Toàn xã Lộc Thuận, huyện Lộc Ninh (Bình Phước) có hơn 2.000 hộ với hơn 10.000 nhân khẩu, trong đó có 198 hộ đồng bào dân tộc Khmer, Xtiêng. Sau 9 năm thực hiện, năm 2019 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới.
Từ khi thành lập đến nay, Câu lạc bộ (CLB) “Ba tích cực trong đồng bào dân tộc Khmer” xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu), đã trở thành điểm sáng trong các phong trào hoạt động của xã vùng sâu có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.
Nghệ thuật sân khấu Rô băm của dân tộc Khmer vốn là thể loại kịch múa cung đình của người Khmer xưa, từng phát triển rực rỡ và chi phối đến đời sống tinh thần, tín ngưỡng của họ. Mới đây, trong Tuần lễ “Đại đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” tháng 11-2021, các nghệ nhân Rô băm người Khmer đã có dịp biểu diễn và giao lưu với công chúng về loại hình nghệ thuật còn ít người biết đến này.
Cùng với việc triển khai các chương trình hành động, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ của tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh Trà Vinh đang chuẩn bị tốt các điều kiện, trong đó ưu tiên nguồn lực để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế -xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2030. Phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Kim Ngọc Thái, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh xung quanh một số nội dung triển khai Chương trình MTQG phát triển bền vững vùng đồng bào Khmer trên địa bàn.
Sau 5 năm thực hiện các chương trình, dự án của Nhà nước đầu tư cho vùng DTTS và miền núi, huyện Long Phú (Sóc Trăng) đã được đầu tư cơ sở hạ tầng, triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho đồng bào. Từ đó từng bước nâng cao đời sống cho người dân, diện mạo các phum sóc, xóm ấp ngày càng khởi sắc.
Xã hội -
Hồng Diễm -
14:55, 17/10/2021 Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, số người đi làm ăn xa trở về các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng tăng đột biến. Tính từ đầu tháng 10 đến nay, đã có trên 50.000 người trở về, trong đó có rất đông là người DTTS, người dân sinh sống ở vùng ĐBKK, bãi ngang. Vì vậy ngoài việc bảo đảm an sinh xã hội trong thời gian cách ly, vấn đề tạo việc làm cho lao động hồi hương, rất cần được chính quyền địa phương quan tâm ưu tiên tìm giải pháp.
Hội Liên hiệp Thanh niên TP. Cần Thơ phối hợp Hội Đoàn kết sư sãi TP. Cần Thơ vừa trao nhiều phần quà cho các học sinh, sinh viên (HSSV) là người DTTS đang sinh sống và học tập trên địa bàn, nhằm chia sẻ khó khăn cùng vượt qua đại dịch Covid-19.
Xã hội -
PV -
08:45, 30/09/2021 Đến nay, đã hơn 1 tuần toàn tỉnh Tây Ninh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đa phần người dân các địa phương thực hiện nghiêm, trong đó có vùng đồng bào DTTS. Tại ấp Hội Thanh, xã Tân Hội, huyện Tân Châu, đồng bào dân tộc Chăm, từ người lớn, trẻ em đều đeo khẩu trang khi ra ngoài, việc qua lại giữa các gia đình hạn chế rất nhiều so với trước đây.
Ngày 13/9, UBND tỉnh Bạc Liêu quyết định áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đối với toàn địa bàn huyện Hòa Bình từ 19 giờ ngày 13/9 đến khi có thông báo mới. Đây là huyện có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó đông nhất là đồng bào dân tộc Khmer, với hơn 12%.
Cùng với dân tộc Kinh, trên địa bàn Đồng Nai còn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chung sống như: Chơro, Mạ, Xtiêng, Dao, Khmer, Tày, Nùng… Bên cạnh các phong tục quen thuộc, đồng bào các DTTS ở Đồng Nai còn có nhiều phong tục, tín ngưỡng thú vị. Trong đó, nổi bật là tục thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Định Quán; tục gửi con, gửi họ và lễ cấp sắc của người Dao…
Xã hội -
N. Tâm - H. Diễm -
07:52, 31/08/2021 Hiện nay tỉnh Bạc Liêu đang tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp để giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhất là đối với người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) từ vùng dịch trở về địa phương. Trong đó có việc tập trung triển khai kịp thời, hiệu quả gói hỗ trợ đến đồng bào...
Xã hội -
N. Tâm- Hồng Diễm (CĐ) -
17:12, 23/08/2021 Nhiều năm qua, từ các chương trình chính sách đầu tư, hỗ trợ, an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước dành cho đồng bào Khmer ở xã ĐBKK Châu Lăng, huyện Tri Tôn (An Giang), đời sống kinh tế gia đình, bộ mặt nông thôn nơi đây đã thay đổi rõ rệt. Trong đó, việc triển khai chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) đang góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Vừa là cán bộ Mặt trận, vừa là Người có uy tín ở địa phương, anh Huỳnh Sa Vết, 42 tuổi, dân tộc Khmer, ở ấp Trà Canh B, xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) luôn tích cực đi đầu trong mọi hoạt động, đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM). Anh được người dân trên địa bàn quý mến, tin tưởng nhận xét là người luôn nhiệt tình, tận tụy, gần dân, sát dân.
Tin tức -
Lê Hoàng -
16:22, 13/04/2021 Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer diễn ra từ ngày 13 đến 15/4/2021. Trong những ngày này, đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Bình Phước đang tưng bừng vui đón Tết cổ truyền dân tộc.
Ngày 8/4, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy An Giang Lê Văn Nưng dẫn đầu Đoàn công tác của Tỉnh ủy đến thăm, chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer tại các chùa Krăn Krôch (xã Châu Lăng) và chùa Sà Lôn (xã Lương Phi), huyện Tri Tôn.
Đến ấp Nam Chánh, xã Lịch Hội Thượng (huyện Trần Đề, Sóc Trăng) hỏi thăm Đại đức Lâm Hữu Tài - Trụ trì chùa Munivong Saram Phnô Ta Niêu không ai không biết. Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng Đại đức Lâm Hữu Tài có thâm niên tu đạo gần 30 năm, được bà con phật tử kính nể và lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương đánh giá cao.
Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Sóc Trăng đã trở thành lực lượng rất quan trọng giúp địa phương triển khai, hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Trong đó, ông Trần Liêu ở ấp Bưng Triết, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề là một tấm gương điển hình tiêu biểu.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có Kế hoạch tổ chức xây dựng và phát huy mô hình đan lát truyền thống của người Khmer trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Phước.
Vĩnh Châu là thị xã vùng biển tỉnh Sóc Trăng, có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm trên 53%). Nhiều năm qua, Vĩnh Châu đã nỗ lực thực hiện nhiều chương trình, dự án, chính sách lồng ghép làm chuyển biến và thay đổi sâu sắc diện mạo ở các phum sóc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer.