Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hà Tĩnh: Thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại Nhân dân Việt Nam- Lào

Mai Hương - 07:35, 06/12/2023

Hà Tĩnh là địa phương có chung đường biên giới với tỉnh Khăm Muộn và Bôlykhămxay của nước CHDCND Lào với chiều dài hơn 165 km. Thực hiện chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, thời gian qua, Hà Tĩnh luôn chú trọng củng cố, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với các địa phương của Lào. Trong đó đặc biệt quan tâm gìn giữ, vun đắp mối quan hệ hữu nghị đặc biệt với tỉnh Bolikhămxay và hợp tác toàn diện với các tỉnh Khăm Muồn, Thủ đô Viêng Chăn, Savannakhet; mở rộng hợp tác với các tỉnh Bắc Lào. Qua đó, góp phần quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, củng cố, tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia.

Lãnh đạo huyện Hương Khê trao hỗ trợ các mô hình kinh tế trị giá 1 tỷ đồng và hỗ trợ 100 triệu đồng khắc phục hậu quả lũ lụt cho Na Kai, tỉnh Khăm Muồn, nước CHDCND Lào.(Ảnh Dương Chiến)
Lãnh đạo huyện Hương Khê trao hỗ trợ các mô hình kinh tế trị giá 1 tỷ đồng và hỗ trợ 100 triệu đồng khắc phục hậu quả lũ lụt cho Na Kai, tỉnh Khăm Muồn, nước CHDCND Lào.(Ảnh Dương Chiến)

Vun đắp tình hữu nghị , đoàn kết đặc biệt

Là huyện miền núi biên giới phía Tây của tỉnh Hà Tĩnh, huyện Hương Khê có 50 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào. Thời gian qua, huyện đã quan tâm, triển khai thực hiện tốt công tác đối ngoại, nhất là về công tác biên giới lãnh thổ, xử lý các vấn đề có yếu tố nước ngoài xảy ra trên địa bàn; chủ động triển khai tốt công tác tuyên truyền, vận động công dân địa phương tuân thủ pháp luật ở nước ngoài, hạn chế hiện tượng người lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài.

Ông Phan Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết, nhờ có nhiều điểm tương đồng về địa hình, đất đai nên một số mô hình nông nghiệp do huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai tại huyện Na Kai (tỉnh Khăm Muồn, Lào) bước đầu phát triển tốt. Vừa qua, huyện đã có chuyến công tác trao hỗ trợ các mô hình kinh tế trị giá 1 tỷ đồng và hỗ trợ 100 triệu đồng khắc phục hậu quả lũ lụt cho huyện Na Kai, tỉnh Khăm Muồn, nước CHDCND Lào. Cũng trong đợt này, huyện Hương Khê đã trao hỗ trợ bà con nông dân huyện Na Kai 10 con bò lai, trong đó có 1 con bò giống Zebu, trao 1.000 con gà giống cho 4 hộ dân. Bên cạnh đó, huyện Hương Khê còn hỗ trợ máy cắt cỏ, thuốc thú y và phân bón, kỹ thuật chăm sóc phòng trừ dịch bệnh, sâu bệnh; hướng dẫn làm chuồng trại, ủ chua thức ăn cho bò...

Trước đó, huyện Hương Khê đã trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ người dân huyện Na Kai trồng 1ha cỏ, 1ha ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi. Đến nay các mô hình đã phát triển, sinh trưởng tốt. Cùng đó, hỗ trợ trồng 1,5 ha cây cam. Tổng giá trị chương trình hỗ trợ nông nghiệp cho huyện Na Kai gần 1 tỷ đồng. Trong dịp này, Huyện Hương Khê đã trao hỗ trợ 100 triệu đồng cho huyện Na Kai khắc phục hậu quả lũ lụt, Ông Phan Kỳ cho biết thêm.

Cùng với đó, huyện cũng đã phối hợp tốt trong công tác quản lý các cơ sở kinh doanh lưu trú cho người nước ngoài, thường xuyên kiểm tra lưu trú của người nước ngoài. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ cơ sở nhằm quản lý và phát hiện thông tin phạm pháp của người nước ngoài...Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, các ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn đã có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong triển khai các hoạt đông giao lưu đối ngoại, hôi nhâp và phát triển trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh thăm thị trấn Horne Saliby, tỉnh Trnava, nước Slovakia - nơi đặt biển đồng lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh Dương Chiến)
Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh thăm thị trấn Horne Saliby, tỉnh Trnava, nước Slovakia - nơi đặt biển đồng lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh Dương Chiến)

Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đối ngoại

Hà Tĩnh là địa phương có chung đường biên giới với tỉnh Khăm Muộn và Bôlykhămxay của nước CHDCND Lào với chiều dài hơn 165 km. Thời gian qua, trên tuyến biên giới Hà Tĩnh với các tỉnh Khăm Muộn, Bolykhămxay cơ bản ổn định, chưa phát hiện các hoạt động phá hoại, làm xê dịch mốc quốc giới, xâm canh, xâm cư; gây kích động, xúi giục.

