Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đại lễ Vesak 2025: Bao dung, tha thứ là nền tảng của hòa bình lâu dài và phát triển bền vững

Tào Đạt - Như Tâm - 3 giờ trước

Theo Hòa thượng Thích Hải Ấn - Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, hòa bình - theo tinh thần Phật giáo, không chỉ là sự vắng mặt của chiến tranh, mà còn là trạng thái yên bình trong tâm hồn và sự hòa hợp trong xã hội. Đó là nền tảng cần thiết, để xây dựng một thế giới an lạc và phát triển bền vững.

Nghi thức truyền thống Phật giáo tụng kinh cầu hòa bình thế giới mở đầu ngày làm việc thứ hai của Đại lễ Vesak 2025. (Ảnh: Đăng Huy)
Nghi thức truyền thống Phật giáo tụng kinh cầu hòa bình thế giới mở đầu ngày làm việc thứ hai của Đại lễ Vesak 2025. (Ảnh: Đăng Huy)

Ngày 7/5, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 bước vào trọng tâm với chương trình Hội thảo quốc tế kéo dài cả ngày. Diễn đàn chính được tổ chức toàn thể tại Hội trường lớn, xoay quanh chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững”.

Sau phiên toàn thể, Hội thảo quốc tế Vesak 2025 tiếp tục với 5 diễn đàn thảo luận song song bằng tiếng Việt và tiếng Anh, xoay quanh nhiều chủ đề phụ, bao gồm: Nuôi dưỡng bình an nội tâm vì hòa bình thế giới; Tha thứ và chữa lành bằng chánh niệm: Con đường hòa giải; Từ bi Phật giáo trong hành động: Trách nhiệm chung vì sự phát triển con người; Chánh niệm trong giáo dục vì tương lai nhân ái và bền vững; Thúc đẩy đoàn kết: Nỗ lực hợp tác vì hòa hợp toàn cầu. Tại đây, tăng ni, phật tử có thêm nhiều hiểu biết sâu sắc từ các chuyên gia, học giả trong và ngoài giới Phật giáo.

Cội nguồn của hòa bình là từ bi và bao dung

Tại Diễn đàn chủ đề "Từ bi Phật giáo trong hành động: Trách nhiệm chung vì sự phát triển con người”, Hòa thượng Thích Hải Ấn - Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, nhấn mạnh: Hòa bình, theo tinh thần Phật giáo, không chỉ là sự vắng mặt của chiến tranh, mà còn là trạng thái yên bình trong tâm hồn và sự hòa hợp trong xã hội. Đó là nền tảng cần thiết, để xây dựng một thế giới an lạc và phát triển bền vững.

"Hãy lặng yên một chút để nhìn lại thế giới hôm nay... Thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, nghèo đói, ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt... vẫn diễn ra liên tục và đang gây ra thảm họa lớn cho con người. Có lẽ, chính chúng ta phải tự nhìn nhận lại tâm tư và nghiệp quả của mình, để tìm ra cách thức giải quyết, bắt đầu từ những việc nhỏ bé, nhưng thiết thực trong cuộc sống”, Hòa thượng Thích Hải Ấn chia sẻ.

Các diễn đàn thảo luận chuyên đề giúp tăng ni, phật tử có thêm nhiều hiểu biết sâu sắc từ các chuyên gia, học giả trong và ngoài giới Phật giáo.
Các diễn đàn thảo luận chuyên đề giúp tăng ni, phật tử có thêm nhiều hiểu biết sâu sắc từ các chuyên gia, học giả trong và ngoài giới Phật giáo

Theo Hòa thượng Thích Hải Ấn, Phật giáo không xem hòa bình là kết quả từ bên ngoài, mà khởi nguồn từ chính hành động của mỗi cá nhân. Nếu xã hội được vận hành bởi từ bi và trí tuệ, con người sẽ biết sống hòa thuận, giảm bớt khổ đau và tiến gần đến giác ngộ.

Hòa thượng Thích Hải Ấn mong rằng, mỗi người nên sống với lòng từ bi, làm những việc thiện, để góp phần tạo dựng một xã hội an lành cho tất cả mọi người.

Tham luận của Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội, với bài trình bày “Vesak 2025: Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm - Tuệ giác Phật giáo cho hòa bình và phát triển bền vững”, cũng đã nêu bật vai trò của tuệ giác Phật giáo trong việc hóa giải khổ đau, khơi nguồn hòa hợp và xây dựng nền tảng bền vững cho nhân loại.

