Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tuyên bố chung Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Lời kêu gọi hướng đến thế giới công bằng, hòa bình và phát triển bền vững

Tào Đạt - 5 giờ trước

Trong tinh thần Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đại diện Phật giáo toàn cầu khẳng định cam kết không lay chuyển trong việc vận dụng trí tuệ Phật giáo, trách nhiệm đạo đức và hành động tập thể để mang lại hòa bình thế giới, bảo vệ phẩm giá con người và duy trì sự an lạc cho hành tinh này. Đồng thời đưa ra lời kêu gọi khẩn thiết hướng đến thế giới công bằng hơn, hòa bình hơn và bền vững hơn.

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp, bảo đảm an toàn tuyệt đối
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp, bảo đảm an toàn tuyệt đối

Trong Lễ bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, tổ chức ở Học viện Phật giáo TP. Hồ Chí Minh, sáng 8/5, đại diện các truyền thống Phật giáo, lãnh đạo các Giáo hội Tăng già, tổ chức Phật giáo; các học giả, nhà nghiên cứu, và các đại biểu của các tổ chức vì hòa bình đến từ 85 quốc gia, vùng lãnh thổ đã cùng ký Tuyên bố chung TP. Hồ Chí Minh Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc lần thứ 20, năm 2025.

Tuyên bố chung do Thượng tọa Thích Đức Thiện đại diện đọc toàn văn đã nêu bật ý nghĩa vô cùng đặc biệt của Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2025 được tổ chức tại Việt Nam. Đồng thời cũng là cơ hội tốt lành để cộng đồng Phật giáo và bạn bè quốc tế chung vui cùng Nhân dân Việt Nam đối với sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước: Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025). 

“Lần thứ 4 Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Việt Nam cho chúng tôi thấy rõ hơn thực tiễn đời sống tôn giáo phong phú, đa dạng và tự do tại Việt Nam. Chúng tôi thấy rõ những cam kết mạnh mẽ và thực thi trong thực tiễn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân”, tuyên bố chung nêu rõ.

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2025 khẳng định vai trò của Phật giáo trong việc củng cố tinh thần đoàn kết, thúc đẩy hòa bình, lòng bao dung và phát triển bền vững trên toàn thế giới.

Vesak năm nay phản ánh nguyện vọng chung trong việc ứng dụng trí tuệ Phật giáo và trách nhiệm đạo đức để đối diện với các vấn đề cấp bách toàn cầu, bao gồm giải quyết xung đột, công bằng xã hội, bền vững môi trường và hợp tác quốc tế, phù hợp với các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs).

Đại lễ Vesak 2025 tại TP. Hồ Chí Minh đã thành công rất rực rỡ, đem lại niềm tin, sự lạc quan vào tương lai tươi sáng của nhân loại. Đồng thời, tái khẳng định vai trò của Việt Nam là một trong những trung tâm của Phật giáo thế giới, trung tâm của nền Phật giáo nhập thế gắn với các hoạt động ngoại giao văn hóa, thúc đẩy sự đoàn kết, hòa hợp vì hòa bình, an lạc cho con người.

Do đó, sau khi cùng nhau thảo luận trong tinh thần từ bi, trí tuệ và hòa hợp tại các phiên hội thảo, các đại biểu tham dự, nhất trí thông qua và công bố Tuyên bố Thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra hồi đáp của Phật giáo đối với các thách thức cấp bách của thế giới, dựa trên các nguyên tắc bất bạo động, bao dung vì nhân phẩm con người, bao gồm: 

Điều 1: Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm

1.1. Chúng tôi cam kết thúc đẩy sự đoàn kết, bao dung vì nhân phẩm con người; lấy con người làm trung tâm, tôn trọng phẩm giá, không ai bị bỏ lại phía sau trên hành trình phát triển bền vững. Đồng thời, tăng cường hồi đáp của Phật giáo trước những thách thức toàn cầu, và những vấn đề cấp bách hiện nay về bất bình đẳng xã hội, phân biệt đối xử và chia rẽ chính trị đang làm suy yếu hòa bình và hợp tác.

