Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chăm lo để đồng bào Khmer luôn có những cái Tết Chôl Chnăm Thmây đầy đủ, ấm áp

N.Tâm - 23:33, 16/04/2023

Thêm một cái Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer nữa lại về. Hòa trong không khí phấn khởi đón tết của đồng bào ở nhiều địa phương, tại Sóc Trăng - tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước đã và tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần cho ngày Tết của đồng bào thêm rộn ràng và sung túc.

Đồng bào Khmer phường 2, Thị xã Vĩnh Châu tất bật thu hoạch củ cải kịp tết
Đồng bào Khmer phường 2, thị xã Vĩnh Châu tất bật thu hoạch củ cải kịp đón Tết truyền thống

Vẹn toàn chính sách

Hàng năm cứ đến trung tuần tháng Tư dương lịch, đồng bào dân tộc Khmer nô nức đón mừng tết truyền thống Chôl Chnăm Thmây. Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Khmer, thời kỳ kết thúc mùa nắng chuẩn bị bước sang mùa mưa, là thời điểm trời đất giao hòa, muôn cây xanh tốt, đâm chồi nảy lộc, là sự khởi đầu cho một năm mới, gọi là Chôl Chnăm Thmây (vào năm mới).

Tết Chôl Chnăm Thmây còn gọi là tết “chịu tuổi”. Năm nay, Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra từ ngày 14 - 16/4/2023 Dương lịch, 2.567 năm Phật lịch. Những ngày này, dân tộc Khmer cả nước nói chung, đều tiến hành lễ vào năm mới của dân tộc mình. Tại Sóc Trăng, để góp phần cho ngày Tết của đồng bào Khmer trên địa bàn đón tết thêm phần rộn ràng, đầm ấm và đầy đủ, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động như: họp mặt truyền thống, thăm hỏi, tặng quà và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống.

Ông Lý RoTha - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Thời gian qua, tỉnh luôn xác định, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS là nhiệm vụ trọng tâm. Do đó, từ nhiều nguồn lực chính sách dân tộc đầu tư, hỗ trợ, tình hình kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. 


Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các chùa Khmer luôn được quan tâm trùng tu, tôn tạo
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các chùa Khmer luôn được quan tâm trùng tu, tôn tạo

 Theo đó, đến nay, diện mạo vùng đồng bào dân tộc Khmer có nhiều đổi mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư theo hướng đồng bộ, bảo đảm phục vụ tốt hơn cho các hoạt động kinh tế - xã hội; phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp, mang lại đời sống ấm no cho người dân và bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc Khmer không ngừng phát triển, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Nhờ các chương trình, dự án chính sách dân tộc, hiện toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm; 100% xã, phường, thị trấn và 100% ấp, khóm có điện lưới quốc gia phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh của người dân; 100% xã, phường, thị trấn được phủ sóng phát thanh - truyền hình, bảo đảm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân; tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh có phương tiện nghe, nhìn đạt bình quân 98%; tỷ lệ hộ đồng bào DTTS sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 99,65%. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS giảm trên 3% so với năm 2021.

Bên cạnh đó, hằng năm tỉnh đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn liên quan đến vùng đồng bào Khmer, như Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch của đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII tại tỉnh Sóc Trăng, Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng...

Trọn vẹn niềm vui

Chứng kiến sự thay da đổi thịt vùng đồng bào Khmer, ông Lâm Quy - cán bộ hưu trí tỉnh Sóc Trăng nhìn nhận: "Từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tỉnh Sóc Trăng mà hầu hết địa phương có đồng bào DTTS sinh sống đều phát triển về mọi mặt; các phum sóc đều xây dựng NTM, trong đó có nhiều xã được công nhận là xã NTM nâng cao; đời sống các hộ đồng bào ngày càng cải thiện, nên chúng tôi rất phấn khởi. Tết này tôi càng vui hơn khi được lãnh đạo tỉnh mời dự họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây, buổi họp mặt được tổ chức trang trọng, nhưng ấm áp”.

