Được làm từ các vật liệu đơn giản, rẻ tiền, mô hình bình lọc khí biogas của em Danh Hoàng Mến – dân tộc Khmer học sinh lớp 11A2 Trường THPT Định An, xã Định An, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang đã góp phần đáng kể giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, hoạt động của thôn, bản, phum sóc; được dân mến, dân tin yêu… đội ngũ những Người có uy tín đang âm thầm, lặng lẽ đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Họ xứng đáng được tôn vinh, biểu dương, khen ngợi. Dưới đây là những tấm gương như thế.
Là Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ấp Hòa Lạc B, xã Lương Hòa A (Châu Thành, Trà Vinh), với lối sống giản dị, gần gũi, tận tuỵ đối với công việc, chị Kim Thị Ánh (dân tộc Khmer) được người dân dành nhiều tình cảm yêu mến, quý trọng.
Sóc Trăng có trên 30% dân số là đồng bào DTTS sinh sống, đông nhất là dân tộc Khmer. Từ nhiều năm qua, Sóc Trăng luôn quan tâm đặc biệt đến việc triển khai thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS.
Sóc Tà Ngáo, ấp Phú Tâm, xã An Phú (huyện Tịnh Biên, An Giang) có 100% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Trước đây, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những năm qua, An Phú đã tập trung triển khai lồng ghép có hiệu quả các chương trình giảm nghèo của Chính phủ: 134, 135, 167... nên đời sống vật chất, tinh thần của bà con Khmer ở sóc Tà Ngáo không ngừng được cải thiện.
Trong đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, xã hội của đồng bào dân tộc Khmer, hình ảnh ngôi chùa luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi, Phật giáo Nam Tông là Tôn giáo chính thống của đồng bào. Chính vì thế, đội ngũ các vị sư sãi, hòa thượng Hội viên Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước (ĐKSSYN) đều nằm trong Ban Quản trị các chùa Khmer và là Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Họ là những người luôn đi đầu trong các hoạt động của địa phương, là trung tâm đoàn kết, vận động đồng bào phật tử đoàn kết xây dựng quê hương.