Trong giai đoạn 2015 - 2022, Hà Tĩnh đã hỗ trợ Khăm Muộn và Bôlykhămxay xây dựng nhiều công trình như thư viện trường học, trạm y tế, bệnh xá quân dân y kết hợp, trụ sở làm việc cho công an xã... trị giá hàng chục tỷ đồng. Từ năm 2020 đến nay, hai bên luôn phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ hiệu quả trong công tác phòng chống dịch. Hà Tĩnh đã hỗ trợ trên 6 tỷ đồng tiền mặt và vật tư y tế cho Lào chống dịch; chính quyền và Nhân dân các tỉnh của Lào cũng ủng hộ 5 tấn gạo và 30.000 USD để giúp Hà Tĩnh trong thời kỳ khó khăn của dịch bệnh...

Đồng thời, là một trong những địa phương tiếp nhận đào tạo tiếng Việt và các chuyên ngành hệ đại học, cao đẳng, trung cấp, trung cấp nghề cho cán bộ, học sinh, sinh viên Lào với số lượng nhiều nhất cả nước với hàng nghìn lượt người mỗi năm. Hằng năm, Hà Tĩnh hỗ trợ trên 6 tỷ đồng học bổng cho cán bộ, con em Lào; đồng thời, tạo mọi điều kiện, quan tâm tổ chức các hoạt động văn hóa tinh thần cho học sinh, sinh viên Lào tại Hà Tĩnh...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Lê Ngọc Châu cho biết, thực hiện chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, thời gian qua, Hà Tĩnh luôn chú trọng củng cố, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với các địa phương của Lào; trong đó đặc biệt quan tâm gìn giữ, vun đắp mối quan hệ hữu nghị đặc biệt với tỉnh Bolikhămxay và hợp tác toàn diện với các tỉnh Khăm Muồn, Thủ đô Viêng Chăn, Savannakhet; mở rộng hợp tác với các tỉnh Bắc Lào. Quá trình triển khai hợp tác, tỉnh luôn kết hợp chặt chẽ trên cả 3 mặt trận đối ngoại: đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân.

Để tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được trong công tác đối ngoại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, Hà Tĩnh sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt chủ các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về xây dựng, vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại giữa Việt Nam - Lào, nhất là trong thế hệ trẻ. Trên cơ sở đó, các địa phương có chung đường biên giới với nước bạn cần thường xuyên phối hợp, tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp quản lý, bảo vệ đường biên giới, hệ thống mốc quốc giới, giữ vững chủ quyền, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng giáp biên... 

Hà Tĩnh cũng sẽ tiếp tục tham mưu của Đảng, Nhà nước triển khai dự án xây dựng mở rộng đoạn đường giao thông giữa hai cửa khẩu quốc tế Cầu Treo - Nậm Phào (đoạn phía Lào), mở rộng tuyến vận tải hành khách cố định liên vận Hà Tĩnh (Việt Nam) - Thà Khẹc (Lào) - Nakhonphanom (Thái Lan) và ngược lại. Tiếp tục chú trọng hợp tác phát triển kinh tế, thương mại, tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang Lào; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và Nhân dân phát triển kinh tế, thương mại trong khu vực biên giới; quan tâm nâng cao đời sống của cư dân biên giới.

Bên cạnh đó, Hà Tĩnh tăng cường các hoạt động giao lưu hữu nghị và hợp tác với các địa phương Lào; tập trung lĩnh vực ngành, giao lưu trao đổi chia sẻ kinh nghiệm để các chương trình hợp tác đi vào thực chất, hiệu quả. Quan tâm đào tạo bồi dưỡng tiếng Lào cho cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị, địa phương có mối quan hệ hợp tác với bạn. Cùng với đó, đổi mới công tác đối ngoại nhân dân, nâng cao hiệu quả việc hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển KT - XH, giữ gìn an ninh trật tự, an ninh quốc phòng, quy tập hài cốt liệt sỹ; tăng cường kết nghĩa Nhân dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phát huy vai trò của đảng viên trong vùng đồng bào Khmer khu vực biên giới biển ở Sóc Trăng

Phát huy vai trò của đảng viên trong vùng đồng bào Khmer khu vực biên giới biển ở Sóc Trăng

Trong bối cảnh nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới biển, tỉnh Sóc Trăng vẫn luôn đối mặt với nhiều khó khăn với việc các thế lực thù địch luôn tìm cơ hội lợi dụng sự nhẹ dạ, thiếu cảnh giác của đồng bào tìm mọi cách để tuyên truyền chống phá, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc. Theo đó, mô hình phân công đảng viên phụ trách hộ gia đình khó khăn của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Sóc Trăng đã mang lại hiệu quả trong việc giúp đỡ hỗ trợ hộ dân thoát nghèo và giữ gìn sự bình yên vùng biên giới...
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân "không có giới hạn"

