tiêu hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, những năm gần đây, Trạm Khuyến nông huyện Bình Tân (Vĩnh Long) đã tập trung triển khai xây dựng các mô hình trình diễn khuyến nông. Theo đó, hàng năm, trên cơ sở kế hoạch của Trung tâm Khuyến nông tỉnh và điều kiện cụ thể của địa phương, Trạm đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể. Hiệu quả thu được từ các mô hình đã giúp bà con nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

Thu hoạch khoai lang ở Bình Tân
Thu hoạch khoai lang ở Bình Tân

Bình Tân với thế mạnh về nông nghiệp, hằng năm sản xuất trên 13.000 ha khoai lang các loại, gần 2.000ha hành lá, khoảng 9.000ha lúa và khoảng 4.000ha rau cải các loại. Tính đến nay, trên địa bàn có chăn nuôi các loại gia súc gia cầm như: heo (khoảng 5.000 con), bò (khoảng 800 con), trâu (10 con), gà (gần 85.000 con), vịt (106.000 con) và lĩnh vực thủy sản chủ yếu là thâm canh cá tra với 24 cơ sở, 96 ao chiếm diện tích khoảng 75 ha. Qua đó, nhận thấy việc triển khai và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao được xem là nhiệm vụ hàng đầu của hệ thống khuyến nông từ huyện đến cơ sở.

Cụ thể như, trên cơ sở hiệu quả của mô hình tưới phun tiết kiệm nước cho cây rau màu và qua các cuộc trao đổi trong sinh hoạt thường lệ của Câu lạc bộ Khuyến nông xã Tân Hưng, Trạm Khuyến nông huyện Bình Tân đã kết hợp với ông Bùi Văn Hải tiến hành thí nghiệm lắp đặt hệ thống tưới phun cho cây khoai lang trên diện tích 1ha, với sự hỗ trợ kỹ thuật và 30% chi phí vật tư của công ty Nguyễn Tân. Mô hình thí điểm được triển khai vào cuối năm 2017 và qua giai đoạn khắc phục lỗi kỹ thuật thì đến nay đã có hiệu quả rõ rệt về kinh tế cũng như hiệu quả xã hội và môi trường.

Theo lãnh đạo Trạm Khuyến nông Bình Tân, việc áp dụng hệ thống tưới phun góp phần tăng năng suất sản phẩm (từ 5-10%) do tiết kiệm diện tích đất để sử dụng làm mương tưới (trung bình 1ha giảm được 10% diện tích mương tưới), đồng thời, lượng nước cung cấp đều và đủ hơn so với phương pháp tưới truyền thống. Hệ thống này còn góp phần giảm chi phí và sức lao động của nông dân. 

Cụ thể, nếu tính trên diện tích 1ha thì cần 2 nhân công áp dụng phương pháp tưới thủ công trong 90 ngày, mỗi ngày cần 4 giờ lao động. Như vậy tổng công lao động tưới nước cho khoai lang trong cả vụ là 720 giờ và chi phí thuê lao động trung bình là 180.000đồng/ngày/8 giờ thì chi phí lao động cho việc tưới nước và phân bón cho một vụ khoai là 16.200.000 đồng/ha/vụ. Nhờ hệ thống này, giúp cho nông dân có tác phong canh tác chuyên nghiệp hơn và hướng đến sản xuất hàng hoá với số lượng lớn, tập trung. Áp dụng hệ thống tưới phun kết hợp với phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) giúp hạn chế sự thất thoát của phân bón, giảm thiểu sự ảnh hưởng tiêu cực của thuốc BVTV đối với sức khỏe của người trồng.

Đến nay, huyện đã hình thành 2 vùng sản xuất rõ rệt. Đó là vùng phù sa ven sông Hậu, gồm thị trấn Tân Quới và các xã: Thành Lợi, Tân Bình, Tân Lược và Tân An Thạnh thuộc vành đai trồng rau xanh, trong đó có khoảng 450ha chuyên trồng màu với thế mạnh trồng hành lá và rau cải các loại, có khả năng cung cấp quanh năm cho thị trường. Vùng còn lại hơi nhiễm phèn ở các xã dọc Đường tỉnh 908 và Đường huyện 919B như: Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh, Thành Trung, Tân Thành, Tân Hưng, có thế mạnh sản xuất luân canh lúa màu, với khoai lang và dưa hấu là cây trồng chủ lực.

Giá trị sản xuất nông nghiệp- thủy sản của huyện tăng bình quân 3,13%/năm, trong đó riêng giá trị nông nghiệp tăng 3,06%/năm. Năm 2020, giá trị sản phẩm thu trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi thủy sản ước đạt 449 triệu đồng, tăng trên 180 triệu đồng so năm 2015; trong đó, giá trị sản phẩm thu được trên đất trồng trọt tăng của mỗi ha tăng từ 232 triệu đồng năm 2015 lên 386 triệu đồng năm 2020.

Bên cạnh đó, Trạm Khuyến nông Bình Tân còn phối hợp với các đơn vị trong địa phương tổ chức những buổi tư vấn trực tiếp nhằm giúp bà con nông dân cập nhật kiến thức sản xuất nông nghiệp mới, hướng dẫn những chủ trương, chính sách của nhà nước, của địa phương về phát triển sản xuất nông nghiệp giúp nông dân học hỏi và áp dụng vào sản xuất.

Từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn huyện đã thành lập được 4 Câu lạc bộ Khuyến nông kiểu mới để nông dân trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất và những vấn đề khác trong đời sống xã hội; tạo đầu mối chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho các thành viên; đồng thời tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến các thành viên trong Câu lạc bộ.

Mô hình tưới phun trên cây khoai lang ở xã Tân Hưng, huyện Bình Tân
Mô hình tưới phun trên cây khoai lang ở xã Tân Hưng, huyện Bình Tân

Để các mô hình khuyến nông được thực hiện có hiệu quả và ngày càng nhân rộng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ cho cơ cấu cây trồng, vật nuôi cần có giải pháp cụ thể về nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, thị trường đầu ra cho sản phẩm, về cây con giống, về kỹ thuật công nghệ, về năng lực cán bộ khuyến nông cơ sở, quan trọng nhất là hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả về bảo vệ môi trường của mô hình cần nhân rộng phải cao hơn sản xuất bình thường của người nông dân.

Theo lãnh đạo Trạm Khuyến nông huyện Bình Tân cho biết, trên cơ sở bám sát điều kiện, đặc điểm của địa bàn, những năm qua, Trạm đã thường xuyên tập trung đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp. Trong đó, một nội dung trọng tâm là nghiên cứu, lựa chọn và xây dựng các mô hình trình diễn khuyến nông. Thông qua các mô hình này, Trạm đã đánh giá được mức độ hiệu quả, sự phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán canh tác của người dân để nhân rộng trên địa bàn thành phố.

Được biết, trong thời gian tới, Trạm Khuyến nông huyện Bình Tân sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình trình diễn hiệu quả, đẩy mạnh công tác chuyển giao kỹ thuật để nông dân có thêm kiến thức, áp dụng thành công trong sản xuất, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo bền vững ở địa phương.

(Bài viết thuộc Chuyên đề Khuyến nông với đồng bào DTTS)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 3 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 5 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 6 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 17 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.