Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển kinh tế từ nuôi bò ở xã Loan Mỹ

PV - 10:31, 04/05/2018

Loan Mỹ là xã có nhiều người dân tộc Khmer nhất huyện Tam Bình (Vĩnh Long) với hơn 1150 hộ chiếm tỷ lệ trên 30% tổng số hộ toàn xã.

Nuôi bò ở xã Loan Mỹ. Nuôi bò ở xã Loan Mỹ.

 

Đời sống người dân còn rất nhiều khó khăn do không có đất canh tác. Đa phần người dân mưu sinh bằng nghề làm thuê hay đan đác lục bình, buôn bán nhỏ lẻ… nhưng chỉ mang tính chất thời vụ.

Trước tình hình trên, Đảng bộ, chính quyền xã Loan Mỹ đã mạnh dạn chọn việc nuôi bò làm hướng phát triển kinh tế với nhiều nguyên nhân: không cần nhiều diện tích; phù hợp với tập quán, trình độ người dân; khai thác tốt nguồn cỏ các loại có tại địa phương rất phong phú; đầu ra sản phẩm ổn định; nguồn lãi thu được cao hơn nhiều so với các loại gia súc, gia cầm khác.

Anh Thạch Banl, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Loan Mỹ cho biết: Nuôi bò thịt, bò sinh sản đang là hướng đi đúng rất hiệu quả nên được người dân đồng thuận cao. Hiện nay, toàn xã đang có trên 820 hộ nuôi bò với trên 2.200 con bò các loại, nhiều nhất là bò thịt. Sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này trên địa bàn 12 ấp của xã.

Theo tính toán của người nuôi bò, với loại bò thịt sau 12 tháng nuôi trừ hết các khoản chi phí đầu tư, nông dân sẽ còn lãi từ 15 đến 17 triệu đồng mỗi con; với bò sinh sản (bò cái đẻ) mỗi năm bình quân đẻ một con; sau từ 5 đến 7 tháng nuôi, nông dân sẽ bán được từ 14 đến 15 triệu đồng/mỗi con bò con tùy thuộc giống cái hay giống đực.

Bà Thạch Thi Lệ, ngụ ấp Sóc Rừng tính toán: Với một công đất canh tác lúa sau khi trừ hết chi phí, nông dân lãi từ 6 đến 7 triệu đồng mỗi năm. Nếu cùng diện tích trên trồng cỏ các loại sẽ đảm bảo thức ăn cho từ 3 đến 4 con bò, trừ chi phí nuôi, người nuôi bò sẽ lãi cao hơn từ 3 đến 4 lần so với trồng lúa.

Người nuôi bò tại xã Loan Mỹ còn có thêm tin vui, từ tháng 12/2017 đã có 13 hộ dân của 4 ấp: Sóc Rừng, Cần Súc, Tổng Hưng B, Ấp Giữa được Dự án Trồng thâm canh các giống cỏ có năng suất chất lượng cao phục vụ chăn nuôi bò tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2017-2019 với mục đích đa dạng và tăng cường nguồn thức ăn xanh, nhiều dinh dưỡng phục vụ cho đàn bò ở địa phương. Mỗi hộ dân được dự án hỗ trợ 1,5kg giống/1.000m2; 20 ký phân bón các loại, ban đầu cho tín hiệu rất khả quan.

Ông Thạch Viên, ngụ ấp Kỳ Son, một trong những hộ được hưởng lợi từ dự án trồng cỏ “mới” phấn khởi nói: “Với loại cỏ này, mỗi công cho thu hoạch trên 3.300kg, xấp xỉ với các loại cỏ khác nhưng thời gian thu hoạch nhanh hơn nhiều chỉ từ 32 đến 35 ngày. Cạnh đó chất dinh dưỡng rất đảm bảo giúp bò ăn ngon, chóng lớn và no dai”.

Về Loan Mỹ bây giờ, đi đâu cũng nghe người dân kể chuyện nuôi bò. Đây quả là một hướng đi đầy lạc quan mang về nhiều hiệu quả kinh tế cao.