Ông Lâm Văn Mẫn - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ trao quà và ân cần thăm hỏi các vị sư trong Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh nhân dịp đón Tết Cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2023
Ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ trao quà và ân cần thăm hỏi các vị sư trong Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh nhân dịp đón Tết Cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2023

Phấn khởi trước sự thay đổi về diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào đang ngày càng được nâng lên, Thượng tọa Lý Đức - Đại biểu Quốc hội, Phó Hội trưởng Thường trực Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng đánh giá: Sau thời gian bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, kinh tế của tỉnh đang phục hồi rất nhanh. Cụ thể năm 2022 tăng trưởng đạt 7,71% (cao nhất từ năm 2011 đến nay),

Thượng tọa cho biết, hiện nay tỉnh đang triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, các vị sư sãi và đồng bào Phật tử rất phấn khởi. Từ nguồn vốn hỗ trợ của chính quyền, đóng góp của Phật tử và mạnh thường quân, nhiều chùa chiền đã được trùng tu lại khang trang hơn, phum sóc đã được thay đổi về mọi mặt, làm cho cuộc sống của đồng bào, sư sãi Khmer từng bước được nâng lên rõ rệt, con em đồng bào đến trường đúng độ tuổi. 

Ngoài ra, việc bảo tồn văn hóa, lễ hội của đồng bào được lãnh đạo các cấp quan tâm tổ chức, tạo không khí vui tươi, phấn khởi về tinh thần. Từ đó, đồng bào tích cực tăng gia sản xuất nên ngày càng xuất hiện nhiều gương điển hình trong các lĩnh vực... 

Ông Trần Văn Lâu - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh trao quà mừng Tết cổ truyền đồng bào Khmer năm 2023, đến Thượng toạ Lý Đức - Đại biểu Quốc hội
Ông Trần Văn Lâu - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao quà mừng Tết cổ truyền đồng bào Khmer năm 2023, đến Thượng tọa Lý Đức - Đại biểu Quốc hội

"Đặc biệt, nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng đến đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer, đây là niềm vinh dự cho đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ nói chung và cho đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng nói riêng", Thượng tọa Lý Đức nói.

Tại buổi họp mặt chúc mừng đồng bào Khmer đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2023, vừa diễn ra mới đây, bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng cũng đã thông tin, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể phối hợp triển khai đồng bộ, quyết liệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung và vùng đồng bào DTTS nói riêng. Đặc biệt, việc lồng ghép thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, đã tạo được sự chuyển biến khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực trong vùng đồng bào DTTS. 

Bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh (người thứ 2 bên phải) đến thăm hỏi, tặng quà cán bộ hưu trí là người dân tộc Khmer
Bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh (người thứ 2 bên phải) đến thăm hỏi, tặng quà cán bộ hưu trí là người dân tộc Khmer

Theo bà Hồ Thị Cẩm Đào, nhân dịp đồng bào Khmer đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2023, tỉnh  tổ chức nhiều đoàn đến thăm, tặng quà đến các chùa Khmer trên địa bàn, thăm Hội Đoàn kết Sư sãi, Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình có công với cách mạng, cán bộ hưu trí là người Khmer; thăm và tặng quà đến Người có uy tín trong vùng đồng bào Khmer. Đặc biệt, chú trọng đến các hộ gia đình dân tộc Khmer nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, bảo đảm đồng bào ai cũng có cái Tết cổ truyền ấm áp, đậm đà bản sắc dân tộc. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ninh: Đánh thức vai trò của những “chủ nhân văn hóa”

Quảng Ninh: Đánh thức vai trò của những “chủ nhân văn hóa”

