Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng bào Khmer rộn ràng chuẩn bị đón Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024

Thuỳ Trân- Ngọc Ánh - 07:33, 22/03/2024

Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm 2024, sẽ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 4 năm 2024. Thời điểm này, còn gần 1 tháng nữa mới đến Tết, nhưng tại các phum sóc vùng đồng bào Khmer ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, không khí Tết cổ truyền đang hiện diện trên từng nếp nhà, sóc ấp.

Chùa Monivongsa Bopharam (phường 1, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) là nơi diễn ra nhiều nghi thức, hoạt động phong phú của đôgnf bào Khmer trong dịp Tết Chôl Chnăm Thmây.
Chùa Monivongsa Bopharam (phường 1, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) là nơi diễn ra nhiều nghi thức, hoạt động phong phú của đồng bào Khmer trong dịp Tết Chôl Chnăm Thmây.

Vào giữa tháng 4 dương lịch hàng năm, đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau lại tất bật chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc mình. Cũng như Tết Nguyên đán, Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, có ý nghĩa mừng năm mới theo lịch cổ truyền của đồng bào, là Tết chịu tuổi. Đây là dịp để giáo dục con cháu về lòng hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ; các thành viên trong gia đình cùng tề tựu, sum họp sau những ngày tháng làm việc, lao động vất vả và động viên nhau tiếp tục cố gắng để ngày càng phát triển hơn.

Theo tiếng Khmer, “Chôl” nghĩa là “Vào” và “Chnăm Thmây” là năm mới. Những ngày Tết Chôl Chnăm Thmây trở thành lễ hội truyền thống của cả cộng đồng các dân tộc trên địa bàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với người Khmer, chùa là nơi để đồng bào thực hiện các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa truyền thống tốt đẹp vào dịp lễ, tết. Công việc thường ngày tạm gác lại, mọi người đều tập trung vào các hoạt động ngày Tết. Vào những ngày trước Tết, nhiều gia đình đồng bào Khmer bắt đầu chuẩn bị để tiễn năm cũ đi qua, đón năm mới đến. Các hoạt động chuẩn bị đón Tết thường là sửa sang, quét dọn, trang trí lại nhà cửa, chuẩn bị thức ăn đầy đủ cho những ngày Tết.

Nghi thức Lễ sớt bát tại chùa Khmer dịp Tết Chôl Chnăm Thmây
Nghi thức Lễ sớt bát tại chùa Khmer dịp Tết Chôl Chnăm Thmây (Ảnh tư liệu)

Như mọi năm, vào thời điểm giáp Tết Chôl Chnăm Thmây, gia đình ông Danh Đô, Người có uy tín ở ấp Khánh Tư, xã Đông Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau bắt đầu dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa, bàn thờ tổ tiên và chuẩn bị một số bánh dân gian, hoa quả và một số loại thức ăn khác để chuẩn bị đón Tết. 

Năm nay, niềm vui đón Tết của gia đình ông được nhân lên nhiều lần khi được đón Tết trong ngôi nhà mới khang trang. Ông Danh Đô cho biết: “Các hoạt động trong những ngày Tết của gia đình tôi được diễn ra tại Salatel. Cũng như thường lệ hàng năm, tôi và các thành viên trong gia đình cùng nhau dọn dẹp, sắp xếp lại nhà cửa để cầu mong mọi việc thuận lợi, tốt đẹp. Năm mới đến, các thành viên trong gia đình chúc nhau nhiều sức khỏe, mọi người có điều kiện sum vầy bên nhau sau những ngày lao động”.

Dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024, chính quyền và các sở, ban, ngành tại các tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống sẽ tổ chức các đoàn đi thăm hỏi, tặng quà các điểm chùa, salatel, ban quản trị, ban hoằng pháp, các vị sư, sãi, achar, hộ nghèo, hộ cận nghèo, cán bộ hưu trí, gia đình chính sách, thương binh, liệt sĩ, người có công, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang là người dân tộc Khmer; các điểm có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống…

Đến ngày 14/4, mọi người sẽ mặc những bộ quần áo đẹp, chuẩn bị mâm cỗ, lễ vật lên chùa để làm lễ rước đại lịch. Các lễ vật mang theo bao gồm: nhang, đèn, hoa quả đến chùa lễ Phật, tụng kinh chúc mừng năm mới; Ngày 15/4 là ngày làm lễ dâng cơm và đắp núi cát. Mỗi gia đình làm cơm dâng cho các vị sư, sãi ở chùa vào buổi sớm và trưa, buổi chiều, tổ chức lễ đắp núi cát để tìm phúc duyên; Ngày 16/4 làm lễ tắm tượng Phật, tắm sư. Tại một số chùa, Salatel, Ban Quản trị, Ban Hoằng pháp cũng tất bật dọn dẹp, trang trí lại để chuẩn bị thực hiện các nghi lễ đón năm mới cho bà con đồng bào Khmer.

