Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lớp xóa mù đặc biệt của đồng bào Xtiêng

Thanh Liêm - 06:51, 25/03/2024

Một lớp học đặc biệt dành cho đồng bào Xtiêng ở tỉnh Bình Phước được khai giảng vào cuối tháng 7/2023. Lớp học có 35 “học sinh”, người lớn tuổi nhất lớp là 65 tuổi, nhỏ nhất 12 tuổi. Ấn tượng trong lớp học này là có nhiều cặp “học sinh” là hai bà cháu, hai cha con, hai mẹ con, hai anh em. Đến với lớp học, những "học sinh" này chỉ mong ước một điều đơn giản là biết đọc, biết viết...

Một buổi học của lớp xóa mù đặc biệt.
Một buổi học của lớp xóa mù đặc biệt.

Học để biết nhắn tin, ký tên

Vào một buổi tối hạ tuần tháng Ba, chúng tôi được anh Phan Văn Thưởng, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Riềng dẫn đường đến với lớp học. Nhà văn hoá thôn 6, xã Long Tân, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước - nơi tổ chức lớp học - nằm lọt thỏm trong vườn cao su. Mặc dù còn khoảng 10 phút nữa mới đến giờ học, nhưng trong lớp, ngoài cô giáo Đào Thị Yên có mặt từ sớm để đón học sinh, đã có gần 20 người đến. Già, trẻ, gái, trai có đủ. Những người lớn tuổi đều có khuôn mặt sạm nắng gió, mái tóc phong sương, còn những đứa trẻ thì đen nhẻm, nước da cháy nắng.

Bà Thị Long, 65 tuổi, đang ngồi học cùng đứa cháu ngoại tên Điểu Trường, 12 tuổi.
Bà Thị Long, 65 tuổi đi học cùng cháu ngoại tên Điểu Trường, 12 tuổi.

Tuy nhiên, khi trò chuyện với những “học sinh” trong lớp, điều chúng tôi cảm nhận đó là ở họ ai cũng háo hức, cũng đam mê, cũng thích học. Anh Điểu Sen, 36 tuổi, tham gia lớp học từ những ngày đầu cho biết, ước mong giản dị của anh là biết đọc, biết viết.

Điều đặc biệt của lớp học xóa mù chữ là sự tham gia của bà Thị Long, nay đã 65 tuổi. Bà Thị Long đang ngồi học cùng đứa cháu ngoại tên Điểu Trường, 12 tuổi, ngay giữa lớp học. Bà Thị Long nói: “Tôi muốn học để biết cái chữ, để xem điện thoại, biết viết tên mình thôi”.

Trường hợp lớn tuổi khác, là bà Thị Vân, 56 tuổi, em gái bà Thị Long cũng đang cùng cháu ngoại học trong lớp này; hay như ông Điểu Huân, 53 tuổi, cũng siêng năng tham gia lớp từ những ngày đầu với mong muốn biết đọc, biết viết và nay đã dần quen.

Chị Thị Hạnh và con trai Điểu Khắc đang chăm chú ngồi học.
Chị Thị Hạnh và con trai Điểu Khắc đang chăm chú ngồi học.

Từ mù chữ đến biết đọc, biết viết

Nói về mục đích của lớp học, cô Đào Thị Yên, phụ trách lớp cho biết: “Thấy người dân nơi đây hầu hết “mù chữ”, họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là khi cần giải quyết các thủ tục hành chính. Lớp học nhằm giúp học viên tự tin, vận dụng tốt những kiến thức học được, đồng thời từng bước nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, lao động sản xuất tại địa phương”.

Phụ trách lớp học đặc biệt này, ngoài cô giáo Đào Thị Yên, còn có cô Tạ Thị Hoan, cả 2 cùng sinh năm 1984, cùng là giáo viên trường Tiểu học Lê Hoàn, xã Long Tân, huyện Phú Riềng và đều có thâm niên gần 20 năm trong nghề.

Cô Hoan cho biết, thôn 6, xã Long Tân có 290 hộ thì 232 hộ là người dân tộc thiểu số S’tiêng, hơn 100 người trong số này chưa biết chữ. Hầu đều khó khăn vì không có đất canh tác, nguồn thu nhập chính là đi làm thuê.

 “Nhiều gia đình vì lo miếng cơm manh áo, không còn tâm trí lo chuyện học hành cho con cái. Và khó khăn không nhỏ cho địa phương khi muốn ổn định cuộc sống người dân, nhất là chuyện học hành cho trẻ em. Nên khi có chương trình xóa mù này, xã đề nghị tôi và cô Yên phụ trách lớp, tôi đồng ý ngay, tôi chỉ mong muốn tất cả người già, trẻ em đều biết chữ”, cô Hoan nói.

Các “học sinh” tham gia lớp học xóa mù chữ.
Các “học sinh” tham gia lớp học xóa mù chữ.

Kể về quá trình đứng lớp, cô Đào Thị Yên cho biết: “Việc dạy học rất vất vả. Để dạy hiệu quả, mình phải có phương pháp dạy đặc biệt, giúp họ dễ hiểu, dễ nhớ, cách nói năng, truyền đạt kiến thức cũng khác hoàn toàn ở trường. Luôn tạo không khí sôi nổi, vui tươi trong lớp. Những ngày đầu, chúng tôi phải uốn nắn từng động tác từ cầm bút, tư thế ngồi. Nhưng khó nhất với lớp này là chỉnh cách phát âm, bởi ở nhà họ không nói tiếng Việt, ngay cả nói bình thường với mình đã khó nghe, huống gì đọc, đánh vần đúng theo sách”.