1.2. Chúng tôi kêu gọi tăng cường đối thoại văn hóa và tôn giáo như phương tiện để thu hẹp khoảng cách, xây dựng lòng tin và củng cố sự tham gia của Phật giáo vào các nỗ lực ngoại giao quốc tế và giải quyết xung đột nhằm thúc đẩy hòa hợp bền vững toàn cầu.

1.3. Chúng tôi khẳng định rằng nhân phẩm gắn liền với hòa bình, công lý, bất bạo động (ahiṃsā) và bình đẳng, đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tôn trọng những nguyên tắc này phù hợp với Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát (Universal Declaration of Human Rights) và các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs).

1.4. Chúng tôi chủ trương tích hợp các giá trị đạo đức Phật giáo vào quá trình hoạch định chính sách và quản trị, bảo đảm rằng từ bi, trí tuệ và đạo đức Phật giáo trong lãnh đạo định hướng các quyết sách ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế.

1.5. Chúng tôi ủng hộ các nguyên tắc của Phật giáo dấn thân như động lực chuyển hóa trong việc giải quyết khủng hoảng nghèo đói, tăng cường xóa đói giảm nghèo; trong việc giải quyết các vấn đề về bình đẳng giới và bền vững sinh thái, đồng thời kêu gọi các tổ chức Phật giáo đóng vai trò chủ động hơn trong các sáng kiến công bằng xã hội.

Điều 2: Nuôi dưỡng bình an nội tâm vì hòa bình thế giới

2.1. Chúng tôi khẳng định rằng bình an nội tâm là điều kiện nền tảng tiên quyết để đạt được hòa bình thế giới, đòi hỏi sự cam kết phổ quát đối với chánh niệm, giới hạnh (sīla) và trí tuệ (paññā) nhằm xây dựng sự hài hòa bền vững trong mỗi cá nhân và toàn xã hội.

2.2. Chúng tôi chủ trương lồng ghép sự thực hành quán niệm Phật giáo vào các chương trình hòa giải, ngoại giao và tái thiết sau xung đột, nhằm phát huy khả năng phục hồi cảm xúc, giao tiếp bất bạo động và chữa lành tập thể.

2.3. Chúng tôi kêu gọi các chính phủ và các tổ chức toàn cầu áp dụng chương trình đào tạo chánh niệm và đạo đức lãnh đạo theo tinh thần Phật giáo, nhằm giúp quản trị cảm xúc sâu sắc hơn, đạo đức minh triết hơn và kỹ năng quản trị từ bi hơn.

2.4. Chúng tôi ủng hộ việc thành lập các Trung tâm Phật giáo vì Hòa bình, chuyên đào tạo các nhà lãnh đạo cộng đồng về quản trị theo tinh thần Phật giáo, đạo đức và các phương pháp giải quyết xung đột theo triết lý Phật giáo.

2.5. Chúng tôi kêu gọi lồng ghép các nguyên lý Phật giáo về không chấp thủ (upādāna) và hành xả (upekkhā) vào các chính sách và cơ cấu quản trị, bảo đảm rằng các quyết định được đưa ra thực sự sáng suốt, cân bằng và lợi ích dài lâu.

Điều 3: Tha thứ, chữa lành bằng chánh niệm và hòa giải

3.1. Chúng tôi khẳng định rằng tha thứ và chữa lành bằng chánh niệm là nền tảng để đạt được công lý bền vững sau xung đột, bảo đảm rằng các nỗ lực hòa giải thúc đẩy sự chữa lành sâu sắc giữa các thế hệ, phục hồi tập thể và hòa bình lâu dài.

3.2. Chúng tôi kêu gọi khuyến khích áp dụng các nguyên lý Phật giáo về từ bi (mettā), hành xả (upekkhā) và chánh ngữ (sammā vācā) được lồng ghép vào việc giải quyết xung đột, nhằm thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và ngoại giao đạo đức.

3.3. Chúng tôi vận động cho việc triển khai các sáng kiến chữa lành dựa trên liệu pháp tâm lý Phật giáo, kết hợp thực hành thiền định và các phương pháp can thiệp dựa trên chánh niệm nhằm hỗ trợ các cộng đồng hậu xung đột vượt qua sang chấn tâm lý, mất mát và sự chia rẽ xã hội.