 Lễ rước Đại lịch (Maha Sangkran) trong dịp Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây (Hà Nội). Ảnh: TL
Lễ rước Đại lịch (Maha Sangkran) trong dịp Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây (Hà Nội). Ảnh: TL

Ông Hữu Nhơn, ngụ tại ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình cho biết: Do cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, người ta bận rộn với công việc, lao động sản xuất, một số hoạt động văn hóa của đồng bào Khmer ngày một đơn giản. Các nghi thức, nghi lễ đón năm mới của ngày Tết Chôl Chnăm Thmây sẽ là dịp tốt để tái hiện và lưu giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình cho thế hệ trẻ. 

"Tại gia đình tôi, những ngày gần Tết hàng năm, con cháu đều tập trung lại cùng gói bánh tét, dọn dẹp, trang trí lại nhà cửa. Vào các ngày Tết chính sẽ chuẩn bị mâm cơm mang lên Chùa cúng và nhờ sư tụng kinh, đón các nàng tiên và thực hiện nghi thức chịu tuổi, cầu mong mọi điều tốt đẹp trong năm mới”, ông Hữu Nhơn cho hay.

Có thể nói, Tết Chôl Chnăm Thmây không chỉ thể hiện quan niệm của người Khmer về chu kỳ vận chuyển của năm, mà còn nhằm giáo dục con người về tấm lòng hiếu thảo, đoàn kết gắn bó thắt chặt tình đoàn kết thương yêu nhau trong phum sóc. Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ nhau chia phúc, chúc mừng, thăm hỏi, bàn bạc, trao đổi kinh nghiệp chuyện tương lai. 

Ông Danh Đô, người có uy tín ở ấp Khánh Tư, xã Đông Thới, huyện Cái Nước, cùng gia đình đến dâng lễ tại Salatel
Ông Danh Đô, Người có uy tín ở ấp Khánh Tư, xã Đông Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau cùng gia đình đến dâng lễ tại Salatel (Ảnh tư liệu)

Những ngày Tết Chôl Chnăm Thmây tạo thêm sự gắn bó, đoàn kết giữa 3 dân tộc, Kinh, Khmer, Hoa, gắn kết tình làng nghĩa xóm, tinh thần đoàn kết cộng đồng. Bên cạnh đó, Tết Chôl Chnăm Thmây, còn là dịp để đồng bào Khmer gửi gắm ước mơ hạnh phúc, ý thức hướng thiện và lòng báo ân với tổ tiên, ông bà, cha mẹ của mình trong năm.

Để tổ chức Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024 diễn ra thành công tốt đẹp, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành: Trà Vinh, Cà Mau, Cần Thơ… đã ban hành công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Khmer đón Tết trong không khí vui tươi, đầm ấm, an toàn và tiết kiệm, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer; bảo đảm an ninh, trật tự  trong những ngày đồng bào vui đón Tết.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Là ngôi tháp cuối cùng của người Chăm được xây dựng bằng chất liệu gạch nung còn bảo tồn nguyên vẹn, đền tháp Po Ramê không chỉ là di sản kiến trúc độc đáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng Chăm. Việc bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa và phục dựng các lễ hội truyền thống tại đây đang được triển khai gắn với phát triển du lịch theo Dự án 6 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021–2030.
Tin nổi bật trang chủ
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 15 phút trước
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 39 phút trước
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 51 phút trước
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 3 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Sáng ngày 17/5, tại Trưởng Phổ thông DTNT Trung học cơ sở và THPT huyện Bảo Thắng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo một số bộ, ban ngành, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khu vực Tây Bắc, đại diện UNICEF tại Việt Nam cùng đông đảo các em học sinh các trường học trên địa bàn.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 6 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.