Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng: Trình Quốc hội cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân ngay tại Kỳ họp thứ 9

PV - 19:20, 07/05/2025

Chiều 7/5, với tinh thần khẩn trương triển khai Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết 68 để các chính sách sớm đi vào cuộc sống - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết 68 để các chính sách sớm đi vào cuộc sống - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tham dự cuộc họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Các Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính – cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa gồm 3 nhóm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhóm 1, các nhiệm vụ, giải pháp có nội hàm tương đối rõ, có tính cấp bách nhưng chưa được thể chế hóa hoặc cần sửa đổi, bổ sung ngay, thuộc thẩm quyền của Quốc hội và không thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật đã có trong nội dung Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Với nhóm này, Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, tập trung vào 10 cơ chế, chính sách cụ thể.

Nhóm 2, các nhiệm vụ, giải pháp có nội hàm tương đối rõ, cần được thể chế hóa hoặc cần sửa đổi, bổ sung ngay và thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật đã có trong nội dung Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Với nhóm này, Bộ Tài chính cho biết gồm 8 cơ chế, chính sách cụ thể; kiến nghị các cơ quan soạn thảo khẩn trương rà soát, nghiên cứu bổ sung trong các dự thảo luật đang trình Quốc hội tại Kỳ họp.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhóm 3, các nhiệm vụ, giải pháp mang tính định hướng, chưa cấp bách và cần có thời gian nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để đề xuất xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các luật liên quan, trình Quốc hội xem xét thông qua.

Với nhóm này, Bộ Tài chính đề xuất đưa vào dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ để giao các bộ, ngành liên quan nghiên cứu thực hiện theo lộ trình cụ thể.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao các cơ quan trong việc xây dựng, trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 68, cũng như trong xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội và Chương trình hành động của Chính phủ.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết 68 để các chính sách sớm đi vào cuộc sống; do đó, phải trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết ngay tại Kỳ họp thứ 9 đang diễn ra, nhằm giải quyết ngay những vấn đề cấp bách. Với thời gian ngắn, yêu cầu cao, nội dung phong phú, cần chọn cách tiếp cận phù hợp, khả thi.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phân tích, nhấn mạnh thêm một số nội dung để các cơ quan tiếp tục hoàn thiện dự thảo, Thủ tướng cho rằng cần rà soát, tập trung vào những nội dung mà doanh nghiệp, người dân đang mong đợi nhất, những nội dung cần thiết, cấp bách, những nội dung có thể làm ngay được mà chưa cần nhiều nguồn lực, những nội dung mang tính chất "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa", mang lại tác động, hiệu quả lớn, thực sự tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc, tạo xung lực mới, động lực mới, tạo phong trào, xu thế phát triển doanh nghiệp, giải phóng được nguồn lực, sức sản xuất.

Với quyết tâm thực hiện mục tiêu tới năm 2030, cả nước có 2 triệu doanh nghiệp, gấp đôi so với số lượng gần 1 triệu doanh nghiệp hiện nay sau gần 40 năm Đổi mới, bởi doanh nghiệp phát triển thì đất nước phát triển, Thủ tướng nêu rõ, thủ tục hành chính phải nhanh nhất có thể, đơn giản nhất có thể và chi phí ít nhất có thể, đặc biệt là đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp và phá sản.

Cùng với đó, có cơ chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp để tạo công ăn, việc làm, tạo sinh kế cho người dân, như khuyến khích, tạo điều kiện để hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ thành doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp lớn trở thành doanh nghiệp lớn hơn.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đồng thời, cụ thể hóa những nội dung của Nghị quyết 68 về bảo đảm đầy đủ quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng; đẩy mạnh hợp tác công tư theo các hình thức lãnh đạo công - quản trị tư, đầu tư công - quản lý tư, đầu tư tư - sử dụng công.

Đẩy mạnh phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư trong việc đặt hàng các công trình, dự án cho doanh nghiệp thực hiện với nguyên tắc bảo đảm tiến độ, chất lượng, không đội vốn và không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Cơ chế thông thoáng nhưng phải có công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra.

Về thuế, những nội dung nào có thể làm được ngay thì khẩn trương triển khai, những nội dung cần nghiên cứu thêm thì tiếp tục nghiên cứu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh, để người dân, doanh nghiệp yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cần cụ thể hóa nội dung trong Nghị quyết 68 về "tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự; giữa pháp nhân và cá nhân trong xử lý vi phạm", bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước, cho phép các doanh nghiệp, doanh nhân được chủ động khắc phục sai phạm, thiệt hại; trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì kiên quyết không áp dụng xử lý hình sự; trường hợp đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế trước và là căn cứ quan trọng để xem xét các biện pháp xử lý tiếp theo.

Giao Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp tục trực tiếp chỉ đạo xây dựng dự thảo Nghị quyết, với tinh thần không cầu toàn, không nóng vội, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trong tháng 5 để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, bảo đảm yêu cầu theo Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Thủ tướng chỉ đạo xây dựng dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết 68 với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, phân công bảo đảm "6 rõ": Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ sản phẩm.