3.4. Chúng tôi kêu gọi thành lập các ủy ban hòa giải được định hướng bởi các nguyên tắc đạo đức Phật giáo, nhằm bảo đảm rằng tiến trình công lý đặt ưu tiên cho sự hòa hợp xã hội sâu sắc, sự tham gia toàn diện và trách nhiệm đạo đức trong các xã hội bị chia rẽ. 

Điều 4: Từ bi Phật giáo trong hành động: Trách nhiệm chung vì sự phát triển con người

4.1. Chúng tôi nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết xây dựng nền kinh tế công bằng, dựa trên nhu cầu thực tiễn, được xây dựng theo nguyên lý Phật giáo về tri túc, phân phối tài sản có đạo đức và trách nhiệm luân lý trong việc đặt nhân phẩm con người lên trên lợi nhuận thuần túy.

4.2. Chúng tôi kêu gọi các chính phủ thực hiện các mô hình kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, và phát triển bền vững dựa trên đạo đức sinh thái Phật giáo, đảm bảo rằng các chính sách kinh tế tái tạo luôn phù hợp với sự cân bằng sinh thái, công bằng giữa các thế hệ và ổn định xã hội lâu dài.

4.3. Chúng tôi khuyến khích hình thái doanh nghiệp xã hội do Phật giáo dẫn dắt, thúc đẩy thực hành lao động có đạo đức, mô hình thương mại công bằng và nền kinh tế từ bi, nhằm nâng cao quyền lợi của các cộng đồng yếu thế và tăng cường an ninh con người.

4.4. Chúng tôi kêu gọi các nhà hoạch định chính sách lồng ghép các giáo lý Phật giáo về tri túc (santuṭṭhi), bố thí (dāna) và lập nghiệp chân chánh (sammā ājīva) vào các chính sách công bằng kinh tế, cơ chế phân phối tài sản và quy định về kinh doanh bền vững.

4.5. Chúng tôi kêu gọi gia tăng đầu tư vào các sáng kiến nhân đạo Phật giáo, nhằm đối phó với các cuộc khủng hoảng cấp bách như nghèo khó, nạn đói, cưỡng bức di cư và bất bình đẳng kinh tế - xã hội thông qua các hoạt động thiện nguyện.

Điều 5: Chánh niệm trong giáo dục vì tương lai nhân ái và bền vững

5.1. Chúng tôi kêu gọi tích hợp chương trình đào tạo đạo đức Phật giáo và giáo dục chánh niệm vào chương trình giảng dạy toàn cầu, các chương trình đào tạo giáo viên và mô hình học tập suốt đời nhằm nuôi dưỡng trí tuệ, đạo đức lãnh đạo và trách nhiệm xã hội.

5.2. Chúng tôi thúc giục các cơ sở giáo dục áp dụng mô hình học tập dựa trên lòng từ bi, nhấn mạnh lý luận đạo đức, giao tiếp bất bạo động và phương pháp giảng dạy quán chiếu như những công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội hài hòa và đạo đức hơn.

5.3. Chúng tôi kêu gọi áp dụng các can thiệp dựa trên chánh niệm vào hệ thống giáo dục, nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên, những tình huống tiến thoái lưỡng nan về đạo đức và áp lực gia tăng từ xã hội hiện đại và công nghệ.

Điều 6: Thúc đẩy đoàn kết, nỗ lực hợp tác vì hòa hợp toàn cầu

6.1. Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo Phật giáo đóng vai trò tích cực trong các sứ mệnh hòa bình của Liên Hợp Quốc và diễn đàn liên tôn giáo, đóng góp các giải pháp dựa trên trí tuệ để ngăn ngừa xung đột, xây dựng hòa bình và hòa giải.

6.2. Chúng tôi khẳng định rằng các giá trị Phật giáo về bất bạo động (ahiṃsā) và trách nhiệm tập thể nên định hình chính sách khí hậu và chiến lược ứng phó thảm họa, bảo đảm rằng việc bảo tồn hệ sinh thái vẫn là trụ cột nền tảng của quản trị toàn cầu.

6.3. Chúng tôi ủng hộ sự tận tâm đối với các cứu trợ nhân đạo, tái thiết sau xung đột và bảo vệ môi trường, nhằm huy động các nguồn lực Phật giáo toàn cầu để ứng phó với các cuộc khủng hoảng và thách thức xã hội.