PHAN THỊ ANH THƯ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đưa nông sản về phố

Đưa nông sản về phố

Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu - VIETNAM OCOPEX 2025 được kỳ vọng không chỉ là nơi quảng bá sản phẩm OCOP chất lượng từ mọi vùng miền, mà còn là bước chuyển mình mạnh mẽ trong hành trình số hóa thương mại nông sản Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Máu đào tô thắm cờ Tổ quốc

Máu đào tô thắm cờ Tổ quốc

Thời sự - Tùng Nguyên - 5 phút trước
Để có một Việt Nam đổi mới, hội nhập sâu rộng như ngày hôm nay, hàng triệu cán bộ, chiến sĩ và đồng bào đã ngã xuống dưới mưa bom, bão đạn. Máu đào và sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đã tô thắm lá cờ cách mạng vẻ vang, làm cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do.
Mưa lũ kinh hoàng ở Sơn La làm 2 người chết, 2 người mất tích

Mưa lũ kinh hoàng ở Sơn La làm 2 người chết, 2 người mất tích

Tin tức - Minh Nhật - 18 phút trước
Như thông tin đã đưa, từ ngày 26 đến 27/7, do chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua khu vực Bắc Bộ, ở tỉnh Sơn La đã có mưa, mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to. Mưa to kéo dài đã gây lũ tại nhiều xã trong tỉnh, làm thiệt hại về người, nhà cửa, hoa màu và các công trình...
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sĩ tại Điện Biên

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sĩ tại Điện Biên

Thời sự - PV - 22 phút trước
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), trưa 27/7, tại tỉnh Điện Biên, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng, Liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1.
Hoa màu bị ngập úng, UBND xã Đăk Hà phát văn bản đề nghị thủy điện điều tiết nước hồ chứa

Hoa màu bị ngập úng, UBND xã Đăk Hà phát văn bản đề nghị thủy điện điều tiết nước hồ chứa

Bạn đọc - Ngọc Chí - 30 phút trước
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có bài phản ánh “Điều chỉnh thời gian tích nước thủy điện, dân có cơ hội thu tiền tỷ”, UBND xã Đăk Hà, tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản đề nghị Thủy điện Plei Krông cân đối lưu lượng xả nước phù hợp, nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngập úng hoa màu của Nhân dân.
Nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân và hồi ức không quên

Nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân và hồi ức không quên

Thời sự - Tào Đạt - 1 giờ trước
Năm nào cũng vậy, đến Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7), bà Chính Nghĩa - nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968, lại tìm về những địa danh, con đường từng in dấu chân của bà và đồng đội đã chiến đấu để giành lấy hòa bình cho Tổ quốc.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Gia Lai: Bảo vệ rừng cây Kơ nia cổ thụ độc nhất vô nhị ở đồng bằng

Gia Lai: Bảo vệ rừng cây Kơ nia cổ thụ độc nhất vô nhị ở đồng bằng

Trang địa phương - T.Nhân - 1 giờ trước
Tại thôn Hoà Mỹ, phường Bình Định (Gia Lai), trước đây thuộc xã Nhơn Phúc có một cụm rừng cây Kơ nia, tuổi đời hàng trăm năm, được người dân xem như “báu vật” và bảo vệ nghiêm ngặt qua nhiều thế hệ. Địa phương cũng đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng Kơ nia này thành rừng cây di sản Việt Nam.
Tái chế pin xe điện và những thách thức phải giải quyết

Tái chế pin xe điện và những thách thức phải giải quyết

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 2 giờ trước
Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, việc tái chế pin xe điện được xem là một thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp phát triển nguồn thu mới.
Đền ơn đáp nghĩa 2025: Quảng Ninh có gì mới?

Đền ơn đáp nghĩa 2025: Quảng Ninh có gì mới?

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Tặng quà tận thôn, bản, chi trả gộp trợ cấp, ưu tiên sửa chữa nhà ở thay vì xây mới... đó là những điểm mới nổi bật trong công tác “Đền ơn đáp nghĩa” năm 2025 tại Quảng Ninh. Các chính sách được thiết kế linh hoạt, thực chất và gần dân hơn.
Lào Cai: Hàng chục hộ dân phải di dời khỏi vùng nguy hiểm

Lào Cai: Hàng chục hộ dân phải di dời khỏi vùng nguy hiểm

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Đêm 26/7, rạng sáng 27/7, trên địa bàn phường Cam Đường, tỉnh Lào Cai xảy ra mưa to, dẫn đến ngập cục bộ tại một số khu vực trên địa bàn.
Đưa nông sản về phố

Đưa nông sản về phố

Sản phẩm - Thị trường - Minh Anh - 3 giờ trước
Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu - VIETNAM OCOPEX 2025 được kỳ vọng không chỉ là nơi quảng bá sản phẩm OCOP chất lượng từ mọi vùng miền, mà còn là bước chuyển mình mạnh mẽ trong hành trình số hóa thương mại nông sản Việt Nam.