Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ánh sáng nơi lớp học xóa mù chữ

Thiên An - 22:16, 14/01/2024

"Nếu chỉ ở bản với công việc làm nương, làm rừng thì không sao. Nhưng nhà mình chỉ cách thành phố hơn 10km, ra đó, không hiểu biển quảng cáo viết gì, không đọc được biển chỉ dẫn đường... nên đi đâu cũng phải có người khác biết chữ đi cùng mới đỡ sợ". Lời bộc bạch của chị Má Thị Nhan, hiện đang theo học lớp xóa mù chữ tại thôn Nà Sla, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn khiến người nghe thực sự cảm động...

Khi gà lên ổ, trâu về chuồng, là lúc lớp học xóa mù chữ tại thôn Nà Sla sáng đèn
Khi gà lên ổ, trâu về chuồng, là lúc lớp học xóa mù chữ tại thôn Nà Sla sáng đèn

Chỉ hơn 3km đường đồi rừng, nhưng luôn vấp phải ổ trâu nên đồng nghiệp của tôi phải khởi động xe máy tới mấy lần mới tới được nhà văn hóa của thôn Nà Sla, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, kịp giờ các học viên lớp xóa mù chữ ổn định chỗ ngồi. Lúc này là thời điểm đèn trong lớp học phải bật sáng, là lúc những con gà lên chuồng và những chú trâu bụng no tròn về nơi trú ẩn.

Cô giáo Lý Mỹ Nga, Hiệu trưởng trường Tiểu học xã Thạch Đạn cho hay, lớp học xóa mù chữ này được tổ chức vào buổi chiều tối, bắt đầu từ 17 giờ. Các giáo viên của trường đều tham gia giảng dạy tại lớp xóa mù chữ, nên mỗi buổi đều cắt cử 2 thầy cô thay nhau cùng đứng lớp.

Nhìn một học viên đứng tuổi, cẩn thận lau cặp kính để chuẩn bị đọc bài, tôi xin phép cô giáo được đến ngồi cạnh ông. Ngượng nghịu đọc xong bài, người học viên già giới thiệu với tôi, ông là Dương Văn Tổng, sinh năm 1968, thôn Nà Sla. "Mình đi làm nương về là ra lớp học ngay thôi, lúc nào tan học thì về ăn cơm. Mình phải đi học chăm chỉ, vì nể các thầy cô giáo lắm. Các cô dạy con cháu mình ở trường rồi, xong lại xuống bản dạy mình. Nên nếu nghỉ học hoặc không làm bài đầy đủ thì thấy có lỗi với các thầy cô lắm", ông Tổng bộc bạch.

Ngồi bàn kế bên là chị Má Thị Nhan, người trẻ nhất lớp học, chị Nhan sinh năm 1988, cùng thôn Nà Sla. Chị Nhan đã có 2 con, đứa lớn học lớp 8, đứa bé học lớp 6, các con đều học khá. Tuy nhiên, chị lại không biết chữ.

"Nếu cứ chỉ ở bản với công việc làm nương, làm rừng thì không sao. Nhưng nhà mình chỉ cách thành phố hơn 10km, ra đó, không hiểu biển quảng cáo viết gì, không đọc được biển chỉ dẫn đường... nên đi đâu cũng không tự tin đi một mình, phải có người khác biết chữ đi cùng mới đỡ sợ", chị Nhan chia sẻ.

Sau này, nhờ biết chữ và biết bảng cửu chương mà đi chợ tiện lợi. Bán con gà, con lợn, chị Nhan biết người ta trả giá có hợp lý hay không. Hay mua cái gì, thì cũng biết tính toán để trả tiền, không ngại và sợ như trước kia.

"Từ ngày biết chữ, mình đi họp phụ huynh cho 2 con đỡ ngại. Trước kia đi họp về, nhà trường, thầy cô phổ biến gì đều không hiểu, phải mang giấy tờ về nhờ con đọc hộ. Nhưng nay mình biết chữ rồi, thầy cô phổ biến việc gì là mình hiểu để trao đổi lại với con", chị Nhan thật thà cho hay.

Chia tay lớp học xóa mù chữ, cô Dương Thị Lái, Hiệu phó trường Tiểu học xã Thạch Đạn chia sẻ với phóng viên: "Làm giáo dục ở vùng cao có nhiều cái khó nói, không chỉ dạy tốt các em học sinh ở trường, mà còn phải dạy cả phụ huynh của các em ở nhà nữa. Có như vậy, đồng bào mới đồng lòng với các thầy cô trong sự nghiệp giáo dục".

Theo bà Phạm Kim Ngân, cán bộ phụ trách xóa mù chữ thuộc Phòng Giáo dục thường xuyên – Giáo dục chuyên nghiệp (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn), trong năm 2022 đã có 1.253 học viên được xóa mù chữ thành công. Tới năm 2023, Lạng Sơn đang tổ chức hơn 200 lớp xóa mù chữ, ở tất cả 11 huyện, thị, kể cả TP Lạng Sơn cũng có những lớp xóa mù chữ.

Với việc tổ chức hàng trăm lớp học xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa sẽ là điều kiện, động lực thắp sáng cho tương lai nhiều người chưa biết chữ nơi xứ Lạng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 2 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định 835/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa dân tộc - PV - 3 giờ trước
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Thời sự - PV - 3 giờ trước
21 giờ tối 1/4 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc” sẽ khởi động với khai mạc diễn ra vào 20 giờ ngày 26/4 tại Quảng trường Vạn Xuân, thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

Kinh tế - PV - 4 giờ trước
Không chỉ sở hữu mức giá hợp lý, VinFast Green còn giúp người mua tự tin “càng đi càng lãi” bởi khả năng tiết kiệm và chính sách sạc miễn phí tới giữa năm 2027. Cùng đó, mạng lưới trạm sạc V-Green phủ khắp toàn quốc giúp các bác tài chạy dịch vụ bằng xe điện chẳng cần lo lắng trên mọi cung đường.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Thời sự - PV - 22:44, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.