6.4. Chúng tôi đặt trọn niềm tôn kính Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật Quốc gia Ấn Độ và Xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức của Việt Nam như những di sản thiêng liêng của nhân loại vì hòa bình thế giới, được tôn trí trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuyên bố chung kêu gọi hướng đến thế giới công bằng hơn, hòa bình hơn và bền vững hơn
Tuyên bố chung kêu gọi hướng đến thế giới công bằng hơn, hòa bình hơn và bền vững hơn

Cuối cùng, Ủy ban tổ chức Quốc tế Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2025 thông báo về việc phê chuẩn và ủng hộ Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak lần thứ 21, tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vào năm 2026. Chúng tôi trân trọng kính mời chư vị lãnh đạo Phật giáo, học giả và những người yêu chuộng hòa bình cùng tham dự sự kiện trọng đại này tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Trong tinh thần Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2025, những đại biểu tham dự, tái khẳng định cam kết không lay chuyển trong việc vận dụng trí tuệ Phật giáo, trách nhiệm đạo đức và hành động tập thể để mang lại hòa bình thế giới, bảo vệ phẩm giá con người và duy trì sự an lạc cho hành tinh này.

Tuyên bố chung kêu gọi tất cả các quốc gia ưu tiên các chính sách hòa bình, phát triển bền vững về môi trường và công bằng kinh tế, thay vì chạy đua quân sự và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên quá mức.

Các tổ chức toàn cầu áp dụng các nguyên lý đạo đức Phật giáo trong quản trị, ngoại giao và phát triển bền vững.

Các tổ chức quốc tế công nhận trí tuệ Phật giáo như nguồn tài nguyên thiết yếu trong giải quyết xung đột và đạo đức toàn cầu.

Cộng đồng Phật giáo quốc tế tham gia trong các nỗ lực hợp tác nhằm định hình lãnh đạo đạo đức, công bằng kinh tế và chữa lành môi trường. 

“Hãy để Tuyên bố chung TP. Hồ Chí Minh trở thành kim chỉ nam đạo đức, khuôn khổ chiến lược và lời kêu gọi khẩn thiết hướng đến thế giới công bằng hơn, hòa bình hơn và bền vững hơn. Cầu mong tất cả chúng sinh được giải thoát khỏi khổ đau. Cầu nguyện trí tuệ và từ bi soi sáng mọi hành động của chúng ta”, Thượng tọa Thích Đức Thiện nhấn mạnh khẳng định trong Tuyên bố chung.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Quốc vụ khanh Bộ Nghi lễ và Tôn giáo Vương quốc Campuchia

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Quốc vụ khanh Bộ Nghi lễ và Tôn giáo Vương quốc Campuchia

Trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, ngày 8/5, tại Văn phòng Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung đã tiếp thân mật ngài Chhat Sochhet, Quốc vụ khanh Bộ Nghi lễ và Tôn giáo Vương quốc Campuchia.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khánh thành Phòng Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam-Azerbaijan

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khánh thành Phòng Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam-Azerbaijan

Trưa 8/5 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hoà Azerbaijan, Tổng Bí thư Tô Lâm, Phu nhân Ngô Phương Ly và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ khánh thành Phòng Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam-Azerbaijan tại Trường đại học Dầu mỏ và Công nghiệp Quốc gia Azerbaijan.
Các Chương trình MTQG tạo bước phát triển mới cho Phìn Ngan

Các Chương trình MTQG tạo bước phát triển mới cho Phìn Ngan

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Phìn Ngan là xã còn nhiều khó khăn của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, thời gian qua nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình MTQG) đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương vùng khó này.
Khám phá rừng Sác: Di sản lịch sử và thiên nhiên hoang dã

Khám phá rừng Sác: Di sản lịch sử và thiên nhiên hoang dã

Du lịch - Hải Hồ - 5 giờ trước
Rừng Sác tọa lạc tại huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh không chỉ là di tích lịch sử gắn liền với chiến khu huyền thoại mà còn là điểm đến du lịch sinh thái độc đáo. Du khách đến đây sẽ được khám phá thiên nhiên hoang dã, tìm hiểu lịch sử chiến tranh và tận hưởng không khí yên bình của khu rừng ngập mặn.
“Việt Nam - Ăn mặc thong dong” - Tập ký về văn hóa trang phục các dân tộc Việt Nam

