Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đang đến gần, các tỉnh, thành trong cả nước đang gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị, tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh, đặc biệt là thí sinh ở vùng sâu, vùng xa, người DTTS.
Đảng và Nhà nước ta khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho phát triển, chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của phát triển bền vững. Việc đổi mới toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Tuy nhiên đổi mới giáo dục như thế nào để phù hợp với thực tiễn cần phải có giải pháp căn cơ.
Sau gần 2 năm triển khai, toàn tỉnh Lai Châu đã thành lập được 45 Câu lạc bộ (CLB) bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc trong các trường phổ thông. CLB Nắng của Trường THCS Sùng Phài, Tp. Lai Châu, là một trong những mô hình tiêu biểu trên hành trình nuôi dưỡng tình yêu văn hóa cho các em học sinh.
Năm 2023, Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bắc Kạn tiếp tục nâng cao chất lượng, duy trì xếp hạng trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về công tác GD&ĐT.
Nhắc đến Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái), người ta không quên nhắc đến một lớp học đặc biệt. Khi màn đêm buông xuống, đó cũng là lúc lớp học đặc biệt này lại sáng đèn đón các em nhỏ. Ánh sáng từ lớp học, tiếng giảng bài, tiếng bập bẹ đánh vần, tập đọc xen lẫn những tràng cười giòn tan của cả cô và trò tạo nên những thanh âm vang vọng khắp vùng cao.
Ngày 19/5, tại Tp. Việt Trì (Phú Thọ), Đoàn Thanh niên Cơ quan Ủy ban Dân tộc phối hợp với Đoàn Thanh niên Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương tổ chức Tọa đàm “Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong tham mưu, đề xuất các giải pháp, chính sách liên quan đến giáo dục học sinh DTTS”. Tham dự Tọa đàm có đại diện Vụ Tổng hợp, Văn phòng (Ủy ban Dân tộc), Ban Giám hiệu Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương cùng toàn thể các Đoàn viên thanh niên hai đơn vị.
Sau 1 năm triển khai, Chương trình hỗ trợ dạy tiếng Anh trực tuyến cho các đơn vị trường học ở Mèo Vạc (Hà Giang) của Trường Marie Curie (Hà Nội) đã giúp địa phương giải quyết khó khăn về việc thiếu giáo viên, nâng cao khả năng tiếng Anh cho học sinh, thúc đẩy chuyển đổi số. Đây là một việc làm ý nghĩa, nhân văn, thể hiện trách nhiệm của cộng đồng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tại huyện Mèo Vạc nói riêng, vùng DTTS, miền núi nói chung.
Nằm chênh vênh trên đỉnh núi Pơ Mu hùng vĩ, xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) là nơi sinh sống của đồng bào Mông, quanh năm giá rét và sương mù phủ kín. Thế nhưng, giữa bốn bề gian khó, “con chữ” vẫn âm thầm nảy mầm xanh tươi…
Đến thời điểm này, học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã hoàn thành chương trình học tập. Hiện nay, các trường đang tập trung tổ chức ôn thi tốt nghiệp cho các em học sinh, trong đó có học sinh các trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú trong tỉnh.
Mặc dù Chương trình giáo dục phổ thông mới đã đạt kết quả bước đầu. Song sau 3 năm triển khai, Chương trình đã bộc lộ nhiều bất cập về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên...
Bằng những chính sách và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cùng việc triển khai đổi mới phù hợp điều kiện thực tế của từng địa phương, giáo dục và đào tạo vùng Tây Nguyên đang chuyển mình mạnh mẽ. Hệ thống mạng lưới trường lớp của các địa phương trong vùng được củng cố, phát triển rộng khắp đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của người dân.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên đã giao 450 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 6 của 5 trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú THCS trên địa bàn toàn tỉnh.
Thời gian qua, thực hiện nhiệm vụ xóa mù chữ ở các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, ngành Giáo dục tỉnh Điện Biên đã nỗ lực triển khai và đạt gần 97% kế hoạch đề ra.
Ngày 28/4, bà Bùi Thị Quỳnh Vân - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã có buổi đối thoại với đại diện cán bộ, lãnh đạo, quản lý, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn. Nhiều ý kiến nêu lên thực trạng vừa thừa, vừa thiếu giáo viên và thiếu nguồn lực đầu tư cho giáo dục tại miền núi.
Vi Thị Huế (sinh năm 2001), được biết đến là người sở hữu nhiều tấm huy chương danh giá trên đấu trường Boxing. Đó là minh chứng cho một chặng đường dài cố gắng, kiên trì, quyết tâm, vượt lên khó khăn, thử thách của cô nữ sinh dân tộc Thái này.
Tiếp tục chuyến công tác khảo sát, hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025, theo Quyết định 1719 (Sau đây gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), ngày 21/4 Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo do ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng, Vụ Giáo dục Dân tộc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên và các đơn vị liên quan.
Ngày 20/4, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) do ông Lê Như Xuyên - Phó Vụ trưởng Vụ GDDT làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu về việc triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 theo Quyết định 1719 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình MTQG 1719), hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực hiện Dự án 5 của Chương trình.
Trong hai ngày 18 và 19/4, tại Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị tổ chức “ Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam” khối trường PTDT nội trú và PTDT bán trú.
Trong một tiết học ở Trường PTDT Nội trú tỉnh Lai Châu, thay vì thầy cô truyền tải kiến thức thì những hoạt động nhóm được tổ chức nhiều hơn, nhằm giúp học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo. Nhưng thực tế thì nhiều học sinh ở vùng cao vẫn chưa thể thích ứng ngay được với chương trình giáo dục phổ thông mới theo Thông tư số 32/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, giảm bất bình đẳng trong tiếp cận cơ hội giáo dục, thay đổi nếp sống, tạo sân chơi bổ ích, nâng cao chất lượng giáo dục… là những ưu việt thấy rõ trong mô hình Trường PTDTBT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đặc biệt, mô hình giáo dục này còn phù hợp với sự phát triển giáo dục ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Đó là những lí do để Nghệ An quyết tâm nhân rộng loại hình giáo dục này trong những năm tới.