“Các giá trị như đoàn kết, bao dung và tôn trọng nhân phẩm không chỉ là lý tưởng đạo đức mà còn là phương tiện thực tiễn để thúc đẩy đối thoại liên văn hóa, khắc phục chia rẽ tôn giáo và định hình chính sách toàn cầu dựa trên trí tuệ và từ bi”, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm khẳng định.

Phật giáo đóng vai trò hướng con người đến điều thiện

Trong Diễn đàn thảo luận với chủ đề “Nuôi dưỡng bình an nội tâm vì hòa bình thế giới”, Hòa thượng Tiến sĩ Gallelle Sumanasiri, Tổng Thư ký Hội đồng Chuyên trách về Phát triển và Phật sự Sri Lanka, trình bày tham luận với chủ đề “Đức tin và lòng từ bi, bình an bên trong và hòa bình bên ngoài”.

Diễn đàn thảo luận chủ đề 'Tha thứ và chữa lành bằng chánh niệm: Con đường hòa giải'
Diễn đàn thảo luận chủ đề "Tha thứ và chữa lành bằng chánh niệm: Con đường hòa giải"

Theo diễn giả Gallelle Sumanasiri, con người là một sinh vật lý trí, để đối mặt với những thách thức của cuộc sống, con người đã sáng tạo ra nhiều dạng thức cộng đồng và tôn giáo là một trong số đó. Đối mặt và vượt qua nỗi khổ niềm đau để đạt được hạnh phúc là một trong những thách thức luôn hiện diện trong đời sống con người. Để giải quyết vấn đề đó, Phật giáo như một hệ thống tư tưởng luôn đặt con người là chủ thể và ý thức được sức mạnh của ý chí và nỗ lực của con người có thể giúp họ vượt qua đau khổ, đạt được hạnh phúc, hòa bình lâu dài mà không cần sự hỗ trợ của các thế lực siêu hình.

Tại Diễn đàn chủ đề "Từ bi Phật giáo trong hành động: Trách nhiệm chung vì sự phát triển con người”, PGs.Ts. Nguyễn Thị Minh Ngọc - Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Hà Nội, nhận định: Đối với Việt Nam, Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội từ khi du nhập đến nay.

"Các giá trị trong Phật giáo như sự giản dị, trách nhiệm và lòng vị tha đã trở thành kim chỉ nam để giải quyết các vấn đề đạo đức, khủng hoảng giá trị cuộc sống và lối sống tiêu cực trong xã hội hiện đại. Phật giáo còn tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, hỗ trợ người nghèo, giúp đỡ các nhóm yếu thế và đóng góp vào việc giảm bất bình đẳng xã hội. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhiều tổ chức Phật giáo đã phát động các phong trào như trồng rừng, sử dụng năng lượng tái tạo và nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên”, PGs.Ts. Nguyễn Thị Minh Ngọc nói.

Theo PGs.Ts. Nguyễn Thị Minh Ngọc, các lễ hội và nghi lễ Phật giáo cũng là dịp để gắn kết cộng đồng, duy trì và phát huy các hệ thống truyền thông văn hóa có giá trị. Để từ đó, chúng ta có thể ứng dụng các giá trị tư tưởng Phật giáo trong sự xây dựng và phát triển bền vững đất nước. Bên cạnh xã hội và kinh tế, về môi trường, Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong công việc giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên và duy trì sự cân bằng sinh thái thông qua các hoạt động giảng dạy và thực hành đạo đức.

“Ngoài ra, với sự hỗ trợ những giá trị nhân văn và hành động thiết thực, Phật giáo đã tạo nên những giá trị lâu dài, góp phần xây dựng một thế giới phát triển bền vững, nhân văn và hòa bình”, PGs.Ts. Nguyễn Thị Minh Ngọc khẳng định.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tuyên bố chung Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Lời kêu gọi hướng đến thế giới công bằng, hòa bình và phát triển bền vững

Tuyên bố chung Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Lời kêu gọi hướng đến thế giới công bằng, hòa bình và phát triển bền vững

Trong tinh thần Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đại diện Phật giáo toàn cầu khẳng định cam kết không lay chuyển trong việc vận dụng trí tuệ Phật giáo, trách nhiệm đạo đức và hành động tập thể để mang lại hòa bình thế giới, bảo vệ phẩm giá con người và duy trì sự an lạc cho hành tinh này. Đồng thời đưa ra lời kêu gọi khẩn thiết hướng đến thế giới công bằng hơn, hòa bình hơn và bền vững hơn.
Tin nổi bật trang chủ
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc diễn ra tại Việt Nam thành công tốt đẹp

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc diễn ra tại Việt Nam thành công tốt đẹp