“Việt Nam - Ăn mặc thong dong” - Tập ký về văn hóa trang phục các dân tộc Việt Nam

Giải trí - ANh Trúc - 5 giờ trước
“Việt Nam - Ăn mặc thong dong” là tập hợp các bài viết của tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng, giới thiệu những nét đặc trưng độc đáo trong văn hóa ăn mặc của các dân tộc Việt Nam. Tác phẩm thuộc Tủ sách Văn hóa Việt, vừa được Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) liên kết với Nhà xuất bản Lao động ấn hành.
Động lực mới từ Chương trình MTQG 1719

Động lực mới từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 5 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) là một giải pháp đột phá, có tính lịch sử, nhằm đẩy mạnh phát triển toàn diện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của cả nước. Sau 4 năm triển khai, chương trình đã đem lại những thay đổi tích cực, tạo động lực để các địa phương tiếp tục có nhiều giải pháp quan tâm, chăm lo cho người dân trong những năm tiếp theo.
Thị xã Mường Lay có mật độ nhà sàn truyền thống nhiều nhất Việt Nam

Thị xã Mường Lay có mật độ nhà sàn truyền thống nhiều nhất Việt Nam

Tin tức - Vàng Ni - 5 giờ trước
Sáng 8/5, thị xã Mường Lay (Điện Biên) phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức tại Bến thuyền Cơ khí thị xã Mường Lay, công bố Kỷ lục Việt Nam “Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng nhiều nhất Việt Nam”.
Ngôn ngữ văn hóa trên trang phục truyền thống

Ngôn ngữ văn hóa trên trang phục truyền thống

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 7/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Thượng cờ và gắn biển công trình cột cờ A Pa Chải. Chùa Sinh Tồn - Không gian thiêng liêng nơi đầu sóng. Ngôn ngữ văn hóa trên trang phục truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam: Truy xét nhanh người phụ nữ trộm tài sản ở tiệm vàng

Quảng Nam: Truy xét nhanh người phụ nữ trộm tài sản ở tiệm vàng

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Ngày 8/5, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, sau 3 giờ đồng hồ kể từ khi tiếp nhận tin báo, lực lượng chức năng đã nhanh chóng xác minh, truy xét và làm rõ đối tượng trộm cắp Tiệm vàng Vĩnh Trinh (xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam).
Tuyên bố chung Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Lời kêu gọi hướng đến thế giới công bằng, hòa bình và phát triển bền vững

Tuyên bố chung Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Lời kêu gọi hướng đến thế giới công bằng, hòa bình và phát triển bền vững

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 5 giờ trước
Trong tinh thần Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đại diện Phật giáo toàn cầu khẳng định cam kết không lay chuyển trong việc vận dụng trí tuệ Phật giáo, trách nhiệm đạo đức và hành động tập thể để mang lại hòa bình thế giới, bảo vệ phẩm giá con người và duy trì sự an lạc cho hành tinh này. Đồng thời đưa ra lời kêu gọi khẩn thiết hướng đến thế giới công bằng hơn, hòa bình hơn và bền vững hơn.
Đồng Nai: Phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đồng Nai: Phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 6 giờ trước
Trong những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Đồng Nai luôn giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ là lực lượng tiên phong trong tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần giữ gìn ổn định và phát triển ở địa phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khánh thành Phòng Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam-Azerbaijan

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khánh thành Phòng Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam-Azerbaijan

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Trưa 8/5 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hoà Azerbaijan, Tổng Bí thư Tô Lâm, Phu nhân Ngô Phương Ly và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ khánh thành Phòng Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam-Azerbaijan tại Trường đại học Dầu mỏ và Công nghiệp Quốc gia Azerbaijan.
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong

Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Ngày 8/5, nhân dịp Singapore tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ 14 với chiến thắng thuộc về Đảng Hành động Nhân dân (PAP), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã điện đàm với Tổng thư ký PAP, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.