Chị Thị Vân luôn có mặt đầy đủ trong các buổi học
Chị Thị Vân luôn có mặt đầy đủ trong các buổi học

Về sự khác biệt giữa dạy ở lớp học xóa mù chữ này với ở trường chính quy, cô Yên cho hay: Ở đây, tuy dạy theo giáo án của trường, nhưng không bắt buộc theo tiến độ. Vì bà con tiếp thu chậm hơn, đa số lại là lao động chính, ban ngày họ phải mưu sinh, nhiều lý do để nghỉ học mà không báo trước. 

"Lợi thế là 2 giáo viên phụ trách lớp đều ở cùng thôn với bà con, biết nhau hết, nên ai nghỉ là hôm sau chúng tôi chạy đến nhà ngay để tìm hiểu, động viên họ. Đến khi họ đi học trở lại, mình phải dạy lại các bài hôm trước họ chưa học, vì dạy theo chương trình tiểu học, nếu bỏ 1 - 2 buổi mà không dạy lại, là họ không thể theo kịp, nảy sinh tâm lý chán nản ngay", cô Yên chia sẻ.

Cô Đào Thị Yên cho biết thêm, người lớn tuổi ngoài việc tiếp thu chậm ra, họ còn ít hoặc không có thời gian ôn bài, học hôm nay có khi ngày mai quên hết. Hoặc cũng có những em nhỏ nhưng đầu óc không được nhanh nhẹn bằng các bạn. Do đó, chúng tôi có sự quan tâm phù hợp với từng người. Từ khi mở lớp đến giờ, đa số bà con rất hứng thú nên sĩ số tăng dần chứ không giảm. "Niềm vui của chúng tôi, là chứng kiến các anh chị, các em, các cháu trong lớp từ chỗ “mù chữ” thì nay đều biết đọc, biết viết, nhiều người biết cả làm toán nữa”, 



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Vấn đề phụ cấp ưu đãi nghề chưa đủ hấp dẫn, đặc biệt đối với nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên thảo luận về Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đại biểu cho rằng, cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo để tháo gỡ những khó khăn trong công tác giáo dục đang tồn tại ở khu vực này.
Tin nổi bật trang chủ
Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Vấn đề phụ cấp ưu đãi nghề chưa đủ hấp dẫn, đặc biệt đối với nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên thảo luận về Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đại biểu cho rằng, cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo để tháo gỡ những khó khăn trong công tác giáo dục đang tồn tại ở khu vực này.
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Công tác Dân tộc - An Yên - 1 giờ trước
Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực … cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.
Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và

Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Phóng sự - Phạm Tiến- Đình Tuân - 2 giờ trước
Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
Thành phố Hưng Yên thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2024 đạt 2.083,756 tỷ đồng

Thành phố Hưng Yên thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2024 đạt 2.083,756 tỷ đồng

Kinh tế - Xuân Hải - 5 giờ trước
Thời gian qua, bằng việc tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế có sẵn, tận dụng những ưu thế mới, thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) chuyển mình mạnh mẽ và đang trở thành một thành phố năng động, hiện đại với kinh tế tăng trưởng tốt, diện mạo đô thị, nông thôn khởi sắc.
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh những tháng cuối năm

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh những tháng cuối năm

Kinh tế - Minh Thu - 5 giờ trước
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp (DN) đang tăng tốc sản xuất nhằm kịp thời gian giao hàng cho các đối tác trong dịp cuối năm. Mặt khác, các tập đoàn phân phối toàn cầu cũng gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam để tìm kiếm đối tác cung ứng cho năm 2025.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Xác thực tài khoản bằng số điện thoại mới được đăng bài trên mạng xã hội

Xác thực tài khoản bằng số điện thoại mới được đăng bài trên mạng xã hội

Thời sự - Minh Thu - 5 giờ trước
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 147/2024 quy định biện pháp thi hành việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet, thông tin trên mạng đối với: Dịch vụ, tài nguyên internet; thông tin trên mạng; cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động; giám sát thông tin và ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng.
Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) hoàn thành 79 căn nhà theo Chương trình MTQG 1719

Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) hoàn thành 79 căn nhà theo Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Minh Thu - 5 giờ trước
Năm 2024 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong hành trình xóa nhà dột nát, nhà tạm tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2025, khi thị xã đã nỗ lực quyết tâm và đã hoàn thành 100% kế hoạch của cả giai đoạn. Qua đó, giúp người nghèo, người yếu thế có thêm điểm tựa vươn lên trong cuộc sống.
Từ 1/7/2025, đóng BHXH thiếu 6 tháng vẫn có thể được hưởng lương hưu

Từ 1/7/2025, đóng BHXH thiếu 6 tháng vẫn có thể được hưởng lương hưu

Xã hội - Minh Thu - 5 giờ trước
Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 quy định về tỷ lệ đóng BHXH. Theo đó, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, bao gồm: 3% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản; 22% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tỷ lệ đóng BHXH tự nguyện bằng 22% thu nhập làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Sáng ngày 20/11/2024 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng Đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Thủ tướng tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất Dominica

Thủ tướng tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất Dominica

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Chiều ngày 20/11 (theo giờ địa phương), tiếp chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Miguel Mejia, Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất (MIU), Bộ trưởng Chính sách Hội nhập khu vực Cộng hòa Dominica.