Thủ tướng cũng lưu ý cần đẩy mạnh, làm tốt công tác truyền thông chính sách về phát triển kinh tế tư nhân theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chương trình hành động của Chính phủ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khánh thành Phòng Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam-Azerbaijan

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khánh thành Phòng Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam-Azerbaijan

Trưa 8/5 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hoà Azerbaijan, Tổng Bí thư Tô Lâm, Phu nhân Ngô Phương Ly và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ khánh thành Phòng Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam-Azerbaijan tại Trường đại học Dầu mỏ và Công nghiệp Quốc gia Azerbaijan.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khánh thành Phòng Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam-Azerbaijan

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khánh thành Phòng Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam-Azerbaijan

Trưa 8/5 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hoà Azerbaijan, Tổng Bí thư Tô Lâm, Phu nhân Ngô Phương Ly và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ khánh thành Phòng Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam-Azerbaijan tại Trường đại học Dầu mỏ và Công nghiệp Quốc gia Azerbaijan.
Các Chương trình MTQG tạo bước phát triển mới cho Phìn Ngan

Các Chương trình MTQG tạo bước phát triển mới cho Phìn Ngan

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Phìn Ngan là xã còn nhiều khó khăn của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, thời gian qua nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình MTQG) đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương vùng khó này.
Khám phá rừng Sác: Di sản lịch sử và thiên nhiên hoang dã

Khám phá rừng Sác: Di sản lịch sử và thiên nhiên hoang dã

Du lịch - Hải Hồ - 2 giờ trước
Rừng Sác tọa lạc tại huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh không chỉ là di tích lịch sử gắn liền với chiến khu huyền thoại mà còn là điểm đến du lịch sinh thái độc đáo. Du khách đến đây sẽ được khám phá thiên nhiên hoang dã, tìm hiểu lịch sử chiến tranh và tận hưởng không khí yên bình của khu rừng ngập mặn.
“Việt Nam - Ăn mặc thong dong” - Tập ký về văn hóa trang phục các dân tộc Việt Nam

“Việt Nam - Ăn mặc thong dong” - Tập ký về văn hóa trang phục các dân tộc Việt Nam

Giải trí - ANh Trúc - 2 giờ trước
“Việt Nam - Ăn mặc thong dong” là tập hợp các bài viết của tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng, giới thiệu những nét đặc trưng độc đáo trong văn hóa ăn mặc của các dân tộc Việt Nam. Tác phẩm thuộc Tủ sách Văn hóa Việt, vừa được Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) liên kết với Nhà xuất bản Lao động ấn hành.
Động lực mới từ Chương trình MTQG 1719

Động lực mới từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) là một giải pháp đột phá, có tính lịch sử, nhằm đẩy mạnh phát triển toàn diện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của cả nước. Sau 4 năm triển khai, chương trình đã đem lại những thay đổi tích cực, tạo động lực để các địa phương tiếp tục có nhiều giải pháp quan tâm, chăm lo cho người dân trong những năm tiếp theo.
Thị xã Mường Lay có mật độ nhà sàn truyền thống nhiều nhất Việt Nam

Thị xã Mường Lay có mật độ nhà sàn truyền thống nhiều nhất Việt Nam

Tin tức - Vàng Ni - 2 giờ trước
Sáng 8/5, thị xã Mường Lay (Điện Biên) phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức tại Bến thuyền Cơ khí thị xã Mường Lay, công bố Kỷ lục Việt Nam “Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng nhiều nhất Việt Nam”.
Ngôn ngữ văn hóa trên trang phục truyền thống

Ngôn ngữ văn hóa trên trang phục truyền thống

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 7/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Thượng cờ và gắn biển công trình cột cờ A Pa Chải. Chùa Sinh Tồn - Không gian thiêng liêng nơi đầu sóng. Ngôn ngữ văn hóa trên trang phục truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam: Truy xét nhanh người phụ nữ trộm tài sản ở tiệm vàng

Quảng Nam: Truy xét nhanh người phụ nữ trộm tài sản ở tiệm vàng

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Ngày 8/5, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, sau 3 giờ đồng hồ kể từ khi tiếp nhận tin báo, lực lượng chức năng đã nhanh chóng xác minh, truy xét và làm rõ đối tượng trộm cắp Tiệm vàng Vĩnh Trinh (xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam).
Tuyên bố chung Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Lời kêu gọi hướng đến thế giới công bằng, hòa bình và phát triển bền vững

Tuyên bố chung Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Lời kêu gọi hướng đến thế giới công bằng, hòa bình và phát triển bền vững

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 2 giờ trước
Trong tinh thần Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đại diện Phật giáo toàn cầu khẳng định cam kết không lay chuyển trong việc vận dụng trí tuệ Phật giáo, trách nhiệm đạo đức và hành động tập thể để mang lại hòa bình thế giới, bảo vệ phẩm giá con người và duy trì sự an lạc cho hành tinh này. Đồng thời đưa ra lời kêu gọi khẩn thiết hướng đến thế giới công bằng hơn, hòa bình hơn và bền vững hơn.
Đồng Nai: Phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đồng Nai: Phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 3 giờ trước
Trong những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Đồng Nai luôn giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ là lực lượng tiên phong trong tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần giữ gìn ổn định và phát triển ở địa phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khánh thành Phòng Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam-Azerbaijan

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khánh thành Phòng Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam-Azerbaijan

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Trưa 8/5 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hoà Azerbaijan, Tổng Bí thư Tô Lâm, Phu nhân Ngô Phương Ly và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ khánh thành Phòng Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam-Azerbaijan tại Trường đại học Dầu mỏ và Công nghiệp Quốc gia Azerbaijan.
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong

Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Ngày 8/5, nhân dịp Singapore tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ 14 với chiến thắng thuộc về Đảng Hành động Nhân dân (PAP), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã điện đàm với Tổng thư ký PAP, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.