Trong nội dung thực hiện cuộc Điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS (gọi tắt là cuộc Điều tra) năm 2024, phiếu điều tra hộ DTTS có bộ câu hỏi nhằm xác định động lực tạo thu nhập của từng gia đình. Những thông tin thu thập được sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, chính quyền các địa phương có giải pháp hỗ trợ phù hợp, là “chìa khóa” để giảm nghèo bền vững bằng động lực của từng thành viên trong mỗi hộ gia đình DTTS.
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từng bước thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi.
Để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến người dân vùng DTTS đạt hiệu quả, những năm qua, huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã nỗ lực đổi mới nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng, thôn làng. Qua đó, từng bước tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật của đồng bào DTTS trên địa bàn.
Điều tra, thu thập thông tin kinh tế-xã hội 53 DTTS năm 2024 (Điều tra 53 DTTS) nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ Đảng, Quốc hội, Chính phủ hoạch định các chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS. Tại Đắk Lắk, cùng với các địa phương trên địa bàn cả nước, cuộc Điều tra triển khai từ 1/7 đến 15/8 đã đạt kết quả toàn diện và khoa học, trong đó cơ quan công tác dân tộc có vai trò quan trọng trong việc phối hợp tổ chức và thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, đảm bảo chất lượng thông tin cuộc Điều tra. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn ông Lê Ngọc Vinh, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk xung quanh vấn đề này.
Từ ngày 1/7 đến 15/8/2024, cùng với các địa phương trên cả nước, TP. Cần Thơ đã tiến hành cuộc Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024.
Thực hiện cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn toàn quốc, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) - một trong các huyện có số lượng phiếu điều tra cần thu thập thông tin lớn nhất, với 2.600 phiếu. Để hoàn thành khối lượng công việc đúng thời gian, chất lượng, Lộc Bình đã chú trọng làm tốt công tác chuẩn bị.
Ngày 26/8, UBND huyện Ea Kar tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc huyện Ea Kar lần thứ I, năm 2024. Tham dự có lãnh đạo huyện, đại diện lãnh đạo các phòng, ban, hội đoàn thể và 14 đội thi.
Chiều 26/8, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Cà Mau lần thứ IV, năm 2024 họp phiên trù bị. Ông Trần Hoàng Nhỏ, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội; bà Quách Kiều Mai, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng Ban Tổ chức Đại hội; ông Nguyễn Thành Niệm, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh điều hành phiên họp trù bị. Tham dự phiên họp trù bị có trên 250 đại biểu chính thức đại diện cho 50.653 người DTTS trên địa bàn tỉnh về dự Đại hội.
“Đồng bào dân tộc Mông ở vùng cao còn khó khăn như chúng tôi rất cần sự quan tâm của Nhà nước để có điều kiện, động lực vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Vì vậy, cán bộ đến thu thập thông tin về đời sống kinh tế của gia đình, chúng tôi đã cung cấp thông tin chính xác cho cán bộ điều tra…”, anhCứ A Su, bản Lao Chải 2, xã Khun Há, huyện Tam Đường (Lai Châu) chia sẻ.
Mặc dù còn nhiều vướng mắc, nhưng sau 4 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) ở Điện Biên, nhiều công trình, dự án đã phát huy hiệu quả tích cực ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần nâng cao đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn.
Thực hiện cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số (Cuộc Điều tra 53 DTTS) năm 2024, tỉnh Yên Bái được Trung ương chọn mẫu điều tra, chọn mẫu phiếu hộ tại 146 xã, phường, thị trấn, với 430 địa bàn; số hộ được lập bảng kê điều tra là 14.882 hộ đồng bào các DTTS.
Được đánh giá là cuộc điều tra có độ khó cao nhất và phức tạp nhất, thậm chí có quy mô xấp xỉ với các cuộc tổng điều tra, tuy nhiên, cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2024 (Cuộc điều tra 53 DTTS) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bắt đầu từ 1/7 đến 15/8 diễn ra khá thuận lợi, đảm bảo tiến độ điều tra và chất lượng thu thập thông tin.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từng bước thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi trên địa bàn huyện.
Với phương châm hướng về cơ sở, các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được các cấp, ngành của tỉnh Bình Định triển khai trong thời gian qua đã bảo đảm quyền được thông tin pháp luật của các tầng lớp Nhân dân; tạo sự chuyển biến tích cực trong việc chủ động, tự tìm hiểu pháp luật, vận dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã phát huy tốt vai trò là lực lượng nòng cốt trên mọi mặt của đời sống xã hội, trở thành cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân. Qua đó, góp phần xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
Hàng trăm điểm sạt lở nguy hiểm, chưa có kinh phí khắc phục, di dời dân… không chỉ là nỗi lo canh cánh của cấp ủy, chính quyền, mà còn là nỗi bất an của hàng ngàn hộ dân khu vực miền núi xứ Nghệ. Lại một mùa mưa bão cận kề, nỗi lo từ nhiều năm trước, hầu như vẫn còn nguyên.
Thực hiện Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024, bắt đầu từ ngày 1/7 đến 15/8 toàn huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) đã tiến hành cuộc điều tra với tổng số hộ là 2.368 hộ, trong đó 11 địa bàn điều tra toàn bộ, 24 địa bàn điều tra 40 hộ, 14 địa bàn điều tra 30 hộ; điều tra phiếu xã 17 phiếu.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 878/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Trong 2 ngày 22 và 23/8, UBND huyện Cư M’gar (Đăk Lăk) tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc huyện Cư M’gar lần thứ I, năm 2024. Trưởng ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Trưởng ban Tổ chức Hội thi tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính dự và chỉ đạo Hội thi. Tham dự còn có đại diện lãnh đạo huyện, các phòng, ban, hội đoàn thể và các đội thi.
Trong 2 ngày 22 và 23/8, Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ XI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã diễn ra với tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Trách nhiệm - Đổi mới - Phát triển”, đồng thời, nêu cao quyết tâm “Nâng cao vai trò nòng cốt chính trị của MTTQ Việt Nam; thực hiện dân chủ; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc góp phần xây dựng tỉnh Gia Lai phát triển nhanh, bền vững, giàu bản sắc”.