Sáng ngày 8/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) - nơi diễn ra Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, do Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đăng cai tổ chức từ ngày 06 – 08/5, đã chính thức bế mạc.
Tuyên bố chung Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Lời kêu gọi hướng đến thế giới công bằng, hòa bình và phát triển bền vững

Tuyên bố chung Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Lời kêu gọi hướng đến thế giới công bằng, hòa bình và phát triển bền vững

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 3 phút trước
Trong tinh thần Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đại diện Phật giáo toàn cầu khẳng định cam kết không lay chuyển trong việc vận dụng trí tuệ Phật giáo, trách nhiệm đạo đức và hành động tập thể để mang lại hòa bình thế giới, bảo vệ phẩm giá con người và duy trì sự an lạc cho hành tinh này. Đồng thời đưa ra lời kêu gọi khẩn thiết hướng đến thế giới công bằng hơn, hòa bình hơn và bền vững hơn.
Đồng Nai: Phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đồng Nai: Phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 1 giờ trước
Trong những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Đồng Nai luôn giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ là lực lượng tiên phong trong tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần giữ gìn ổn định và phát triển ở địa phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khánh thành Phòng Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam-Azerbaijan

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khánh thành Phòng Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam-Azerbaijan

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Trưa 8/5 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hoà Azerbaijan, Tổng Bí thư Tô Lâm, Phu nhân Ngô Phương Ly và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ khánh thành Phòng Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam-Azerbaijan tại Trường đại học Dầu mỏ và Công nghiệp Quốc gia Azerbaijan.
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong

Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Ngày 8/5, nhân dịp Singapore tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ 14 với chiến thắng thuộc về Đảng Hành động Nhân dân (PAP), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã điện đàm với Tổng thư ký PAP, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Quốc hội Azerbaijan

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Quốc hội Azerbaijan

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Trong chương trình thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Azerbaijan, sáng 8/5, tại Thủ đô Baku, Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Quốc hội Azerbaijan Sahiba Gafarova.
Ngôn ngữ văn hóa trên trang phục truyền thống

Ngôn ngữ văn hóa trên trang phục truyền thống

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 7/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Thượng cờ và gắn biển công trình cột cờ A Pa Chải. Chùa Sinh Tồn - Không gian thiêng liêng nơi đầu sóng. Ngôn ngữ văn hóa trên trang phục truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Kiểm tra thực tế tình trạng hỗ trợ xây dựng “nhà tình thương” ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô

Kon Tum: Kiểm tra thực tế tình trạng hỗ trợ xây dựng “nhà tình thương” ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô

Pháp luật - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum về việc kiểm tra, xử lý nội dung phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển qua loạt bài viết Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô, chiều ngày 7/5, Đoàn công tác do ông Nguyễn Quang Thạch – Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kon Tum làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với các hộ dân được hỗ trợ làm “nhà tình thương” ở xã Đăk Trăm. Tham gia cùng Đoàn có đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Xây dựng và lãnh đạo UBND huyện Đăk Tô.
Tháo gỡ các điểm nghẽn trong phát triển công nghiệp hóa chất, quản lý hóa chất

Tháo gỡ các điểm nghẽn trong phát triển công nghiệp hóa chất, quản lý hóa chất

Tin tức - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Ngày 8/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội đã nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi).
Thanh Hóa: Tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào

Thanh Hóa: Tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào

Tin tức - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Giai đoạn 2023 - 2025, Mặt trận hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong các tầng lớp Nhân dân về quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào nói chung, Thanh Hóa - Hủa Phăn nói riêng.
Trao tặng 150 bồn nước cho đồng bào xã biên giới Na Loi

Trao tặng 150 bồn nước cho đồng bào xã biên giới Na Loi

Tin tức - Hải Thượng - 2 giờ trước
Ngày 8/5, Đồn Biên phòng Na Loi (Bộ đội Biên phòng Nghệ An) phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức trao tặng bồn chứa nước sạch cho đồng bào Thái và Khơ Mú thuộc xã Na Loi, huyện Kỳ Sơn.
Bình Định: Sở Dân tộc và Tôn giáo thăm, chúc mừng các cơ sở Phật giáo nhân Đại lễ Phật đản 2025

Bình Định: Sở Dân tộc và Tôn giáo thăm, chúc mừng các cơ sở Phật giáo nhân Đại lễ Phật đản 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân-N.Triều - 2 giờ trước
Nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2025 - Phật lịch 2569, ngày 8/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bình Định tổ chức Đoàn công tác, do ông Trần Văn Thanh - Phó Giám đốc Sở, làm Trưởng đoàn, đi thăm, chúc mừng và tặng quà chư tôn đức tăng ni, phật tử tại nhiều cơ sở Phật giáo trên địa bàn tỉnh.