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân "không có giới hạn"

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân "không có giới hạn"

Thời sự - PV - 20:25, 08/05/2025
Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.
“Vũ điệu dâng trời” giữa bản làng Cơ Tu

“Vũ điệu dâng trời” giữa bản làng Cơ Tu

Media - BDT - 20:00, 08/05/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc biệt. Chùa Từ Hiếu - Ngôi cổ tự ở Huế. “Vũ điệu dâng trời” giữa bản làng Cơ Tu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Các Chương trình MTQG tạo bước phát triển mới cho Phìn Ngan

Các Chương trình MTQG tạo bước phát triển mới cho Phìn Ngan

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 18:44, 08/05/2025
Phìn Ngan là xã còn nhiều khó khăn của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Thời gian qua nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình MTQG) đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương vùng khó này.
“Việt Nam - Ăn mặc thong dong” - Tập ký về văn hóa trang phục các dân tộc Việt Nam

“Việt Nam - Ăn mặc thong dong” - Tập ký về văn hóa trang phục các dân tộc Việt Nam

Giải trí - Anh Trúc - 18:36, 08/05/2025
“Việt Nam - Ăn mặc thong dong” là tập hợp các bài viết của tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng, giới thiệu những nét đặc trưng độc đáo trong văn hóa ăn mặc của các dân tộc Việt Nam. Tác phẩm thuộc Tủ sách Văn hóa Việt, vừa được Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) liên kết với Nhà xuất bản Lao động ấn hành.
Động lực mới từ Chương trình MTQG 1719

Động lực mới từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 18:28, 08/05/2025
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) là một giải pháp đột phá, có tính lịch sử, nhằm đẩy mạnh phát triển toàn diện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của cả nước. Sau 4 năm triển khai, Chương trình đã đem lại những thay đổi tích cực, tạo động lực để các địa phương tiếp tục có nhiều giải pháp quan tâm, chăm lo cho người dân trong những năm tiếp theo.
Ngôn ngữ văn hóa trên trang phục truyền thống

Ngôn ngữ văn hóa trên trang phục truyền thống

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 7/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Thượng cờ và gắn biển công trình cột cờ A Pa Chải. Chùa Sinh Tồn - Không gian thiêng liêng nơi đầu sóng. Ngôn ngữ văn hóa trên trang phục truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thị xã Mường Lay có mật độ nhà sàn truyền thống nhiều nhất Việt Nam

Thị xã Mường Lay có mật độ nhà sàn truyền thống nhiều nhất Việt Nam

Tin tức - Vàng Ni - 18:26, 08/05/2025
Sáng 8/5, thị xã Mường Lay (Điện Biên) phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức tại Bến thuyền Cơ khí thị xã Mường Lay, công bố Kỷ lục Việt Nam “Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng nhiều nhất Việt Nam”.
Quảng Nam: Truy xét nhanh người phụ nữ trộm tài sản ở tiệm vàng

Quảng Nam: Truy xét nhanh người phụ nữ trộm tài sản ở tiệm vàng

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 18:21, 08/05/2025
Ngày 8/5, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, sau 3 giờ đồng hồ kể từ khi tiếp nhận tin báo, lực lượng chức năng đã nhanh chóng xác minh, truy xét và làm rõ đối tượng trộm cắp Tiệm vàng Vĩnh Trinh (xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam).
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong

Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong

Thời sự - PV - 17:05, 08/05/2025
Ngày 8/5, nhân dịp Singapore tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ 14 với chiến thắng thuộc về Đảng Hành động Nhân dân (PAP), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã điện đàm với Tổng thư ký PAP, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Quốc hội Azerbaijan

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Quốc hội Azerbaijan

Thời sự - PV - 16:35, 08/05/2025
Trong chương trình thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Azerbaijan, sáng 8/5, tại Thủ đô Baku, Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Quốc hội Azerbaijan Sahiba Gafarova.
Kon Tum: Kiểm tra thực tế tình trạng hỗ trợ xây dựng “nhà tình thương” ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô

Kon Tum: Kiểm tra thực tế tình trạng hỗ trợ xây dựng “nhà tình thương” ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô

Pháp luật - Ngọc Chí - 16:32, 08/05/2025
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum về việc kiểm tra, xử lý nội dung phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển qua loạt bài viết Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô, chiều ngày 7/5, Đoàn công tác do ông Nguyễn Quang Thạch – Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kon Tum làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với các hộ dân được hỗ trợ làm “nhà tình thương” ở xã Đăk Trăm. Tham gia cùng Đoàn có đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Xây dựng và lãnh đạo UBND huyện Đăk Tô.