Đến những bản làng vùng cao Quảng Ninh - nơi tiếng đàn tính ngân vang hòa trong lời then sâu lắng hay những làn điệu soóng cọ mượt mà, chúng ta sẽ bắt gặp những con người lặng thầm góp phần giữ gìn hồn cốt văn hóa dân tộc. Họ không chỉ là nghệ nhân mà còn là những “chủ nhân văn hóa” thực thụ, ngày ngày tiếp lửa cho thế hệ trẻ bằng tình yêu sâu đậm với di sản mà cha ông để lại.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị ở cấp xã, ngày 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 63 tỉnh thành, hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương, phải thay đổi tư duy, xóa bỏ định kiến để tất cả vì sự phát triển chung, đồng thời điều quan trọng nhất của cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy là chuyển đổi trạng thái sang kiến tạo, chủ động phục vụ, giải quyết các công việc, vấn đề của người dân và doanh nghiệp, gần dân, sát dân, bám dân, bám cơ sở.
Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 154/2025/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.
Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Thời sự - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Những năm qua, báo chí luôn đồng hành cùng quá trình triển khai thực hiện các chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, kịp thời tuyên truyền những mô hình hay, cách làm hiệu quả và phát hiện những vấn đề bất cập, phản ánh kịp thời để các cấp chính quyền vào cuộc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào DTTS. Minh chứng tại tỉnh Kon Tum đã cho thấy điều đó.
Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Trần Đình Quang - 1 giờ trước
Hơn 30 năm làm báo, tôi từng đảm nhận nhiều vai trò: phóng viên phát thanh, truyền hình, biên tập viên, quay phim, đạo diễn và phụ trách Phòng Biên tập Phát thanh – Truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi. Dù ở vị trí nào, tôi luôn tâm niệm viết báo không chỉ để thông tin mà còn để đồng hành cùng đồng bào gìn giữ văn hóa truyền thống, phát triển du lịch. Sau khi nghỉ hưu, tôi tiếp tục gắn bó với nghề trong vai trò cộng tác viên Báo Dân tộc và Phát triển, bền bỉ theo đuổi hành trình viết báo vì cộng đồng.
Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn; trong đó có việc đầu tư nước sạch, nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt cho đồng bào vùng cao. Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), sau hơn 4 năm triển khai đã có hàng nghìn hộ dân khu vực nông thôn, vùng DTTS đã được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Xã hội - Hòa Bình - 1 giờ trước
Không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, kỳ nghỉ hè là lúc để các em học sinh khám phá thêm nhiều điều mới lạ, trau rồi thêm các kỹ năng sống. Vì vậy, các cấp, ngành tỉnh Gia Lai tích cực triển khai nhiều chương trình thiết thực, với quyết tâm mang đến cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em khó khăn, vùng DTTS có môi trường sống an toàn, lành mạnh và công bằng.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Phong trào “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu” do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh triển khai đã góp phần làm đẹp cảnh quan chùa, lan tỏa lối sống từ bi, bác ái và xây dựng nếp sống văn minh. Từ chốn thiền môn, Phật giáo đang đồng hành cùng cộng đồng trong hành trình dựng xây quê hương giàu đẹp, nghĩa tình.
Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Giáo dục - Minh Nhật - 1 giờ trước
Hàng loạt địa phương trên cả nước đã công bố điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026. Đây là kỳ thi quan trọng, đánh dấu năm đầu tiên tuyển sinh theo Chương trình GDPT 2018.
Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 1 giờ trước
Giữa lòng huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định - nơi sinh ra người Anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ có một vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp hiếm có: Hầm Hô. Đây không chỉ là một thắng cảnh nổi bật trên bản đồ du lịch Bình Định mà còn là nơi kết tụ của lịch sử, truyền thuyết và hào khí dân tộc. Từ vẻ đẹp của sông nước đá núi đến những câu chuyện tình yêu, nghĩa khí lẫm liệt của thời Tây Sơn hiển hách, Hầm Hô hiện lên như một sử thi vừa tráng lệ vừa nên thơ.
“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
Phải thú thực rằng, kể từ khi công tác ở Báo Dân tộc và Phát triển, thì tôi mới có nhiều cơ hội và điều kiện để trải nghiệm cảm giác “cắm bản”, “bám bản”. Đó cũng là điều kiện cần để bắt đầu cho một hành trình chuyển tải thông tin về những khó khăn, vất vả, mà còn cả những tiềm năng, thế mạnh, những gương người tốt việc hay của một vùng đất. Nhưng sau bao chuyến ngược ngàn, trong tôi vẫn còn đó những “khoảng lặng” không nói đủ bằng lời.
Gia Lai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Gia Lai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tiếp sức tỉnh Gia Lai giải quyết một số nhu cầu cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh, trong đó có nội dung hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Theo đó, gần 3.000 hộ nghèo được hiện thực hoá giấc mơ an cư, là nền tảng để người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.